Xem lại quyền hạn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương đã không làm đầy đủ trách nhiệm khi phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam
"Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương đã không làm đầy đủ trách nhiệm khi phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam", Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, ông Trần Thế Vượng cho biết.
Vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo là “kiến nghị đã được giải quyết nhưng cử tri không đồng tình” điển hình được nêu tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ sáu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo này tại phiên họp thứ 31, chiều 12/5.
Theo kết quả giám sát, trong điều lệ được phê duyệt, Hiệp hội lương thực Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn không phù hợp với quy định tại điều 9, Luật Thương mại như: hướng dẫn giá các loại gạo xuất khẩu; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê xuất nhập khẩu; hướng dẫn và điều hành xuất nhập khẩu mặt hàng gạo.
Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam đã ra quyết định ban hành quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Đây là văn bản thể hiện hoạt động quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, đối tượng điều chỉnh không chỉ là thành viên Hiệp hội mà bao gồm tất cả các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo và cơ quan nhà nước.
Cũng do Hiệp hội ban hành là Quy chế thực hiện Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (hợp đồng Chính phủ). Quy chế này giao cho Thường trực Hội đồng quản trị được quyền phân bổ số lượng gạo xuất khẩu theo Hợp đồng Chính phủ cho các hội viên của Hiệp hội. Trong khi đó Hội đồng Quản trị lại có văn bản quy định về điều kiện kết nạp hội viên mà theo đó đã làm hạn chế các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội, tham gia xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung.
Ban Dân nguyện của Quốc hội đã đề nghị Bộ Công thương và các cơ quan hữu quan “cần quan tâm, nghiên cứu” những vấn đề nêu trên khi xây dựng dự thảo Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo. Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét lại quyết định phê duyệt Điều lệ Hiệp hội lương thực Việt Nam bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng tình với kết quả giám sát, đại diện Bộ Công Thương cho biết tại dự thảo nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo sắp được ban hành, một số vấn đề giám sát chỉ ra đã được tiếp thu.
Theo kết quả giám sát, tính đến ngày 10/5/2010, các cơ quan có trách nhiệm đã nghiên cứu và trả lời 1.170 kiến nghị của cử tri do Ủy ban thường vụ Quốc hội chuyển đến. Bên cạnh những kiến nghị được giải quyết kịp thời thì “việc trả lời và thông báo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, nhiều bộ, cơ quan ngang bộ còn chậm, một số văn bản trả lời còn có nội dung chưa được cử tri và đoàn đại biểu Quốc hội đồng tình”.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên gợi ý “nên chăng chỉ rõ nhưng địa chỉ chưa làm tốt, nếu cần thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho cử tri cả nước giám sát”.
Vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo là “kiến nghị đã được giải quyết nhưng cử tri không đồng tình” điển hình được nêu tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ sáu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo này tại phiên họp thứ 31, chiều 12/5.
Theo kết quả giám sát, trong điều lệ được phê duyệt, Hiệp hội lương thực Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn không phù hợp với quy định tại điều 9, Luật Thương mại như: hướng dẫn giá các loại gạo xuất khẩu; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê xuất nhập khẩu; hướng dẫn và điều hành xuất nhập khẩu mặt hàng gạo.
Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam đã ra quyết định ban hành quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Đây là văn bản thể hiện hoạt động quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, đối tượng điều chỉnh không chỉ là thành viên Hiệp hội mà bao gồm tất cả các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo và cơ quan nhà nước.
Cũng do Hiệp hội ban hành là Quy chế thực hiện Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (hợp đồng Chính phủ). Quy chế này giao cho Thường trực Hội đồng quản trị được quyền phân bổ số lượng gạo xuất khẩu theo Hợp đồng Chính phủ cho các hội viên của Hiệp hội. Trong khi đó Hội đồng Quản trị lại có văn bản quy định về điều kiện kết nạp hội viên mà theo đó đã làm hạn chế các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội, tham gia xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung.
Ban Dân nguyện của Quốc hội đã đề nghị Bộ Công thương và các cơ quan hữu quan “cần quan tâm, nghiên cứu” những vấn đề nêu trên khi xây dựng dự thảo Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo. Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét lại quyết định phê duyệt Điều lệ Hiệp hội lương thực Việt Nam bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng tình với kết quả giám sát, đại diện Bộ Công Thương cho biết tại dự thảo nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo sắp được ban hành, một số vấn đề giám sát chỉ ra đã được tiếp thu.
Theo kết quả giám sát, tính đến ngày 10/5/2010, các cơ quan có trách nhiệm đã nghiên cứu và trả lời 1.170 kiến nghị của cử tri do Ủy ban thường vụ Quốc hội chuyển đến. Bên cạnh những kiến nghị được giải quyết kịp thời thì “việc trả lời và thông báo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, nhiều bộ, cơ quan ngang bộ còn chậm, một số văn bản trả lời còn có nội dung chưa được cử tri và đoàn đại biểu Quốc hội đồng tình”.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên gợi ý “nên chăng chỉ rõ nhưng địa chỉ chưa làm tốt, nếu cần thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho cử tri cả nước giám sát”.