Xác định xuất nhập khẩu tiếp tục đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022 phê duyệt “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030” với mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững...
Bối cảnh thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức khi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng. Trong nước, nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn đã được triển khai như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp...
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2023 xuất hiện một số điểm sáng đáng ghi nhận. Sản xuất công nghiệp tháng 7 khởi sắc, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 3,9% so với tháng 6 và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2022. Cả nước có 13.700 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái... Tuy vậy, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi kinh tế toàn cầu suy giảm và thắt chặt chi tiêu tại nhiều nước khiến nhu cầu thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm...
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội XIII) đã đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Sau hai năm rưỡi của chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, vẫn còn những khoảng cách giữa thực hiện với các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đòi hỏi nửa cuối nhiệm kỳ cần tập trung vào các giải pháp rút ngắn những khoảng cách, tiến tới đạt các mục tiêu đặt ra...