Kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 9 cùng giảm
Tính đến tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã đạt 51,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 60,08 tỷ USD
Tính đến tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã đạt
51,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 60,08 tỷ
USD, đương đương với 11 tháng năm 2009.
Sau khi Tổng cục Hải quan công bố tình ngoại thương nửa đầu tháng 9 với kết quả tương đối khả quan, mới đây Tổng cục Thống kê cũng đưa dự báo kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước đạt 6,1 tỷ USD; nhập khẩu đạt khoảng 7,15 tỷ USD. Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đã giảm khoảng 10% so với tháng trước đó; nhập khẩu cũng giảm nhẹ 1,4% trong so sánh với tháng 8.
Xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu khiến cán cân thương mại tháng 9 gia tăng mức thâm hụt so với các tháng trước đó. Nhập siêu tháng này, như vậy, đã đạt 1,05 tỷ USD, phá vỡ mốc dưới 1 tỷ USD đạt được trong các tháng 4-8/2010 và tạo khoảng cách khá xa với con số 395 triệu USD của tháng liền trước.
Nhìn trên diễn biến các mặt hàng xuất khẩu, có tới 19/24 nhóm giảm về kim ngạch so với tháng trước, trong đó riêng 3 mặt hàng giảm lớn nhất đã “gọt” mất gần 500 triệu USD kim ngạch tháng này (đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm tới 324 triệu USD; dệt may giảm 91 triệu USD; giày dép giảm 87 triệu USD).
Về phía nhập khẩu, dù chỉ có 10/20 mặt hàng giảm kim ngạch nhưng mức giảm rất mạnh ở một số nhóm. Đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu phương tiện vận tải tháng 9 giảm tới 201 triệu USD; xăng dầu giảm 83 triệu USD; phân bón giảm 36 triệu USD; vải giảm 15 triệu USD…
Tuy nhiên, kết quả chung vẫn khá ấn tượng. Tính đến tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã đạt 51,5 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2009; nhập khẩu đạt 60,08 tỷ USD, tăng tương ứng 22,7%. Nhập siêu đến thời điểm này vào khoảng 8,58 tỷ USD, bằng 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2009 nhập siêu 7,16 tỷ USD).
So với năm 2009, mức kim ngạch xuất và nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đã tương đương với 11 tháng. Nếu so với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tính đến thời điểm này vẫn tăng khoảng 5,8%; nhập khẩu ngược lại giảm khoảng 6,5%.
Với mức tăng trưởng đều trên 22-23%, áp vào chỉ tiêu kế hoạch cả năm, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm nay sẽ về địch trước khoảng 1 tháng (so với 60 tỷ USD và 73,6 tỷ USD).
Đóng góp vào kết quả kể trên, 23 trên tổng số 26 mặt hàng xuất khẩu đã có sự tăng trưởng khá trong 9 tháng đầu năm nay. Có tới 6 mặt hàng đạt mức tăng trưởng trên 50%, trong đó tăng cao nhất là sắt thép với 193% so với cùng kỳ.
Đến thời điểm này, đã có 13 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Dẫn đầu trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao là dệt may với gần 8,04 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Trong 3 tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đều vượt 1 tỷ USD và đang tiến gần tới khả năng đạt mục tiêu 10,5 tỷ USD kim ngạch của năm nay.
Nông sản có 5 đại diện trong nhóm này, bao gồm thủy sản, cà phê, gạo, cao su và gỗ, trong đó đáng chú ý là sự “trở lại” của gạo với 5,6 triệu tấn xuất khẩu, đạt kim ngạch 2,59 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và 15,2% về giá trị so với cùng kỳ.
Ngược lại, các mặt hàng khoáng sản như than đá, dầu thô có sự suy giảm mạnh về lượng xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu than đá 9 tháng đầu năm mới đạt gần 14,7 triệu tấn, tương đương khoảng 1,16 tỷ USD, giảm 17% về lượng nhưng tăng 16,2% về giá trị; dầu thô xuất khẩu đạt gần 6,08 triệu tấn, thu về 3,67 tỷ USD, giảm 44,3% về lượng và giảm 22,2% về kim ngạch.
Đối với nhập khẩu, cũng đã có 13 mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD. Dẫn đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch 9,69 tỷ USD. Tiếp đến là xăng dầu đạt 4,87 tỷ USD; sắt thép 4,22 tỷ USD; vải 3,84 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 3,51 tỷ USD…
Sau khi Tổng cục Hải quan công bố tình ngoại thương nửa đầu tháng 9 với kết quả tương đối khả quan, mới đây Tổng cục Thống kê cũng đưa dự báo kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước đạt 6,1 tỷ USD; nhập khẩu đạt khoảng 7,15 tỷ USD. Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đã giảm khoảng 10% so với tháng trước đó; nhập khẩu cũng giảm nhẹ 1,4% trong so sánh với tháng 8.
Xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu khiến cán cân thương mại tháng 9 gia tăng mức thâm hụt so với các tháng trước đó. Nhập siêu tháng này, như vậy, đã đạt 1,05 tỷ USD, phá vỡ mốc dưới 1 tỷ USD đạt được trong các tháng 4-8/2010 và tạo khoảng cách khá xa với con số 395 triệu USD của tháng liền trước.
Nhìn trên diễn biến các mặt hàng xuất khẩu, có tới 19/24 nhóm giảm về kim ngạch so với tháng trước, trong đó riêng 3 mặt hàng giảm lớn nhất đã “gọt” mất gần 500 triệu USD kim ngạch tháng này (đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm tới 324 triệu USD; dệt may giảm 91 triệu USD; giày dép giảm 87 triệu USD).
Về phía nhập khẩu, dù chỉ có 10/20 mặt hàng giảm kim ngạch nhưng mức giảm rất mạnh ở một số nhóm. Đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu phương tiện vận tải tháng 9 giảm tới 201 triệu USD; xăng dầu giảm 83 triệu USD; phân bón giảm 36 triệu USD; vải giảm 15 triệu USD…
Tuy nhiên, kết quả chung vẫn khá ấn tượng. Tính đến tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã đạt 51,5 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2009; nhập khẩu đạt 60,08 tỷ USD, tăng tương ứng 22,7%. Nhập siêu đến thời điểm này vào khoảng 8,58 tỷ USD, bằng 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2009 nhập siêu 7,16 tỷ USD).
So với năm 2009, mức kim ngạch xuất và nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đã tương đương với 11 tháng. Nếu so với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tính đến thời điểm này vẫn tăng khoảng 5,8%; nhập khẩu ngược lại giảm khoảng 6,5%.
Với mức tăng trưởng đều trên 22-23%, áp vào chỉ tiêu kế hoạch cả năm, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm nay sẽ về địch trước khoảng 1 tháng (so với 60 tỷ USD và 73,6 tỷ USD).
Đóng góp vào kết quả kể trên, 23 trên tổng số 26 mặt hàng xuất khẩu đã có sự tăng trưởng khá trong 9 tháng đầu năm nay. Có tới 6 mặt hàng đạt mức tăng trưởng trên 50%, trong đó tăng cao nhất là sắt thép với 193% so với cùng kỳ.
Đến thời điểm này, đã có 13 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Dẫn đầu trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao là dệt may với gần 8,04 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Trong 3 tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đều vượt 1 tỷ USD và đang tiến gần tới khả năng đạt mục tiêu 10,5 tỷ USD kim ngạch của năm nay.
Nông sản có 5 đại diện trong nhóm này, bao gồm thủy sản, cà phê, gạo, cao su và gỗ, trong đó đáng chú ý là sự “trở lại” của gạo với 5,6 triệu tấn xuất khẩu, đạt kim ngạch 2,59 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và 15,2% về giá trị so với cùng kỳ.
Ngược lại, các mặt hàng khoáng sản như than đá, dầu thô có sự suy giảm mạnh về lượng xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu than đá 9 tháng đầu năm mới đạt gần 14,7 triệu tấn, tương đương khoảng 1,16 tỷ USD, giảm 17% về lượng nhưng tăng 16,2% về giá trị; dầu thô xuất khẩu đạt gần 6,08 triệu tấn, thu về 3,67 tỷ USD, giảm 44,3% về lượng và giảm 22,2% về kim ngạch.
Đối với nhập khẩu, cũng đã có 13 mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD. Dẫn đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch 9,69 tỷ USD. Tiếp đến là xăng dầu đạt 4,87 tỷ USD; sắt thép 4,22 tỷ USD; vải 3,84 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 3,51 tỷ USD…