Xăng, dầu sẽ được điều chỉnh giá theo hạn định?
Nhà nước sẽ tạo điều kiện để thành lập quỹ bình ổn giá, và sẽ dựa vào quỹ để điều chỉnh giá xăng dầu hàng quý hoặc 6 tháng/lần
Nhà nước sẽ tạo điều kiện để thành lập quỹ bình ổn giá, và sẽ dựa vào quỹ để điều chỉnh giá xăng dầu hàng quý hoặc 6 tháng/lần.
Đó là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khi trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, sáng 14/11.
Việc giá dầu thế giới biến động rất mạnh qua đó gây sức ép rất lớn lên giá xăng, dầu trong nước. Quan điểm của ông về câu chuyện này thế nào?
Nhà nước đã chọn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mà một trong những vấn đề của cơ chế thị trường là giá cả, giá cả phải theo tín hiệu của thị trường, căn cứ vào cung cầu. Hiện Việt Nam lại phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, có nhiều mặt hàng nhập tới 60% nguyên liệu từ nước ngoài, thậm chí có những mặt hàng lên tới 99-100% như xăng dầu.
Vì thế, phải theo diễn biến của thị trường, kể cả trong nước và thế giới. Chúng ta không thể quay về cơ chế cũ là Nhà nước sẽ bao cấp, sẽ bù lỗ, sẽ có hai giá.
Tuy nhiên trong lộ trình giá thì có những giá, những mặt hàng Nhà nước chỉ đạo quản lý chứ không chi phối hành chính. Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm nên Nhà nước cần phải quản lý giá. Hướng tới, với giá xăng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường, nghĩa là doanh nghiệp tự quyết định; còn giá dầu sẽ có lộ trình, tuỳ thuộc vào tình hình trong nước và thế giới để giá dầu cũng theo lộ trình đó.
Tuy nhiên trong thời gian trước mắt, giá dầu thế giới tăng quá cao, giá xăng trong nước chưa điều chỉnh được, về cơ bản chúng ta phải nghiên cứu cơ chế chính sách để cho các doanh nghiệp này tự khẳng định việc đấy.
Vậy cơ chế sẽ thế nào, thưa ông?
Ý tưởng của Bộ Tài chính là sau này doanh nghiệp không phải cứ mỗi lần biến động giá của thị trường lại điều chỉnh tăng hay điều chỉnh giảm, như thế rất bị động cho nền kinh tế. Cho nên sẽ phải có lộ trình theo một thời gian nhất định, ví dụ cứ 1 quý hoặc 6 tháng điều chỉnh một lần.
Vậy thì, Nhà nước sẽ tạo cho doanh nghiệp cơ chế tương tự như một quỹ bình ổn giá, khi giá lên anh lấy quỹ đó để bù, khi giá xuống mà chưa điều chỉnh, anh có chênh lệch thì anh lấy phần chênh lệch đó đưa vào quỹ. Như vậy để làm sao điều hoà trong năm giá không biến động đột biến, có biến động nhưng không thường xuyên, thì mới tạo điều kiện cho các đơn vị trong nước cũng như người tiêu dùng chủ động…
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính, tôi nghĩ là rất tốt. Giống như ngành ngân hàng trước đâu hoạt động rủi ro lớn, trong sản xuất kinh doanh nói chung có rủi ro, lúc được lúc mất. Nếu ta cứ nói lúc được chúng ta thu, lúc mất thì mặc kệ thì doanh nghiệp “chết”. Cho nên chúng ta nghĩ ra cách gì đó để doanh nghiệp chủ động.
Ví dụ ngân hàng có chính sách dự phòng rủi ro, thì với doanh nghiệp xăng dầu cũng thế. Lúc giá lên anh được thì anh phải dành ra một khoản lập quỹ, lúc giá xuống thì không phải cứ xuống là anh điều chỉnh, bao nhiêu thứ khác như điện nước mà chạy theo thì nguy hiểm.
Thường các nước điều chỉnh quý một lần, 6 tháng một lần hoặc nếu thị trường ổn định thì một vài năm điều chỉnh một lần. Mình cũng nên có lộ trình đó để doanh nghiệp xăng dầu chủ động, từ đó tất cả các doanh nghiệp các ngành khác chủ động theo.
Doanh nghiệp có ủng hộ?
Tôi tin là họ ủng hộ.
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc có điều chỉnh giá xăng từ nay tới cuối năm, còn quan điểm của ông và Bộ Tài chính như thế nào?
Về nguyên tắc Nhà nước không bao cấp nữa, có nghĩa là không bù lỗ, doanh nghiệp phải đảm bảo bù trừ giữa lỗ và lãi. Kinh doanh xăng, dầu trong cả một thời kỳ, một giai đoạn, chúng ta phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ép doanh nghiệp quá cũng không được.
Như tôi đã nói, đây là mặt hàng quan trọng với nền kinh tế, nếu chúng ta điều hành không tốt thì không chỉ là vấn đề giá, mà còn ảnh hưởng tới cung cầu hàng hoá, nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay, do cuối năm giá cả tăng hơi cao nên Nhà nước muốn dãn lộ trình điều chỉnh giá dầu, đồng thời dừng điều chỉnh giá xăng. Vì vậy sau này Nhà nước phải có cơ chế để doanh nghiệp bù lại.
Khi nào có điều kiện cơ hội điều chỉnh giá xăng ấy thì anh phải cho nó điều chỉnh, và cho nó một quỹ để điều hoà.
Dự kiến thu ngân sách 2008 trên cơ sở giá dầu trung bình là bao nhiêu?
Giá dầu biến động rất bất thường, phụ thuộc vào cả các yếu tố kinh tế, chính trị... Dự báo kinh tế thế giới năm sau vẫn tăng trưởng tốt; Mỹ, Nhật Bản, Đức, khu vực đồng Euro đều tăng trưởng, nên nhu cầu về nguyên nhiên liệu đang tăng; khả năng giá biến động bất thường.
Quan trọng là chúng ta làm thế nào để xây dựng dự toán sao cho tích cực, chủ động tránh tình trạng nếu giá bấp bênh lại bị ảnh hưởng thì vỡ ngân sách. Thu từ dầu là thu 100% của ngân sách Trung ương.
Hai nữa, giá dầu thô tăng còn có vấn đề bù lỗ dầu trong nước. Hiện nay Nhà nước chưa điều chỉnh giá đề đảm bảo không bù lỗ dầu. Vẫn còn bù lỗ, có nghĩa là giá dầu thô cứ tăng thì lỗ cũng tăng, mà khoản bù lỗ này chưa được ghi vào dự toán ngân sách để bù. Vì thế chúng ta cân đối để đảm bảo vững chắc ngân sách, đồng thời đảm bảo công tác điều hành của Chính phủ.
Ví dụ năm nay chúng ta trình ra Quốc hội, có thể Quốc hội sẽ thông qua giá 64 USD/thùng. Với giá đó thì ghi trong cân đối ngân sách thì cũng tương đối vững chắc. Tuy nhiên, Quốc hội cũng rất chặt chẽ, và thực tế để cho Chính phủ điều hành thì cũng dự thảo trong nghị quyết là nếu giá tăng cao hơn thì phần cao hơn, phần chênh lệch ấy được đưa vào dự phòng ngân sách Trung ương, mà trước hết là để bù giá dầu.
Đó cũng là một giải pháp. Khi giá lên thì đương nhiên phải thu rồi...
Đó là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khi trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, sáng 14/11.
Việc giá dầu thế giới biến động rất mạnh qua đó gây sức ép rất lớn lên giá xăng, dầu trong nước. Quan điểm của ông về câu chuyện này thế nào?
Nhà nước đã chọn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mà một trong những vấn đề của cơ chế thị trường là giá cả, giá cả phải theo tín hiệu của thị trường, căn cứ vào cung cầu. Hiện Việt Nam lại phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, có nhiều mặt hàng nhập tới 60% nguyên liệu từ nước ngoài, thậm chí có những mặt hàng lên tới 99-100% như xăng dầu.
Vì thế, phải theo diễn biến của thị trường, kể cả trong nước và thế giới. Chúng ta không thể quay về cơ chế cũ là Nhà nước sẽ bao cấp, sẽ bù lỗ, sẽ có hai giá.
Tuy nhiên trong lộ trình giá thì có những giá, những mặt hàng Nhà nước chỉ đạo quản lý chứ không chi phối hành chính. Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm nên Nhà nước cần phải quản lý giá. Hướng tới, với giá xăng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường, nghĩa là doanh nghiệp tự quyết định; còn giá dầu sẽ có lộ trình, tuỳ thuộc vào tình hình trong nước và thế giới để giá dầu cũng theo lộ trình đó.
Tuy nhiên trong thời gian trước mắt, giá dầu thế giới tăng quá cao, giá xăng trong nước chưa điều chỉnh được, về cơ bản chúng ta phải nghiên cứu cơ chế chính sách để cho các doanh nghiệp này tự khẳng định việc đấy.
Vậy cơ chế sẽ thế nào, thưa ông?
Ý tưởng của Bộ Tài chính là sau này doanh nghiệp không phải cứ mỗi lần biến động giá của thị trường lại điều chỉnh tăng hay điều chỉnh giảm, như thế rất bị động cho nền kinh tế. Cho nên sẽ phải có lộ trình theo một thời gian nhất định, ví dụ cứ 1 quý hoặc 6 tháng điều chỉnh một lần.
Vậy thì, Nhà nước sẽ tạo cho doanh nghiệp cơ chế tương tự như một quỹ bình ổn giá, khi giá lên anh lấy quỹ đó để bù, khi giá xuống mà chưa điều chỉnh, anh có chênh lệch thì anh lấy phần chênh lệch đó đưa vào quỹ. Như vậy để làm sao điều hoà trong năm giá không biến động đột biến, có biến động nhưng không thường xuyên, thì mới tạo điều kiện cho các đơn vị trong nước cũng như người tiêu dùng chủ động…
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính, tôi nghĩ là rất tốt. Giống như ngành ngân hàng trước đâu hoạt động rủi ro lớn, trong sản xuất kinh doanh nói chung có rủi ro, lúc được lúc mất. Nếu ta cứ nói lúc được chúng ta thu, lúc mất thì mặc kệ thì doanh nghiệp “chết”. Cho nên chúng ta nghĩ ra cách gì đó để doanh nghiệp chủ động.
Ví dụ ngân hàng có chính sách dự phòng rủi ro, thì với doanh nghiệp xăng dầu cũng thế. Lúc giá lên anh được thì anh phải dành ra một khoản lập quỹ, lúc giá xuống thì không phải cứ xuống là anh điều chỉnh, bao nhiêu thứ khác như điện nước mà chạy theo thì nguy hiểm.
Thường các nước điều chỉnh quý một lần, 6 tháng một lần hoặc nếu thị trường ổn định thì một vài năm điều chỉnh một lần. Mình cũng nên có lộ trình đó để doanh nghiệp xăng dầu chủ động, từ đó tất cả các doanh nghiệp các ngành khác chủ động theo.
Doanh nghiệp có ủng hộ?
Tôi tin là họ ủng hộ.
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc có điều chỉnh giá xăng từ nay tới cuối năm, còn quan điểm của ông và Bộ Tài chính như thế nào?
Về nguyên tắc Nhà nước không bao cấp nữa, có nghĩa là không bù lỗ, doanh nghiệp phải đảm bảo bù trừ giữa lỗ và lãi. Kinh doanh xăng, dầu trong cả một thời kỳ, một giai đoạn, chúng ta phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ép doanh nghiệp quá cũng không được.
Như tôi đã nói, đây là mặt hàng quan trọng với nền kinh tế, nếu chúng ta điều hành không tốt thì không chỉ là vấn đề giá, mà còn ảnh hưởng tới cung cầu hàng hoá, nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay, do cuối năm giá cả tăng hơi cao nên Nhà nước muốn dãn lộ trình điều chỉnh giá dầu, đồng thời dừng điều chỉnh giá xăng. Vì vậy sau này Nhà nước phải có cơ chế để doanh nghiệp bù lại.
Khi nào có điều kiện cơ hội điều chỉnh giá xăng ấy thì anh phải cho nó điều chỉnh, và cho nó một quỹ để điều hoà.
Dự kiến thu ngân sách 2008 trên cơ sở giá dầu trung bình là bao nhiêu?
Giá dầu biến động rất bất thường, phụ thuộc vào cả các yếu tố kinh tế, chính trị... Dự báo kinh tế thế giới năm sau vẫn tăng trưởng tốt; Mỹ, Nhật Bản, Đức, khu vực đồng Euro đều tăng trưởng, nên nhu cầu về nguyên nhiên liệu đang tăng; khả năng giá biến động bất thường.
Quan trọng là chúng ta làm thế nào để xây dựng dự toán sao cho tích cực, chủ động tránh tình trạng nếu giá bấp bênh lại bị ảnh hưởng thì vỡ ngân sách. Thu từ dầu là thu 100% của ngân sách Trung ương.
Hai nữa, giá dầu thô tăng còn có vấn đề bù lỗ dầu trong nước. Hiện nay Nhà nước chưa điều chỉnh giá đề đảm bảo không bù lỗ dầu. Vẫn còn bù lỗ, có nghĩa là giá dầu thô cứ tăng thì lỗ cũng tăng, mà khoản bù lỗ này chưa được ghi vào dự toán ngân sách để bù. Vì thế chúng ta cân đối để đảm bảo vững chắc ngân sách, đồng thời đảm bảo công tác điều hành của Chính phủ.
Ví dụ năm nay chúng ta trình ra Quốc hội, có thể Quốc hội sẽ thông qua giá 64 USD/thùng. Với giá đó thì ghi trong cân đối ngân sách thì cũng tương đối vững chắc. Tuy nhiên, Quốc hội cũng rất chặt chẽ, và thực tế để cho Chính phủ điều hành thì cũng dự thảo trong nghị quyết là nếu giá tăng cao hơn thì phần cao hơn, phần chênh lệch ấy được đưa vào dự phòng ngân sách Trung ương, mà trước hết là để bù giá dầu.
Đó cũng là một giải pháp. Khi giá lên thì đương nhiên phải thu rồi...