“Xoay trục về châu Á” của Mỹ sẽ ra sao sau vụ Hagel từ chức?
Châu Á có thể sẽ lần đầu tiên bị “tụt hạng” trong cả ưu tiên quốc phòng lẫn ngoại giao của Mỹ
Bị cho là chịu sức ép từ Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố từ chức hôm 24/11. Theo tờ The Diplomat, việc ông Hagel rời vị trí người đứng đầu Lầu Năm Góc sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách xoay trục về châu Á (pivot to Asia) của Washington.
Theo một số nguồn tin, ông Obama đã quyết định rằng việc điều chỉnh đội ngũ nhóm an ninh quốc gia của Nhà Trắng là một việc làm cần thiết trong bối cảnh xung đột trên thế giới gia tăng. Do bất đồng với ông Obama trong một số vấn đề, ông Hagel đã bị Tổng thống gây áp lực dẫn tới việc ông quyết định từ chức.
The Diplomat đánh giá, dù tỏ ra thụ động trong một số vấn đề, Hagel là một nhân vật ủng hộ quan trọng đối với việc Mỹ tái cân bằng về phía châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù nhiều nhà quan sát cho rằng chính quyền Obama chưa thực hiện được nhiều lời hứa đưa ra trong chiến lược xoay trục về phía châu Á kể từ khi bà Hillary Clinton thôi giữ chức Ngoại trưởng, ông Hagel trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng hoàn toàn không phải là một mắt xích yếu trong chiến lược này.
Trong những tháng đầu tiên sau khi được bổ nhiệm, ông Hagel nhanh chóng đã lên đường tới thăm các đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện sự quan tâm của Washington đối với vấn đề quốc phòng ở khu vực.
Khi Chính phủ Mỹ đóng cửa vào cuối năm 2013, khiến Tổng thống Obama phải bỏ lỡ hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và hủy một chuyến công du tới khu vực, ông Hagel vẫn tiếp tục tới thăm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khi đó, tờ New York Times đã viết rằng, chuyến thăm Hàn Quốc của ông Hagel vào cuối năm 2013 là “chuyến thăm dài nhất của một bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới nước này trong suốt cả một thế hệ”. Giữa lúc ông Obama không thể xuất hiện tại châu Á, ông Hagel đã trở thành gương mặt đại diện cho chính sách xoay trục của Washington về khu vực này.
Trong những tháng gần đây, ông Hagel là người giám sát quá trình thắt chặt hợp tác quốc phòng của Mỹ với Nhật Bản, việc Mỹ nới lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, tăng cường quan hệ an ninh với Philippines…
Không chỉ giúp Mỹ xích lại gần hơn các nước đồng minh và bạn bè ở châu Á, ông Hagel còn là một nhà đối thoại với các đối thủ của Mỹ trong khu vực. Đặc biệt, ông đã xây dựng được mối quan hệ xã giao tốt với các quan chức chính trị và quân sự cao cấp của Trung Quốc.
Dĩ nhiên, nhiệm kỳ của ông Hagel được đánh dấu bởi nhiều giai đoạn căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ, bao gồm việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoan Đông, việc Trung Quốc do thám tại cuộc tập trận chung RIMPAC, vụ Trung Quốc cáo buộc một số sỹ quan quân đội Trung Quốc tội gián điệp…
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Chang Wanquan tuyên bố Trung Quốc sẽ “không thỏa hiệp, không nhượng bộ” trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển với các nước đối tác của Mỹ trong khu vực và cảnh báo Mỹ không nên tham gia vào vấn đề này.
Vào thời điểm mà các nước đồng minh và đối tác bắt đầu nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với nguyên trạng ở khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng, ông Hagel đã đại diện cho tiếng nói trấn an của Washington. Chẳng hạn, tại đối thoại an ninh Shangri-La năm nay, ông Hagel đã kêu gọi Trung Quốc đưa ra lựa chọn, hoặc là “đoàn kết và tái cam kết đối với trật tự ổn định trong khu vực, hoặc là từ bỏ cam kết đó và đặt hòa bình, an ninh của hàng triệu người vào thế rủi ro”.
Những gì Hagel nói không có mấy tính thuyết phục với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Những lời nói của ông vấp phải cả sự hoài nghi và những lời chỉ trích, nhưng ít nhất, ông đã được coi là một người đối thoại thẳng thắn.
Mặc dù chính sách xoay trục của Mỹ chưa có được sự phát triển nào đáng kể dưới thời Hagel giữ cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, chính sách này vẫn đang được duy trì bất chấp việc Bộ Ngoại giao Mỹ ngập trong các vấn đề ở Trung Đông và châu Âu còn Quốc hội nước này không mấy quan tâm tới các vấn đề ở châu Á.
Giờ thì Tổng thống Obama đã quyết định Hagel phải rời Lầu Năm Góc. Ông Obama nói, tháng 11/2014 là “thời điểm phù hợp để Hagel hoàn thành nhiệm vụ”. Những điểm yếu của Hagel, bao gồm việc ông là một “người ngoài” ở Nhà Trắng với tư cách là một thành viên Đảng Cộng hòa, và là một người không giỏi giao tiếp, đã góp phần khiến ông phải từ chức.
Việc Hagel từ chức có thể sẽ đem đến một cơ hội để tăng cường sự gắn kết giữa chính sách đối ngoại và chính sách an ninh thường có xu hướng bị tách riêng của Mỹ. Nhưng ngược lại, vì Hagel là một người ủng hộ đối với chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á, việc ông từ chức có thể sẽ thúc đẩy việc Washington tập trung hơn cho các vấn đề ở châu Âu và Trung Đông, từ đó dẫn đế việc châu Á bị “bỏ mặc”.
Lựa chọn thay thế Hagel sẽ gửi đi một thông điệp quan trọng về các ưu tiên chính sách đối ngoại và an ninh của chính quyền Obama trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Tất cả các gương mặt có khả năng được lựa chọn gồm Ashton Carter, Michele Flournoy, Jack Reed, hay Joe Liberman đều không có mức độ quan tâm tới châu Á như Hagel.
Trước mắt, vấn đề châu Á không có ý nghĩa cấp bách đối với Mỹ như cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, hay ngân sách quốc phòng bị thắt chặt.
Chính sách xoay trục về châu Á được công bố khi bà Hillary Clinton là Ngoại trưởng Mỹ. Khi đó, bà Clinton đưa ra lời đảm bảo rằng, cho dù châu Á không phải là ưu tiên số 1 của Lầu Năm Góc, khu vực này có một vị trí đúng đắn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Người kế nhiệm bà Hillary đã giảm mức độ quan tâm tới khu vực châu Á trong các ưu tiên của mình. Và với việc Hagel rời Lầu Năm Góc, châu Á có thể sẽ lần đầu tiên bị “tụt hạng” trong cả ưu tiên quốc phòng lẫn ngoại giao của Mỹ kể từ khi chính sách xoay trục được công bố.
Theo The Diplomat, nếu Mỹ muốn duy trì vị trí của mình ở châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và sự thống lĩnh toàn cầu nói chung, các nhà lãnh đạo của Mỹ sẽ phải thể hiện sự quan tâm tới khu vực này. Ông Hagel, dù còn có thiếu sót, đã làm được điều đó.
Theo một số nguồn tin, ông Obama đã quyết định rằng việc điều chỉnh đội ngũ nhóm an ninh quốc gia của Nhà Trắng là một việc làm cần thiết trong bối cảnh xung đột trên thế giới gia tăng. Do bất đồng với ông Obama trong một số vấn đề, ông Hagel đã bị Tổng thống gây áp lực dẫn tới việc ông quyết định từ chức.
The Diplomat đánh giá, dù tỏ ra thụ động trong một số vấn đề, Hagel là một nhân vật ủng hộ quan trọng đối với việc Mỹ tái cân bằng về phía châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù nhiều nhà quan sát cho rằng chính quyền Obama chưa thực hiện được nhiều lời hứa đưa ra trong chiến lược xoay trục về phía châu Á kể từ khi bà Hillary Clinton thôi giữ chức Ngoại trưởng, ông Hagel trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng hoàn toàn không phải là một mắt xích yếu trong chiến lược này.
Trong những tháng đầu tiên sau khi được bổ nhiệm, ông Hagel nhanh chóng đã lên đường tới thăm các đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện sự quan tâm của Washington đối với vấn đề quốc phòng ở khu vực.
Khi Chính phủ Mỹ đóng cửa vào cuối năm 2013, khiến Tổng thống Obama phải bỏ lỡ hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và hủy một chuyến công du tới khu vực, ông Hagel vẫn tiếp tục tới thăm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khi đó, tờ New York Times đã viết rằng, chuyến thăm Hàn Quốc của ông Hagel vào cuối năm 2013 là “chuyến thăm dài nhất của một bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới nước này trong suốt cả một thế hệ”. Giữa lúc ông Obama không thể xuất hiện tại châu Á, ông Hagel đã trở thành gương mặt đại diện cho chính sách xoay trục của Washington về khu vực này.
Trong những tháng gần đây, ông Hagel là người giám sát quá trình thắt chặt hợp tác quốc phòng của Mỹ với Nhật Bản, việc Mỹ nới lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, tăng cường quan hệ an ninh với Philippines…
Không chỉ giúp Mỹ xích lại gần hơn các nước đồng minh và bạn bè ở châu Á, ông Hagel còn là một nhà đối thoại với các đối thủ của Mỹ trong khu vực. Đặc biệt, ông đã xây dựng được mối quan hệ xã giao tốt với các quan chức chính trị và quân sự cao cấp của Trung Quốc.
Dĩ nhiên, nhiệm kỳ của ông Hagel được đánh dấu bởi nhiều giai đoạn căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ, bao gồm việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoan Đông, việc Trung Quốc do thám tại cuộc tập trận chung RIMPAC, vụ Trung Quốc cáo buộc một số sỹ quan quân đội Trung Quốc tội gián điệp…
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Chang Wanquan tuyên bố Trung Quốc sẽ “không thỏa hiệp, không nhượng bộ” trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển với các nước đối tác của Mỹ trong khu vực và cảnh báo Mỹ không nên tham gia vào vấn đề này.
Vào thời điểm mà các nước đồng minh và đối tác bắt đầu nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với nguyên trạng ở khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng, ông Hagel đã đại diện cho tiếng nói trấn an của Washington. Chẳng hạn, tại đối thoại an ninh Shangri-La năm nay, ông Hagel đã kêu gọi Trung Quốc đưa ra lựa chọn, hoặc là “đoàn kết và tái cam kết đối với trật tự ổn định trong khu vực, hoặc là từ bỏ cam kết đó và đặt hòa bình, an ninh của hàng triệu người vào thế rủi ro”.
Những gì Hagel nói không có mấy tính thuyết phục với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Những lời nói của ông vấp phải cả sự hoài nghi và những lời chỉ trích, nhưng ít nhất, ông đã được coi là một người đối thoại thẳng thắn.
Mặc dù chính sách xoay trục của Mỹ chưa có được sự phát triển nào đáng kể dưới thời Hagel giữ cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, chính sách này vẫn đang được duy trì bất chấp việc Bộ Ngoại giao Mỹ ngập trong các vấn đề ở Trung Đông và châu Âu còn Quốc hội nước này không mấy quan tâm tới các vấn đề ở châu Á.
Giờ thì Tổng thống Obama đã quyết định Hagel phải rời Lầu Năm Góc. Ông Obama nói, tháng 11/2014 là “thời điểm phù hợp để Hagel hoàn thành nhiệm vụ”. Những điểm yếu của Hagel, bao gồm việc ông là một “người ngoài” ở Nhà Trắng với tư cách là một thành viên Đảng Cộng hòa, và là một người không giỏi giao tiếp, đã góp phần khiến ông phải từ chức.
Việc Hagel từ chức có thể sẽ đem đến một cơ hội để tăng cường sự gắn kết giữa chính sách đối ngoại và chính sách an ninh thường có xu hướng bị tách riêng của Mỹ. Nhưng ngược lại, vì Hagel là một người ủng hộ đối với chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á, việc ông từ chức có thể sẽ thúc đẩy việc Washington tập trung hơn cho các vấn đề ở châu Âu và Trung Đông, từ đó dẫn đế việc châu Á bị “bỏ mặc”.
Lựa chọn thay thế Hagel sẽ gửi đi một thông điệp quan trọng về các ưu tiên chính sách đối ngoại và an ninh của chính quyền Obama trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Tất cả các gương mặt có khả năng được lựa chọn gồm Ashton Carter, Michele Flournoy, Jack Reed, hay Joe Liberman đều không có mức độ quan tâm tới châu Á như Hagel.
Trước mắt, vấn đề châu Á không có ý nghĩa cấp bách đối với Mỹ như cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, hay ngân sách quốc phòng bị thắt chặt.
Chính sách xoay trục về châu Á được công bố khi bà Hillary Clinton là Ngoại trưởng Mỹ. Khi đó, bà Clinton đưa ra lời đảm bảo rằng, cho dù châu Á không phải là ưu tiên số 1 của Lầu Năm Góc, khu vực này có một vị trí đúng đắn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Người kế nhiệm bà Hillary đã giảm mức độ quan tâm tới khu vực châu Á trong các ưu tiên của mình. Và với việc Hagel rời Lầu Năm Góc, châu Á có thể sẽ lần đầu tiên bị “tụt hạng” trong cả ưu tiên quốc phòng lẫn ngoại giao của Mỹ kể từ khi chính sách xoay trục được công bố.
Theo The Diplomat, nếu Mỹ muốn duy trì vị trí của mình ở châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và sự thống lĩnh toàn cầu nói chung, các nhà lãnh đạo của Mỹ sẽ phải thể hiện sự quan tâm tới khu vực này. Ông Hagel, dù còn có thiếu sót, đã làm được điều đó.