Vụ Nông trường Sông Hậu: “Sẽ tiếp tục xem xét”
Vụ án Nông trường Sông Hậu sẽ được tiếp tục xem xét để phán quyết đúng người, đúng tội
Vụ án Nông trường Sông Hậu sẽ được tiếp tục xem xét để phán quyết đúng người, đúng tội.
Đó là khẳng định của ông Vũ Tiến Chiến, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Về phòng chống tham nhũng, khi trao đổi với báo chí xung quanh những phản hồi của dư luận về vụ án liên quan đến bà Trần Ngọc Sương, cựu Giám đốc Nông trường Sông Hậu.
Ông Chiến nói:
- Đây là vụ án được đông đảo dư luận quan tâm nên Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Về phòng chống tham nhũng, các thành viên của ban chỉ đạo như Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao... đều đã có ý kiến. Chắc chắn, trước yêu cầu chung của dư luận, các cơ quan chức năng Trung ương sẽ xem xét.
Chúng ta phải hiểu rằng, đặc thù của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng thì đối tượng tham nhũng luôn là những người có chức vụ, quyền hạn.
Chính vì vậy, với quá trình cống hiến và công lao của họ, chúng ta phải xem xét, cân nhắc kỹ giữa công và tội. Tuy nhiên, nếu có sai phạm, thì vẫn phải xử lý theo những quy định nghiêm minh của pháp luật.
Không ai dám “chỉ đạo”
Vậy cụ thể, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã "vào cuộc" với vụ án này như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi luôn nhắc nhở cơ quan điều tra, địa phương làm thế nào tập trung xử lý, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm các quy định của pháp luật. Khi có những vấn đề nổi lên, thì các thành viên ban chỉ đạo, theo trách nhiệm của mình, sẽ xem xét các vụ việc.
Vụ án Nông trường Sông Hậu chắc chắn sẽ được chúng tôi tiếp tục xem xét, làm rõ. Thủ tướng đã chỉ đạo, trong quá trình xét xử, phải chú ý có cả những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Còn bây giờ, vụ án đã được xử phúc thẩm tức là đã có hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu và những điều kiện sai sót thì có thể tiếp tục xét xử theo trình tự của giám đốc thẩm.
Ông nghĩ sao trước một bộ phận dư luận và báo chí cho rằng, có việc Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo vụ án?
Trong quá trình chỉ đạo, chúng ta có những quy định của pháp luật và các cơ quan chức năng phải tuân thủ pháp luật. Còn việc chỉ đạo hay không, mức độ như thế nào, có bằng văn bản cụ thể hay không thì phải xem xét.
Tôi cho rằng, không ai dám chỉ đạo, bởi ngay cả Ban chỉ đạo Trung ương cũng phải tôn trọng những phán xét của cơ quan chức năng. Muốn xử án những vụ trọng điểm như thế thì các cơ quan cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo đúng tiến độ và đúng pháp luật của vụ án.
Khởi tố hay không là trách nhiệm của cơ quan điều tra, bởi có thể oan sai thì họ phải chịu trách nhiệm. Còn truy tố hay không là việc của viện kiểm sát.
Đây là một vụ án dư luận rất quan tâm, nên càng cần phải xét xử khoa học, khoan hồng nhưng vẫn phải đảm bảo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội nên phải làm kỹ, chắc chắn.
Được biết cũng có ý kiến trong Ban chỉ đạo cũng cho rằng, vụ án Nông trường Sông Hậu đã không nhận được sự đồng thuận của xã hội?
Sau khi xét xử, dư luận phản ứng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã có thư cho ý kiến và tôi cũng đã báo cáo để Trưởng ban Chỉ đạo xem xét, chỉ đạo. Quan điểm của chúng tôi là mọi việc đều phải được công khai.
Tuy nhiên, Bộ Công an cũng đã khẳng định, vụ án đã được xét xử qua nhiều bước, từ công an, viện kiểm sát đến tòa án.
Phải chú ý công lao bà Sương
Quan điểm của cá nhân ông và Ban chỉ đạo như thế nào trước những ý kiến trái chiều về vụ án cũng như việc có đến hơn 100 người xin ở tù thay bà Trần Ngọc Sương?
Ngay tại phiên tòa, đã có nhiều ý kiến khác nhau, người nói nhẹ, người nói nặng. Nhưng “cái cân” của pháp luật phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật.
Bản án đã xử phúc thẩm rồi thì phải tuân theo, nhưng nếu có dấu hiệu gì đó thì có thể tiếp tục giám đốc thẩm hoặc Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ giám sát để khẳng định tính đúng đắn của vụ án.
Riêng tôi qua theo dõi quá trình vụ án, tôi đánh giá rất cao công lao, cống hiến của bà Sương. Trong vụ việc này, địa phương phải hết sức cân nhắc công lao của bà.
Còn quan điểm của Ban chỉ đạo là các cơ quan chức năng phải tiếp tục xem xét để đưa ra kết luận rõ ràng. Ngay cả việc hơn 100 người xin đi tù thay bà Sương, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu thêm, vì có thể lại là một câu chuyện khác.
Vậy, nếu trong trường hợp giám đốc thẩm phát hiện sai phạm trong quá trình xét xử vụ án thì sẽ xử lý thế nào?
Tất nhiên là sẽ theo quy định của pháp luật về oan sai.
Đó là khẳng định của ông Vũ Tiến Chiến, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Về phòng chống tham nhũng, khi trao đổi với báo chí xung quanh những phản hồi của dư luận về vụ án liên quan đến bà Trần Ngọc Sương, cựu Giám đốc Nông trường Sông Hậu.
Ông Chiến nói:
- Đây là vụ án được đông đảo dư luận quan tâm nên Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Về phòng chống tham nhũng, các thành viên của ban chỉ đạo như Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao... đều đã có ý kiến. Chắc chắn, trước yêu cầu chung của dư luận, các cơ quan chức năng Trung ương sẽ xem xét.
Chúng ta phải hiểu rằng, đặc thù của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng thì đối tượng tham nhũng luôn là những người có chức vụ, quyền hạn.
Chính vì vậy, với quá trình cống hiến và công lao của họ, chúng ta phải xem xét, cân nhắc kỹ giữa công và tội. Tuy nhiên, nếu có sai phạm, thì vẫn phải xử lý theo những quy định nghiêm minh của pháp luật.
Không ai dám “chỉ đạo”
Vậy cụ thể, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã "vào cuộc" với vụ án này như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi luôn nhắc nhở cơ quan điều tra, địa phương làm thế nào tập trung xử lý, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm các quy định của pháp luật. Khi có những vấn đề nổi lên, thì các thành viên ban chỉ đạo, theo trách nhiệm của mình, sẽ xem xét các vụ việc.
Vụ án Nông trường Sông Hậu chắc chắn sẽ được chúng tôi tiếp tục xem xét, làm rõ. Thủ tướng đã chỉ đạo, trong quá trình xét xử, phải chú ý có cả những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Còn bây giờ, vụ án đã được xử phúc thẩm tức là đã có hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu và những điều kiện sai sót thì có thể tiếp tục xét xử theo trình tự của giám đốc thẩm.
Ông nghĩ sao trước một bộ phận dư luận và báo chí cho rằng, có việc Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo vụ án?
Trong quá trình chỉ đạo, chúng ta có những quy định của pháp luật và các cơ quan chức năng phải tuân thủ pháp luật. Còn việc chỉ đạo hay không, mức độ như thế nào, có bằng văn bản cụ thể hay không thì phải xem xét.
Tôi cho rằng, không ai dám chỉ đạo, bởi ngay cả Ban chỉ đạo Trung ương cũng phải tôn trọng những phán xét của cơ quan chức năng. Muốn xử án những vụ trọng điểm như thế thì các cơ quan cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo đúng tiến độ và đúng pháp luật của vụ án.
Khởi tố hay không là trách nhiệm của cơ quan điều tra, bởi có thể oan sai thì họ phải chịu trách nhiệm. Còn truy tố hay không là việc của viện kiểm sát.
Đây là một vụ án dư luận rất quan tâm, nên càng cần phải xét xử khoa học, khoan hồng nhưng vẫn phải đảm bảo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội nên phải làm kỹ, chắc chắn.
Được biết cũng có ý kiến trong Ban chỉ đạo cũng cho rằng, vụ án Nông trường Sông Hậu đã không nhận được sự đồng thuận của xã hội?
Sau khi xét xử, dư luận phản ứng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã có thư cho ý kiến và tôi cũng đã báo cáo để Trưởng ban Chỉ đạo xem xét, chỉ đạo. Quan điểm của chúng tôi là mọi việc đều phải được công khai.
Tuy nhiên, Bộ Công an cũng đã khẳng định, vụ án đã được xét xử qua nhiều bước, từ công an, viện kiểm sát đến tòa án.
Phải chú ý công lao bà Sương
Quan điểm của cá nhân ông và Ban chỉ đạo như thế nào trước những ý kiến trái chiều về vụ án cũng như việc có đến hơn 100 người xin ở tù thay bà Trần Ngọc Sương?
Ngay tại phiên tòa, đã có nhiều ý kiến khác nhau, người nói nhẹ, người nói nặng. Nhưng “cái cân” của pháp luật phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật.
Bản án đã xử phúc thẩm rồi thì phải tuân theo, nhưng nếu có dấu hiệu gì đó thì có thể tiếp tục giám đốc thẩm hoặc Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ giám sát để khẳng định tính đúng đắn của vụ án.
Riêng tôi qua theo dõi quá trình vụ án, tôi đánh giá rất cao công lao, cống hiến của bà Sương. Trong vụ việc này, địa phương phải hết sức cân nhắc công lao của bà.
Còn quan điểm của Ban chỉ đạo là các cơ quan chức năng phải tiếp tục xem xét để đưa ra kết luận rõ ràng. Ngay cả việc hơn 100 người xin đi tù thay bà Sương, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu thêm, vì có thể lại là một câu chuyện khác.
Vậy, nếu trong trường hợp giám đốc thẩm phát hiện sai phạm trong quá trình xét xử vụ án thì sẽ xử lý thế nào?
Tất nhiên là sẽ theo quy định của pháp luật về oan sai.