“Yêu cầu cấp thiết” có luật riêng xử lý ngân hàng yếu kém và nợ xấu
Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu
Chính phủ sẽ cùng lúc trình Quốc hội hai văn bản quan trọng, bao gồm dự thảo nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu và dự thảo một luật sửa nhiều luật, gồm Luật Các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp ngày 11/4 của Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, phương án đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật liên quan tới dự án Luật Quy hoạch.
Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, sau 4 năm thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, đến nay về về cơ bản, việc cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng đã đạt được một số kết quả nhất định.
Các tổ chức tín dụng yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn; các tổ chức tín dụng đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là do khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện.
Cụ thể, quy định về thẩm quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước khi xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chưa đầy đủ. Tiến trình phục hồi và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém khá khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý để áp dụng giải pháp phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng yếu kém; thiếu giải pháp hỗ trợ tài chính hiệu quả để phục hồi các tổ chức yếu kém.
Cùng với đó, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế tiến độ, hiệu quả của việc xử lý nợ như vướng mắc về thu giữ tài sản, về quyền nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; về phí thi hành án, về kê biên tài sản bảo đảm ...
“Các vướng mắc pháp lý hầu hết liên quan đến quy định tại các luật, nên để xử lý triệt để các bất cập, khó khăn, vướng mắc này thì cần ban hành luật riêng để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu”, ông Hưng cho biết.
Chính vì vậy, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, việc ban hành luật riêng về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp thiết, để tạo khuôn khổ pháp lý xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, thể chế hóa chủ trương, chính sách trước đó.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc hoàn thiện các quy định về vấn đề này là rất cấp bách, nếu chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều hành kinh tế - xã hội.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp ngày 11/4 của Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, phương án đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật liên quan tới dự án Luật Quy hoạch.
Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, sau 4 năm thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, đến nay về về cơ bản, việc cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng đã đạt được một số kết quả nhất định.
Các tổ chức tín dụng yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn; các tổ chức tín dụng đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là do khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện.
Cụ thể, quy định về thẩm quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước khi xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chưa đầy đủ. Tiến trình phục hồi và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém khá khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý để áp dụng giải pháp phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng yếu kém; thiếu giải pháp hỗ trợ tài chính hiệu quả để phục hồi các tổ chức yếu kém.
Cùng với đó, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế tiến độ, hiệu quả của việc xử lý nợ như vướng mắc về thu giữ tài sản, về quyền nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; về phí thi hành án, về kê biên tài sản bảo đảm ...
“Các vướng mắc pháp lý hầu hết liên quan đến quy định tại các luật, nên để xử lý triệt để các bất cập, khó khăn, vướng mắc này thì cần ban hành luật riêng để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu”, ông Hưng cho biết.
Chính vì vậy, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, việc ban hành luật riêng về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp thiết, để tạo khuôn khổ pháp lý xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, thể chế hóa chủ trương, chính sách trước đó.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc hoàn thiện các quy định về vấn đề này là rất cấp bách, nếu chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều hành kinh tế - xã hội.