Xây dựng tiêu chí đánh giá doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Quản lý yếu kém, thiếu tiêu chí đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả của doanh nghiệp đạt thấp
Đó là một trong những nhiệm vụ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Nghị quyết về kết quả giám sát “Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” vừa được thông qua sáng nay (28/9).
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Đoàn giám sát về công tác này.
Báo cáo của Đoàn giám sát sau gần hai tháng thực hiện tại 10 địa phương cho thấy hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài còn quá nhiều bất cập. Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ còn yếu kém, quy mô hoạt động của phần đông doanh nghiệp là nhỏ. Trong khi đó quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ
Qua tổng hợp số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, chỉ có 17 doanh nghiệp mỗi năm đưa từ 1.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài; 29 doanh nghiệp đưa từ 500 lao động đến dưới 1.000 lao động; 50 doanh nghiệp đưa từ 300 lao động đến dưới 500 lao động và 52 doanh nghiệp đưa dưới 100 lao động mỗi năm.
Báo cáo kết quả giám sát cũng cho thấy, quy mô hoạt động của daonh nghiệp trong lĩnh vực này chủ yếu là nhỏ, tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của phần lớn doanh nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất khẩu lao động. Trình độ của đội ngũ cán bộ hạn chế, nhất là các doanh nghiệp hoạt động đa ngành.
Hợp đồng cung ứng lao động có ý nghĩa quyết định nhưng chủ yếu qua môi giới, doanh nghiệp không có điều kiện, không chịu khó đầu tư tìm hiểu đầy đủ về đơn vị tiếp nhận lao động nên chất lượng hợp đồng chưa bảo đảm.
Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn “cố tình” vi phạm việc đăng ký hợp đồng cung ứng lao động dưới nhiều hình thức như, không đăng ký hợp đồng; đưa lao động đi nhiều hơn số lượng hợp đồng đăng ký; chưa có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước vẫn thực hiện hợp đồng….
Hợp đồng cung ứng lao động còn những nội dung chưa được bảo đảm theo quy định của pháp luật, thiếu rõ ràng về nội dung, nhất là các điều khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tổng số 167 doanh nghiệp dịch vụ có khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao, 50% doanh nghiệp hiệu quả hoạt động trung bình và 20% doanh nghiệp còn lại hoạt động kém hiệu quả.
Trong 167 doanh nghiệp với gần 300 ngàn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài tại khoảng 40 thị trường chỉ có 22 văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài, báo cáo nêu rõ.
Xây dựng tiêu chí đánh giá doanh nghiệp
Tại Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát văn bản hướng dẫn thi hành luật để sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định mâu thuẫn, bất cập; cụ thể hóa các quy định của Luật nhằm bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật.
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng là một trong những nội dung chính mà Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội quan tâm. Trong đó, chú ý đến chính sách đối với lao động hộ nghèo, dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, lao động của các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công cộng và phát triển kinh tế-xã hội.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng cần đảm bảo tính chính xác, khách quan giúp người lao động và gia đình của họ nắm được chủ trương, chính sách, chế độ góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Đặc biệt là công tác cấp giấy phép và quản lý đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
Cơ quan quản lý cần thẩm định các hợp đồng cung ứng lao động bảo đảm chất lượng; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, kiên quyết thu hồi giấy phép và công khai kịp thời về các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép của các doanh nghiệp vi phạm.
Nghiên cứu mô hình, sắp xếp doanh nghiệp theo hướng tăng cường năng lực, hình thành những doanh nghiệp mạnh hoạt động trong lĩnh vực này; xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, hướng tới định kỳ đánh giá, công bố chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt, sớm nghiên cứu mô hình quản lý có hiệu quả đối với lao động khi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Đoàn giám sát về công tác này.
Báo cáo của Đoàn giám sát sau gần hai tháng thực hiện tại 10 địa phương cho thấy hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài còn quá nhiều bất cập. Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ còn yếu kém, quy mô hoạt động của phần đông doanh nghiệp là nhỏ. Trong khi đó quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ
Qua tổng hợp số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, chỉ có 17 doanh nghiệp mỗi năm đưa từ 1.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài; 29 doanh nghiệp đưa từ 500 lao động đến dưới 1.000 lao động; 50 doanh nghiệp đưa từ 300 lao động đến dưới 500 lao động và 52 doanh nghiệp đưa dưới 100 lao động mỗi năm.
Báo cáo kết quả giám sát cũng cho thấy, quy mô hoạt động của daonh nghiệp trong lĩnh vực này chủ yếu là nhỏ, tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của phần lớn doanh nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất khẩu lao động. Trình độ của đội ngũ cán bộ hạn chế, nhất là các doanh nghiệp hoạt động đa ngành.
Hợp đồng cung ứng lao động có ý nghĩa quyết định nhưng chủ yếu qua môi giới, doanh nghiệp không có điều kiện, không chịu khó đầu tư tìm hiểu đầy đủ về đơn vị tiếp nhận lao động nên chất lượng hợp đồng chưa bảo đảm.
Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn “cố tình” vi phạm việc đăng ký hợp đồng cung ứng lao động dưới nhiều hình thức như, không đăng ký hợp đồng; đưa lao động đi nhiều hơn số lượng hợp đồng đăng ký; chưa có chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước vẫn thực hiện hợp đồng….
Hợp đồng cung ứng lao động còn những nội dung chưa được bảo đảm theo quy định của pháp luật, thiếu rõ ràng về nội dung, nhất là các điều khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tổng số 167 doanh nghiệp dịch vụ có khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao, 50% doanh nghiệp hiệu quả hoạt động trung bình và 20% doanh nghiệp còn lại hoạt động kém hiệu quả.
Trong 167 doanh nghiệp với gần 300 ngàn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài tại khoảng 40 thị trường chỉ có 22 văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài, báo cáo nêu rõ.
Xây dựng tiêu chí đánh giá doanh nghiệp
Tại Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát văn bản hướng dẫn thi hành luật để sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định mâu thuẫn, bất cập; cụ thể hóa các quy định của Luật nhằm bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật.
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng là một trong những nội dung chính mà Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội quan tâm. Trong đó, chú ý đến chính sách đối với lao động hộ nghèo, dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, lao động của các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công cộng và phát triển kinh tế-xã hội.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng cần đảm bảo tính chính xác, khách quan giúp người lao động và gia đình của họ nắm được chủ trương, chính sách, chế độ góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Đặc biệt là công tác cấp giấy phép và quản lý đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
Cơ quan quản lý cần thẩm định các hợp đồng cung ứng lao động bảo đảm chất lượng; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, kiên quyết thu hồi giấy phép và công khai kịp thời về các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép của các doanh nghiệp vi phạm.
Nghiên cứu mô hình, sắp xếp doanh nghiệp theo hướng tăng cường năng lực, hình thành những doanh nghiệp mạnh hoạt động trong lĩnh vực này; xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, hướng tới định kỳ đánh giá, công bố chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt, sớm nghiên cứu mô hình quản lý có hiệu quả đối với lao động khi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động.