Xem xét dùng nguồn lực Nhà nước tái cơ cấu ngân hàng
Chính phủ định hướng các giải pháp hỗ trợ tài chính tái cơ cấu ngân hàng thời gian tới
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2017, quyết nghị về dự án Luật cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Dự thảo của dự án trên mà Ngân hàng Nhà nước xây dựng có nêu các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng yếu kém, nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Trước những giải pháp đưa ra đó, nghị quyết trên của Chính phủ nêu: về nguồn lực, cần quy định đầy đủ về các nguồn lực được sử dụng trong quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, trong đó bao gồm cả việc sử dụng các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
“Trường hợp sử dụng nguồn lực nhà nước, kể cả trường hợp cho vay tái cấp vốn, cho vay đặc biệt với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay tái cấp vốn thông thường thì làm rõ các trường hợp phải sử dụng và phải được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận”, nghị quyết trên định hướng.
Đáng chú ý, một áp lực lớn đối với hệ thống nói chung cũng như tại một số ngân hàng hiện nay cũng được xem xét tháo gỡ.
Cụ thể, nghị quyết của Chính phủ xác định, việc phân bổ lãi dự thu chỉ áp dụng đối với lãi dự thu phải thoái đã ghi nhận đến 31/12/2016 theo phương án cơ cấu lại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, với các ngân hàng yếu kém đang thực hiện tái cơ cấu, cũng như tại một số trường hợp tái cơ cấu trọng điểm hiện nay, trong phương án cơ cấu lại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có thể được xem xét giãn và phân bổ dần việc thoái lãi dự thu, tạo điều kiện để những trường hợp này bớt áp lực chi phí tài chính trước mắt.
Cũng tại nghị quyết trên, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan; giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký, trình Quốc hội.
Dự thảo của dự án trên mà Ngân hàng Nhà nước xây dựng có nêu các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng yếu kém, nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Trước những giải pháp đưa ra đó, nghị quyết trên của Chính phủ nêu: về nguồn lực, cần quy định đầy đủ về các nguồn lực được sử dụng trong quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, trong đó bao gồm cả việc sử dụng các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
“Trường hợp sử dụng nguồn lực nhà nước, kể cả trường hợp cho vay tái cấp vốn, cho vay đặc biệt với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay tái cấp vốn thông thường thì làm rõ các trường hợp phải sử dụng và phải được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận”, nghị quyết trên định hướng.
Đáng chú ý, một áp lực lớn đối với hệ thống nói chung cũng như tại một số ngân hàng hiện nay cũng được xem xét tháo gỡ.
Cụ thể, nghị quyết của Chính phủ xác định, việc phân bổ lãi dự thu chỉ áp dụng đối với lãi dự thu phải thoái đã ghi nhận đến 31/12/2016 theo phương án cơ cấu lại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, với các ngân hàng yếu kém đang thực hiện tái cơ cấu, cũng như tại một số trường hợp tái cơ cấu trọng điểm hiện nay, trong phương án cơ cấu lại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có thể được xem xét giãn và phân bổ dần việc thoái lãi dự thu, tạo điều kiện để những trường hợp này bớt áp lực chi phí tài chính trước mắt.
Cũng tại nghị quyết trên, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan; giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký, trình Quốc hội.