Vốn ngoại quốc chảy mạnh vào Lào
Việc liệu các nhà đầu tư có đi quá nhanh ở Lào hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp
Nhìn bề ngoài, Lào chưa phải là một miền đất hứa dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Quốc gia Đông Nam Á nằm kẹt trong nội địa với chỉ 6,5 triệu dân này là một thị trường nhỏ bé. Thậm chí, một số nhà đầu tư nước ngoài cho biết, họ đã mất tiền khi các vụ làm ăn ở Lào thất bại.
Tuy nhiên, báo Wall Street Journal cho biết, vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang chảy mạnh vào Lào. Trong hai năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Lào đã tăng hơn 40% mỗi năm, chủ yếu từ các nước láng giềng đầu tư vào các dự án tài nguyên thiên nhiên và thủy lợi. Các công ty Trung Quốc thì đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Lào, trong khi các công ty Âu-Mỹ như hãng nước ngọt Coca-Cola của Mỹ và nhà sản xuất mắt kính Essilor International của Pháp cũng đang đặt chân vào thị trường này.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Lào có mức thâm hụt thương mại 1,3 tỷ USD trong năm 2012. Mức thâm hụt này chủ yếu xuất phát từ hàng nhập khẩu liên quan tới các dự án đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như xăng dầu, xe cộ, vật liệu xây dựng…
Nền kinh tế Lào còn nhỏ bé so với các nước láng giềng gồm Thái Lan, Việt Nam và Myanmar. Vốn FDI vào nước này mới chỉ vượt mốc 1 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, Lào hy vọng sẽ thu hút 8 tỷ USD vốn đầu tư trong thời gian từ 2011-2015, chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8%/năm. Ở một nền kinh tế quy mô 9 tỷ USD như Lào, vốn nước ngoài là một phần quan trọng trong kế hoạch của Chính phủ nhằm phát triển các ngành công nghiệp còn non trẻ, đưa nước này thoát khỏi địa vị là một trong 48 nền kinh tế kém phát triển nhất trên thế giới.
“Lào có thể không hấp dẫn như Việt Nam hay Thái Lan, nhưng nền kinh tế này đang tăng trưởng và đem đến doanh thu đều đặn”, ông Chris Manley, Giám đốc RMA Laos, công ty Mỹ lớn nhất hiện đang hoạt động ở nước này, nói. RMA Laos là nhà phân phối các loại xe Ford, Land Rover, máy kéo, xe tải nặng và thiết bị hiệu John Deere. Tại Lào, hiện công ty này đang xây dựng thêm nhiều phòng trưng bày và mở rộng các showroom đã có để đáp ứng nhu cầu xe hơi đang tăng trưởng mạnh ở Vientiane và các thành phố có quy mô nhỏ hơn.
Một phần sức hút của Lào đối với các công ty nước ngoài là họ muốn xây dựng một chỗ đứng ở thị trường Đông Nam Á, nơi các quốc gia sẽ trở thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Khối này sẽ chiếm khoảng 10% dân số thế giới và có tổng GDP ở mức hơn 2 nghìn tỷ USD.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Coca-Cola công bố kế hoạch nhà máy đóng chai đầu tiên tại Lào. Coca-Cola cho rằng, việc Lào chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nước này bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu sẽ đem đến các cơ hội tăng trưởng.
Cũng trong tháng 11/2012, ngân hàng Malayan Banking của Malaysia đã mở chi nhánh đầu tiên tại Lào, đặt ở Vientiane. Nhà sản xuất mắt kính Essilor của Pháp dự kiến sẽ xây một nhà máy ở Savanakhet trong năm nay.
Công ty China CAMC Engineering của Trung Quốc hiện đang xây dựng một trung tâm hội nghị mới ở Vientiane, dự kiến hoàn thành vào tháng 11 năm nay. Nhà thầu này cũng đang triển khai kế hoạch trị giá 600 triệu USD nhằm cải tạo đường nước của thủ đô Lào trong vòng 5-6 năm tới. Là một công ty quốc doanh của Trung Quốc, CAMC Engineering đã giành được nhiều dự án xây dựng quan trọng ở Lào, quốc gia chỉ có vài tòa nhà cao hơn 5 tầng.
Tháng trước tại Vientiane, công ty phát triển các trung tâm mua sắm Shanghai Wanfeng Group của Trung Quốc đã động thổ một dự án bất động sản thương mại và nhà ở trị giá 1,6 tỷ USD. Công ty Giant Consolidated của Malaysia mới đây đã ký một hợp đồng cấp vốn trị giá 5 tỷ USD cho một tuyến đường sắt nối giữa Việt Nam với khu vực phía Nam của Lào.
Việc liệu các nhà đầu tư có đi quá nhanh ở Lào hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo rằng, luật thương mại còn chưa được kiểm chứng ở Lào. Trong một báo cáo mới đây, công ty đánh giá rủi ro Maplecroft cho rằng, “các quy định luật pháp còn yếu và sự can thiệp thường xuyên của Chính phủ” sẽ tiếp tục đặt các nhà đầu tư nước ngoài vào thế rủi ro ở Lào.
Trên thực tế, đã có một số vụ đầu tư nước ngoài ở Lào thất bại trong những năm gần đây.
Công ty quản lý sòng bạc Sanum Investmens có trụ sở ở Macau cho biết, một số tài sản của họ đã bị nhà chức trách Lào bắt giữ trong vụ tranh chấp với một đối tác địa phương và những tranh cãi liên quan tới số tiền thuế và phí khoảng 23 triệu USD. Sanum cho biết, họ đã đầu tư hơn 85 triệu USD vào Lào và đang đưa vụ việc ra trọng tài quốc tế.
Ông Francis Chagnaud, một nhà đầu tư người Pháp đã hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp ở Lào 2 thập niên, bị yêu cầu phải chuyển nhà máy Agroforex ở Vientiane giữa chừng hợp đồng dài hạn sau khi nhà chức trách Lào từ chối gia hạn cho thuê đất. Theo ông Chagnaud, nhà chức trách Lào hầu như chẳng làm gì để giải quyết vấn đề, và ông buộc phải chuyển đi sau khi phát hiện thấy phần mái của nhà máy bị dỡ chỉ sau một đêm.
Nhưng ông Chagnaud nói rằng, vụ việc không làm ông trở nên bi quan ở Lào, và rằng, vấn đề mà ông gặp phải là bình thường ở một quốc gia đang phát triển. “Ở Lào, mức độ cạnh tranh thương mại có thể thấp hơn, nhưng luật pháp còn chưa phát triển. Các nhà đầu tư nên chuẩn bị kỹ càng cho điều đó”, ông nói.
Trong khi đó, theo ông Oudet Souvannavong, Phó chủ tịch Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào, tình trạng tham nhũng ở nước này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Tham nhũng phổ biến nhất trong các dự án lớn ở Lào, và có lẽ là trở ngại lớn nhất của nước này trong việc thu hút thêm vốn đầu tư, ông Souvannavong nói.
Chính phủ Lào cho biết đang nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm các thủ tục hành chính phiền nhiễu.
“Trước đây, các nhà đầu tư phải đi qua nhiều bộ ban ngành để được cấp phép. Điều đó giờ đã thay đổi. Chúng tôi đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực”, ông Santisouk Phounesavath, một quan chức thuộc Bộ Thương mại Lào, nói.
Quốc gia Đông Nam Á nằm kẹt trong nội địa với chỉ 6,5 triệu dân này là một thị trường nhỏ bé. Thậm chí, một số nhà đầu tư nước ngoài cho biết, họ đã mất tiền khi các vụ làm ăn ở Lào thất bại.
Tuy nhiên, báo Wall Street Journal cho biết, vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang chảy mạnh vào Lào. Trong hai năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Lào đã tăng hơn 40% mỗi năm, chủ yếu từ các nước láng giềng đầu tư vào các dự án tài nguyên thiên nhiên và thủy lợi. Các công ty Trung Quốc thì đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Lào, trong khi các công ty Âu-Mỹ như hãng nước ngọt Coca-Cola của Mỹ và nhà sản xuất mắt kính Essilor International của Pháp cũng đang đặt chân vào thị trường này.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Lào có mức thâm hụt thương mại 1,3 tỷ USD trong năm 2012. Mức thâm hụt này chủ yếu xuất phát từ hàng nhập khẩu liên quan tới các dự án đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như xăng dầu, xe cộ, vật liệu xây dựng…
Nền kinh tế Lào còn nhỏ bé so với các nước láng giềng gồm Thái Lan, Việt Nam và Myanmar. Vốn FDI vào nước này mới chỉ vượt mốc 1 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, Lào hy vọng sẽ thu hút 8 tỷ USD vốn đầu tư trong thời gian từ 2011-2015, chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8%/năm. Ở một nền kinh tế quy mô 9 tỷ USD như Lào, vốn nước ngoài là một phần quan trọng trong kế hoạch của Chính phủ nhằm phát triển các ngành công nghiệp còn non trẻ, đưa nước này thoát khỏi địa vị là một trong 48 nền kinh tế kém phát triển nhất trên thế giới.
“Lào có thể không hấp dẫn như Việt Nam hay Thái Lan, nhưng nền kinh tế này đang tăng trưởng và đem đến doanh thu đều đặn”, ông Chris Manley, Giám đốc RMA Laos, công ty Mỹ lớn nhất hiện đang hoạt động ở nước này, nói. RMA Laos là nhà phân phối các loại xe Ford, Land Rover, máy kéo, xe tải nặng và thiết bị hiệu John Deere. Tại Lào, hiện công ty này đang xây dựng thêm nhiều phòng trưng bày và mở rộng các showroom đã có để đáp ứng nhu cầu xe hơi đang tăng trưởng mạnh ở Vientiane và các thành phố có quy mô nhỏ hơn.
Một phần sức hút của Lào đối với các công ty nước ngoài là họ muốn xây dựng một chỗ đứng ở thị trường Đông Nam Á, nơi các quốc gia sẽ trở thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Khối này sẽ chiếm khoảng 10% dân số thế giới và có tổng GDP ở mức hơn 2 nghìn tỷ USD.
Cuối tháng 11 năm ngoái, Coca-Cola công bố kế hoạch nhà máy đóng chai đầu tiên tại Lào. Coca-Cola cho rằng, việc Lào chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nước này bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu sẽ đem đến các cơ hội tăng trưởng.
Cũng trong tháng 11/2012, ngân hàng Malayan Banking của Malaysia đã mở chi nhánh đầu tiên tại Lào, đặt ở Vientiane. Nhà sản xuất mắt kính Essilor của Pháp dự kiến sẽ xây một nhà máy ở Savanakhet trong năm nay.
Công ty China CAMC Engineering của Trung Quốc hiện đang xây dựng một trung tâm hội nghị mới ở Vientiane, dự kiến hoàn thành vào tháng 11 năm nay. Nhà thầu này cũng đang triển khai kế hoạch trị giá 600 triệu USD nhằm cải tạo đường nước của thủ đô Lào trong vòng 5-6 năm tới. Là một công ty quốc doanh của Trung Quốc, CAMC Engineering đã giành được nhiều dự án xây dựng quan trọng ở Lào, quốc gia chỉ có vài tòa nhà cao hơn 5 tầng.
Tháng trước tại Vientiane, công ty phát triển các trung tâm mua sắm Shanghai Wanfeng Group của Trung Quốc đã động thổ một dự án bất động sản thương mại và nhà ở trị giá 1,6 tỷ USD. Công ty Giant Consolidated của Malaysia mới đây đã ký một hợp đồng cấp vốn trị giá 5 tỷ USD cho một tuyến đường sắt nối giữa Việt Nam với khu vực phía Nam của Lào.
Việc liệu các nhà đầu tư có đi quá nhanh ở Lào hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo rằng, luật thương mại còn chưa được kiểm chứng ở Lào. Trong một báo cáo mới đây, công ty đánh giá rủi ro Maplecroft cho rằng, “các quy định luật pháp còn yếu và sự can thiệp thường xuyên của Chính phủ” sẽ tiếp tục đặt các nhà đầu tư nước ngoài vào thế rủi ro ở Lào.
Trên thực tế, đã có một số vụ đầu tư nước ngoài ở Lào thất bại trong những năm gần đây.
Công ty quản lý sòng bạc Sanum Investmens có trụ sở ở Macau cho biết, một số tài sản của họ đã bị nhà chức trách Lào bắt giữ trong vụ tranh chấp với một đối tác địa phương và những tranh cãi liên quan tới số tiền thuế và phí khoảng 23 triệu USD. Sanum cho biết, họ đã đầu tư hơn 85 triệu USD vào Lào và đang đưa vụ việc ra trọng tài quốc tế.
Ông Francis Chagnaud, một nhà đầu tư người Pháp đã hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp ở Lào 2 thập niên, bị yêu cầu phải chuyển nhà máy Agroforex ở Vientiane giữa chừng hợp đồng dài hạn sau khi nhà chức trách Lào từ chối gia hạn cho thuê đất. Theo ông Chagnaud, nhà chức trách Lào hầu như chẳng làm gì để giải quyết vấn đề, và ông buộc phải chuyển đi sau khi phát hiện thấy phần mái của nhà máy bị dỡ chỉ sau một đêm.
Nhưng ông Chagnaud nói rằng, vụ việc không làm ông trở nên bi quan ở Lào, và rằng, vấn đề mà ông gặp phải là bình thường ở một quốc gia đang phát triển. “Ở Lào, mức độ cạnh tranh thương mại có thể thấp hơn, nhưng luật pháp còn chưa phát triển. Các nhà đầu tư nên chuẩn bị kỹ càng cho điều đó”, ông nói.
Trong khi đó, theo ông Oudet Souvannavong, Phó chủ tịch Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào, tình trạng tham nhũng ở nước này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Tham nhũng phổ biến nhất trong các dự án lớn ở Lào, và có lẽ là trở ngại lớn nhất của nước này trong việc thu hút thêm vốn đầu tư, ông Souvannavong nói.
Chính phủ Lào cho biết đang nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm các thủ tục hành chính phiền nhiễu.
“Trước đây, các nhà đầu tư phải đi qua nhiều bộ ban ngành để được cấp phép. Điều đó giờ đã thay đổi. Chúng tôi đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực”, ông Santisouk Phounesavath, một quan chức thuộc Bộ Thương mại Lào, nói.