Lúa gạo tiếp tục làm “nóng” nghị trường
Nhiều đại biểu Quốc hội chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Mặc dù đã được “nới” thời gian hơn các thành viên Chính phủ khác, kết thúc phần trả lời chất vấn "vắt" từ chiều 11 sang sáng 12/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng mới chỉ trả lời được 15/33 đại biểu đăng ký chất vấn trực tiếp tại hội trường.
Chiều qua, một số đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Hoàng về việc tại sao khộng trình Quốc hội các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và tỏ ra không hài lòng với câu trả lời.
Kết thúc phiên chất vấn sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói: "Về nội dung các đại biểu đã chất vấn liên quan đến các dự án bauxite, ngày mai Phó thủ tướng sẽ đề cập".
Phần chất vấn sáng nay, những vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo chiếm phần lớn thời gian trả lời của Bộ trưởng Hoàng.
“Hiệp hội chỉ đá bóng vào lưới của nông dân”
Kỳ họp trước đã chất vấn. Kỳ họp này tiếp tục gửi chất vấn, song chưa hài lòng với phần trả lời tại văn bản, đại biểu Danh Út tiếp tục nhấn nút tại hội trường:
“Bộ trưởng nói là không giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam trực tiếp quản lý xuất khẩu gạo chỉ giao vai trò điều phối, nhưng Hiệp hội ban hành quy chế xuất khẩu gạo khép kín, các doanh nghiệp không được ký kết, xuất khẩu gạo nếu không có ý kiến và con dấu của hiệp hội, không có ý kiến của Hiệp hội thì đi đàm phán với nước ngoài cũng bằng không”, đại biểu Danh Út nói. Ông còn dẫn chứng nhiều ví dụ cụ thể để nói về những ách tắc do Hiệp hội gây ra.
Theo vị đại biểu này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam không đại diện cho lợi ích của nông dân, chỉ đá bóng và thổi còi vào lưới của nông dân mà thôi. Vì những cá nhân lãnh đạo hiệp hội lại đồng thời làm chủ doanh nghiệp, thực chất hiệp hội và tổng công ty lương thực chỉ là một.
Bộ trưởng Hoàng trích con số xuất khẩu xấp xỉ 3 triệu tấn gạo trong 5 tháng đầu năm và khẳng định không thể phủ nhận vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Còn điều lệ của Hiệp hội là do Bộ Nội vụ phê duyệt, nhân sự thì do các thành viên của Hiệp hội sắp xếp, Nhà nước không thể can thiệp.
“Tuy nhiên, không thể tránh khỏi sai sót và hiệp hội đã được Thủ tướng nhắc nhở, yêu cầu tăng cường hơn minh bạch, công khai”, Bộ trưởng nói.
Các đại biểu Mai Ánh Tuyết và Danh Út tiếp tục “truy” về nguyên nhân của sự “rối ren” trong điều hành và lo ngại về vấn đề tạm trữ, tồn kho, trong khi dự báo lượng gạo hàng hóa của các tháng cuối năm có thể đạt 2 triệu tấn.
Theo đại biểu Danh Út, nhiều năm qua xuất khẩu gạo lãi rất nhiều, nhưng nông dân không được hưởng bao nhiêu? Bộ trưởng Hoàng “xin tiếp thu, Bộ đã có giải pháp”.
“Bộ trưởng lúng túng”
Tôi không đồng tình, chưa hài lòng, Bộ trưởng còn lúng túng, né tránh… là nhận xét của một số vị đại biểu đã trực tiếp chất vấn vị lãnh đạo đứng đầu ngành công thương.
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, người không đồng tình với trả lời việc “chia nhỏ” các dự án khai thác bauxite cho rằng, Bộ trưởng cũng là thành viên Chính phủ. Vậy tại sao không phân tích, tham mưu cho Chính phủ mà cứ để mặc cho việc chia tách các dự án. "Nói vậy là không được. Dự án này phải trình Quốc hội", ông nói.
"Bộ Chính trị đã có kết luận, chỉ cần làm đúng kết luận đó. Như, phải xem lại toàn bộ các vấn đề liên quan về hiệu quả kinh tế, môi trường, khi nào đảm bảo môi trường mới cho thực hiện. Cho thí điểm, nếu không đạt yêu cầu là cho dừng lại. Chứ không phải như tinh thần toàn bộ trả lời của Bộ Công Thương là làm dự án này bằng bất cứ giá nào. Hôm qua tôi đã “xếp hàng” nhưng cuối cùng không kịp hỏi tiếp. Ngày mai nếu có điều kiện là tôi sẽ hỏi", ông Trừng tiếp.
Chất vấn Bộ trưởng Hoàng ba vấn đề, nhưng đại biểu Phạm Thị Loan “không hài lòng” cả ba vì “thấy chưa giải đáp được những yêu cầu tôi đặt ra”.
“Bộ trưởng trả lời đã có chủ trương, đưa trên mạng rồi, là đẩy bóng sang cho đại biểu Quốc hội. Nghĩa là có văn bản rồi, các cơ chế chính sách, mà đại biểu chưa đọc. Câu hỏi của tôi về alumin thì bộ trưởng đã giải thích hết đâu. Còn các dự án bauxite thì tôi không đồng tình “chia nhỏ” như vậy. Đó là liên hoàn hệ thống dự án tổng thể, nên phải đưa ra cho dân bàn, Quốc hội bàn”, đại biểu Loan nói.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng nhận xét: “Tôi cho là Bộ trưởng lúng túng khi nói rằng việc tách dự án bauxite không phải là thẩm quyền của Bộ”.
Chiều qua, một số đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Hoàng về việc tại sao khộng trình Quốc hội các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và tỏ ra không hài lòng với câu trả lời.
Kết thúc phiên chất vấn sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói: "Về nội dung các đại biểu đã chất vấn liên quan đến các dự án bauxite, ngày mai Phó thủ tướng sẽ đề cập".
Phần chất vấn sáng nay, những vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo chiếm phần lớn thời gian trả lời của Bộ trưởng Hoàng.
“Hiệp hội chỉ đá bóng vào lưới của nông dân”
Kỳ họp trước đã chất vấn. Kỳ họp này tiếp tục gửi chất vấn, song chưa hài lòng với phần trả lời tại văn bản, đại biểu Danh Út tiếp tục nhấn nút tại hội trường:
“Bộ trưởng nói là không giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam trực tiếp quản lý xuất khẩu gạo chỉ giao vai trò điều phối, nhưng Hiệp hội ban hành quy chế xuất khẩu gạo khép kín, các doanh nghiệp không được ký kết, xuất khẩu gạo nếu không có ý kiến và con dấu của hiệp hội, không có ý kiến của Hiệp hội thì đi đàm phán với nước ngoài cũng bằng không”, đại biểu Danh Út nói. Ông còn dẫn chứng nhiều ví dụ cụ thể để nói về những ách tắc do Hiệp hội gây ra.
Theo vị đại biểu này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam không đại diện cho lợi ích của nông dân, chỉ đá bóng và thổi còi vào lưới của nông dân mà thôi. Vì những cá nhân lãnh đạo hiệp hội lại đồng thời làm chủ doanh nghiệp, thực chất hiệp hội và tổng công ty lương thực chỉ là một.
Bộ trưởng Hoàng trích con số xuất khẩu xấp xỉ 3 triệu tấn gạo trong 5 tháng đầu năm và khẳng định không thể phủ nhận vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Còn điều lệ của Hiệp hội là do Bộ Nội vụ phê duyệt, nhân sự thì do các thành viên của Hiệp hội sắp xếp, Nhà nước không thể can thiệp.
“Tuy nhiên, không thể tránh khỏi sai sót và hiệp hội đã được Thủ tướng nhắc nhở, yêu cầu tăng cường hơn minh bạch, công khai”, Bộ trưởng nói.
Các đại biểu Mai Ánh Tuyết và Danh Út tiếp tục “truy” về nguyên nhân của sự “rối ren” trong điều hành và lo ngại về vấn đề tạm trữ, tồn kho, trong khi dự báo lượng gạo hàng hóa của các tháng cuối năm có thể đạt 2 triệu tấn.
Theo đại biểu Danh Út, nhiều năm qua xuất khẩu gạo lãi rất nhiều, nhưng nông dân không được hưởng bao nhiêu? Bộ trưởng Hoàng “xin tiếp thu, Bộ đã có giải pháp”.
“Bộ trưởng lúng túng”
Tôi không đồng tình, chưa hài lòng, Bộ trưởng còn lúng túng, né tránh… là nhận xét của một số vị đại biểu đã trực tiếp chất vấn vị lãnh đạo đứng đầu ngành công thương.
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, người không đồng tình với trả lời việc “chia nhỏ” các dự án khai thác bauxite cho rằng, Bộ trưởng cũng là thành viên Chính phủ. Vậy tại sao không phân tích, tham mưu cho Chính phủ mà cứ để mặc cho việc chia tách các dự án. "Nói vậy là không được. Dự án này phải trình Quốc hội", ông nói.
"Bộ Chính trị đã có kết luận, chỉ cần làm đúng kết luận đó. Như, phải xem lại toàn bộ các vấn đề liên quan về hiệu quả kinh tế, môi trường, khi nào đảm bảo môi trường mới cho thực hiện. Cho thí điểm, nếu không đạt yêu cầu là cho dừng lại. Chứ không phải như tinh thần toàn bộ trả lời của Bộ Công Thương là làm dự án này bằng bất cứ giá nào. Hôm qua tôi đã “xếp hàng” nhưng cuối cùng không kịp hỏi tiếp. Ngày mai nếu có điều kiện là tôi sẽ hỏi", ông Trừng tiếp.
Chất vấn Bộ trưởng Hoàng ba vấn đề, nhưng đại biểu Phạm Thị Loan “không hài lòng” cả ba vì “thấy chưa giải đáp được những yêu cầu tôi đặt ra”.
“Bộ trưởng trả lời đã có chủ trương, đưa trên mạng rồi, là đẩy bóng sang cho đại biểu Quốc hội. Nghĩa là có văn bản rồi, các cơ chế chính sách, mà đại biểu chưa đọc. Câu hỏi của tôi về alumin thì bộ trưởng đã giải thích hết đâu. Còn các dự án bauxite thì tôi không đồng tình “chia nhỏ” như vậy. Đó là liên hoàn hệ thống dự án tổng thể, nên phải đưa ra cho dân bàn, Quốc hội bàn”, đại biểu Loan nói.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng nhận xét: “Tôi cho là Bộ trưởng lúng túng khi nói rằng việc tách dự án bauxite không phải là thẩm quyền của Bộ”.