Xuất khẩu 9 tháng: Tác động từ FDI và vàng
Sự phục hồi của xuất khẩu có đóng góp lớn của khu vực FDI và tái xuất vàng
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 ước đạt 51,5 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xoay quanh con số này, có một số điểm đáng chú ý như sau.
Thứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu đã phục hồi mạnh mẽ. Nếu như hết quý 1/2010, kim ngạch xuất khẩu mới tăng1,6% so với cùng kỳ; 6 tháng tương ứng tăng 17%; thì đến nay, ước tính tốc độ tăng kim ngạch đã gấp hơn 3 lần so với kế hoạch đề ra là 6%.
Cho đến thời điểm này, đã có 13 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. So với cùng kỳ, đã có thêm 3 mặt hàng nằm trong diện nay, đó là sắt thép và sản phẩm, than đá và cao su.
Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu cũng rút ngắn dần khoảng cách với nhập khẩu. Sau quý 1, chênh lệch tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu là 38,6 điểm phần trăm thì đến hết quý 2, con số này chỉ còn là 12,1 điểm phần trăm; và 9 tháng còn kém khoảng 2,2 điểm phần trăm.
Ngoài ra, với mức tăng trưởng 20,5% so cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đẩu năm 2010 cũng lấy lại được phong độ đỉnh cao của năm 2008. So với con số tương ứng của năm đó, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay vẫn tăng khoảng 5,8% (so với 48,674 tỷ USD).
Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu của cả nước 9 tháng đầu năm chủ yếu do đóng góp của khối doanh nghiệp FDI.
Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm của cả nước tăng 9,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, xuất khẩu của khu vực FDI (không kể dầu thô) trong cùng thời kỳ đã tăng thêm 6,77 tỷ USD.
Với kim ngạch ước đạt gần 27,35 tỷ USD (kể cả dầu thô), khối này chiếm tỷ trọng 53,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nếu không kể dầu thô, con số 23,67 tỷ USD còn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 46%.
Thứ tư, giá nhiều mặt hàng được cải thiện đã góp phần vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của 9 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 83%; sắn và sản phẩm tăng 76,4%; than đá tăng 52%; dầu thô tăng 39,6%; hạt tiêu tăng 38,4%; hạt điều tăng 19%; chè các loại tăng 12,3%... Tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng thêm khoảng 2,5 tỷ USD.
Thứ năm, tái xuất vàng cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu không tính kim ngạch xuất khẩu vàng thì tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng 27% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, nếu tách vàng ra khỏi kim ngạch xuất, nhập khẩu thì nhập siêu 9 tháng đầu năm sẽ chiếm khoảng 23,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua.
Thứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu đã phục hồi mạnh mẽ. Nếu như hết quý 1/2010, kim ngạch xuất khẩu mới tăng1,6% so với cùng kỳ; 6 tháng tương ứng tăng 17%; thì đến nay, ước tính tốc độ tăng kim ngạch đã gấp hơn 3 lần so với kế hoạch đề ra là 6%.
Cho đến thời điểm này, đã có 13 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. So với cùng kỳ, đã có thêm 3 mặt hàng nằm trong diện nay, đó là sắt thép và sản phẩm, than đá và cao su.
Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu cũng rút ngắn dần khoảng cách với nhập khẩu. Sau quý 1, chênh lệch tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu là 38,6 điểm phần trăm thì đến hết quý 2, con số này chỉ còn là 12,1 điểm phần trăm; và 9 tháng còn kém khoảng 2,2 điểm phần trăm.
Ngoài ra, với mức tăng trưởng 20,5% so cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đẩu năm 2010 cũng lấy lại được phong độ đỉnh cao của năm 2008. So với con số tương ứng của năm đó, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay vẫn tăng khoảng 5,8% (so với 48,674 tỷ USD).
Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu của cả nước 9 tháng đầu năm chủ yếu do đóng góp của khối doanh nghiệp FDI.
Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm của cả nước tăng 9,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, xuất khẩu của khu vực FDI (không kể dầu thô) trong cùng thời kỳ đã tăng thêm 6,77 tỷ USD.
Với kim ngạch ước đạt gần 27,35 tỷ USD (kể cả dầu thô), khối này chiếm tỷ trọng 53,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nếu không kể dầu thô, con số 23,67 tỷ USD còn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 46%.
Thứ tư, giá nhiều mặt hàng được cải thiện đã góp phần vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của 9 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 83%; sắn và sản phẩm tăng 76,4%; than đá tăng 52%; dầu thô tăng 39,6%; hạt tiêu tăng 38,4%; hạt điều tăng 19%; chè các loại tăng 12,3%... Tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng thêm khoảng 2,5 tỷ USD.
Thứ năm, tái xuất vàng cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu không tính kim ngạch xuất khẩu vàng thì tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng 27% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, nếu tách vàng ra khỏi kim ngạch xuất, nhập khẩu thì nhập siêu 9 tháng đầu năm sẽ chiếm khoảng 23,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua.