VN30 và những ngộ nhận
VN30 đang là chủ đề nóng của giới đầu tư chứng khoán, chủ yếu là với tâm trạng lạc quan và không tránh khỏi một vài ngộ nhận
Danh sách 30 cổ phiếu được đưa vào “rổ” VN30 và 10 cổ phiếu dự phòng vừa được Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) công bố ngày 30/1/2012, và dự kiến sẽ còn cập nhật thêm khoảng một tuần nữa trước khi áp dụng vào ngày 6/2 tới.
Trên các diễn đàn về chứng khoán, thông tin này đang là chủ đề nóng nhất được giới đầu tư bàn luận sôi nổi, chủ yếu là với tâm trạng lạc quan, nhưng không tránh khỏi có một vài ngộ nhận.
Danh sách 30 cổ phiếu chính thức gồm: STB (Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), VIC (Công ty Vincom), SSI (Công ty Chứng khoán Sài Gòn), MSN (Tập đoàn Masan), FPT (Công ty FPT), HAG (Hoàng Anh Gia Lai), KDC (Công ty Kinh Đô), EIB (Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam), DPM (Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí), VNM (Công ty Sữa Việt Nam), REE (Công ty Cơ điện lạnh), OCG (Tập đoàn Đại Dương), IJC (Công ty Phát triển hạ tầng kỹ thuật), VCB (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam), PNJ (Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận), BVH (Tập đoàn Bảo Việt), ITA (Công ty Đầu tư công nghiệp Tân Tạo), HPG (Tập đoàn Hòa Phát), CTG (Ngân hàng Công thương Việt Nam), SJS (Công ty Đầu tư phát triển Đô thị và khu công nghiệp Sông Đà), QCG (Công ty Quốc Cường Gia Lai), PVF (Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam), PVD (Tổng công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí), CII (Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM), SBT (Công ty Bourbon Tây Ninh), VSH (Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh), KDH (Công ty Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền), DIG (Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng), HVG (Công ty Hùng Vương), GMD (Công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển).
10 cổ phiếu dự phòng gồm: KBC (Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc), PPC (Công ty Nhiệt điện Phả Lại), NTL (Công ty Phát triển đô thị Từ Liêm), DHG (Công ty Dược Hậu Giang), HCM (Công ty Chứng khoán Tp.HCM), VCF (Công ty Vinacafe Biên Hòa), PVT (Tổng công ty Vận tải Dầu khí), PDR (Công ty Phát triển bất động sản Phát Đạt), BCI (Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh), DPR (Công ty Cao su Đồng Phú).
Một số người cho rằng: VN30 bao gồm toàn “hàng xịn” được lọc ra trong 302 cổ phiếu đang niêm yết tại HOSE. Trên thực tế không hẳn vậy, bởi VN30 bao gồm các “đại gia” (về mặt giá trị thị trường của vốn cổ phần), chứ “to” chưa chắc tốt.
Có những cổ phiếu doanh nghiệp không cần chờ xem báo cáo tài chính quý 4/2011 cũng biết tốt như: VCB, DPM, MSN, FPT..., nhưng cũng có những công ty nợ ngập đầu, hoặc đang lao đao vì hàng tồn kho... Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy mã DHG thuộc loại “xịn” nhất nhì sàn HOSE, nhưng cũng mới chỉ là cổ phiếu dự bị.
Sự xuất hiện của VN30 liệu sẽ triệt tiêu được sự thao túng của vài mã lớn vốn đang bóp méo VN-Index như MSN, VIC, VNM hay BVH? Nếu xét theo công thức tính VN30 thì có thể thấy được những mã đó buộc phải giảm tỷ trọng xuống dưới 10, nhưng nếu cả 4 cổ phiếu trên vẫn “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” thì cũng chả dám chắc là VN30 có bị bóp méo nữa không. Phải chờ thời gian trả lời.
Một nhận định khác cũng khá bất ngờ khi cho rằng VN30 là danh mục chuẩn cho nhà đầu tư "bắt chước" theo. Điều này sẽ khó bởi nhà đầu tư cá nhân thì chắc không ham mua cả 30 mã, kiểu gì cũng quá nhiều, quản không xuể. Còn nhà đầu tư tổ chức thì cũng còn tùy vào mục đích đầu tư, vào “room” (nếu là nước ngoài) và cả vào thanh khoản (nếu là quỹ mở).
Tuy nhiên, một thực tế có thể chắc chắn hơn là tới đây nhà đầu tư sẽ coi trọng VN30 hơn VN-Index “cũ kỹ”, dù VN-Index vẫn được sử dụng và có vai trò lịch sử nhất định. Tiếc rằng, cùng với công bố VN30 thì chưa thấy cơ quan quản lý đề cập đến việc điều chỉnh cách tính VN-Index để có thể song hành cùng VN30.
Thực tế, thì hệ thống tính toán chỉ số VN-Index là hoàn toàn tự động và nằm chung trong phần mềm hệ thống giao dịch do Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan hỗ trợ Việt Nam, đây là phần mềm hệ thống thuộc bản quyền nhà cung cấp phần mềm chuyên nghiệp của Mỹ. Chỉ có điều khác biệt là khi tính toán quyền số thì do đặc thù của Việt Nam số lượng cổ phiếu đang lưu hành và số lượng cổ phiếu được chuyển nhượng không đồng nhất nên dẫn đến sự sai lệch khá lớn.
Với quốc tế, toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu có thể chuyển nhượng được gần như là một, nghĩa là số cổ phiếu đăng ký gần như được chuyển nhượng hoàn toàn nên với cách tính chỉ số như VN-Index hiện nay thì diễn biến thị trường được phản ánh hoàn toàn chính xác. Nhưng với đặc thù của Việt Nam, do có nhiều doanh nghiệp cổ phần hiện nay là do chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước nên có câu chuyện như VCB (tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của Nhà nước lớn), số cổ phiếu được phép chuyển nhượng tự do rất ít, nên đã làm cho quyền số thay đổi và làm cho độ chính xác của chỉ số VN-Index bị lệch.
Theo các chuyên gia, điểm mấu chốt cần phải thay đổi khi tính lại chỉ số chứng khoán là xem xét lại phương pháp tính quyền số trong rổ tính chỉ số VN-Index theo thực tế của Việt Nam, tức là quyền số chỉ nên tính toán trên số cổ phiếu chuyển nhượng được, để phản ánh chính xác diễn biến của thị trường.
Sau VN30, các nhà đầu tư cũng kỳ vọng sẽ có thêm HNX30, HOSE sẽ sớm cho phép thực hiện giao dịch chỉ số... Tuy nhiên, những kỳ vọng đó mới chỉ dừng ở ý tưởng trên giấy nên trong tương lai gần vẫn chưa thể mong gì hơn ngoài sự thay đổi mang tên: VN30.
Trên các diễn đàn về chứng khoán, thông tin này đang là chủ đề nóng nhất được giới đầu tư bàn luận sôi nổi, chủ yếu là với tâm trạng lạc quan, nhưng không tránh khỏi có một vài ngộ nhận.
Danh sách 30 cổ phiếu chính thức gồm: STB (Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), VIC (Công ty Vincom), SSI (Công ty Chứng khoán Sài Gòn), MSN (Tập đoàn Masan), FPT (Công ty FPT), HAG (Hoàng Anh Gia Lai), KDC (Công ty Kinh Đô), EIB (Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam), DPM (Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí), VNM (Công ty Sữa Việt Nam), REE (Công ty Cơ điện lạnh), OCG (Tập đoàn Đại Dương), IJC (Công ty Phát triển hạ tầng kỹ thuật), VCB (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam), PNJ (Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận), BVH (Tập đoàn Bảo Việt), ITA (Công ty Đầu tư công nghiệp Tân Tạo), HPG (Tập đoàn Hòa Phát), CTG (Ngân hàng Công thương Việt Nam), SJS (Công ty Đầu tư phát triển Đô thị và khu công nghiệp Sông Đà), QCG (Công ty Quốc Cường Gia Lai), PVF (Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam), PVD (Tổng công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí), CII (Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM), SBT (Công ty Bourbon Tây Ninh), VSH (Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh), KDH (Công ty Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền), DIG (Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng), HVG (Công ty Hùng Vương), GMD (Công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển).
10 cổ phiếu dự phòng gồm: KBC (Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc), PPC (Công ty Nhiệt điện Phả Lại), NTL (Công ty Phát triển đô thị Từ Liêm), DHG (Công ty Dược Hậu Giang), HCM (Công ty Chứng khoán Tp.HCM), VCF (Công ty Vinacafe Biên Hòa), PVT (Tổng công ty Vận tải Dầu khí), PDR (Công ty Phát triển bất động sản Phát Đạt), BCI (Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh), DPR (Công ty Cao su Đồng Phú).
Một số người cho rằng: VN30 bao gồm toàn “hàng xịn” được lọc ra trong 302 cổ phiếu đang niêm yết tại HOSE. Trên thực tế không hẳn vậy, bởi VN30 bao gồm các “đại gia” (về mặt giá trị thị trường của vốn cổ phần), chứ “to” chưa chắc tốt.
Có những cổ phiếu doanh nghiệp không cần chờ xem báo cáo tài chính quý 4/2011 cũng biết tốt như: VCB, DPM, MSN, FPT..., nhưng cũng có những công ty nợ ngập đầu, hoặc đang lao đao vì hàng tồn kho... Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy mã DHG thuộc loại “xịn” nhất nhì sàn HOSE, nhưng cũng mới chỉ là cổ phiếu dự bị.
Sự xuất hiện của VN30 liệu sẽ triệt tiêu được sự thao túng của vài mã lớn vốn đang bóp méo VN-Index như MSN, VIC, VNM hay BVH? Nếu xét theo công thức tính VN30 thì có thể thấy được những mã đó buộc phải giảm tỷ trọng xuống dưới 10, nhưng nếu cả 4 cổ phiếu trên vẫn “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” thì cũng chả dám chắc là VN30 có bị bóp méo nữa không. Phải chờ thời gian trả lời.
Một nhận định khác cũng khá bất ngờ khi cho rằng VN30 là danh mục chuẩn cho nhà đầu tư "bắt chước" theo. Điều này sẽ khó bởi nhà đầu tư cá nhân thì chắc không ham mua cả 30 mã, kiểu gì cũng quá nhiều, quản không xuể. Còn nhà đầu tư tổ chức thì cũng còn tùy vào mục đích đầu tư, vào “room” (nếu là nước ngoài) và cả vào thanh khoản (nếu là quỹ mở).
Tuy nhiên, một thực tế có thể chắc chắn hơn là tới đây nhà đầu tư sẽ coi trọng VN30 hơn VN-Index “cũ kỹ”, dù VN-Index vẫn được sử dụng và có vai trò lịch sử nhất định. Tiếc rằng, cùng với công bố VN30 thì chưa thấy cơ quan quản lý đề cập đến việc điều chỉnh cách tính VN-Index để có thể song hành cùng VN30.
Thực tế, thì hệ thống tính toán chỉ số VN-Index là hoàn toàn tự động và nằm chung trong phần mềm hệ thống giao dịch do Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan hỗ trợ Việt Nam, đây là phần mềm hệ thống thuộc bản quyền nhà cung cấp phần mềm chuyên nghiệp của Mỹ. Chỉ có điều khác biệt là khi tính toán quyền số thì do đặc thù của Việt Nam số lượng cổ phiếu đang lưu hành và số lượng cổ phiếu được chuyển nhượng không đồng nhất nên dẫn đến sự sai lệch khá lớn.
Với quốc tế, toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu có thể chuyển nhượng được gần như là một, nghĩa là số cổ phiếu đăng ký gần như được chuyển nhượng hoàn toàn nên với cách tính chỉ số như VN-Index hiện nay thì diễn biến thị trường được phản ánh hoàn toàn chính xác. Nhưng với đặc thù của Việt Nam, do có nhiều doanh nghiệp cổ phần hiện nay là do chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước nên có câu chuyện như VCB (tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của Nhà nước lớn), số cổ phiếu được phép chuyển nhượng tự do rất ít, nên đã làm cho quyền số thay đổi và làm cho độ chính xác của chỉ số VN-Index bị lệch.
Theo các chuyên gia, điểm mấu chốt cần phải thay đổi khi tính lại chỉ số chứng khoán là xem xét lại phương pháp tính quyền số trong rổ tính chỉ số VN-Index theo thực tế của Việt Nam, tức là quyền số chỉ nên tính toán trên số cổ phiếu chuyển nhượng được, để phản ánh chính xác diễn biến của thị trường.
Sau VN30, các nhà đầu tư cũng kỳ vọng sẽ có thêm HNX30, HOSE sẽ sớm cho phép thực hiện giao dịch chỉ số... Tuy nhiên, những kỳ vọng đó mới chỉ dừng ở ý tưởng trên giấy nên trong tương lai gần vẫn chưa thể mong gì hơn ngoài sự thay đổi mang tên: VN30.