Xuất khẩu cà phê và bài học cay đắng
Xuất khẩu cà phê đang đối mặt với tình trạng vô cùng khó khăn với giá bán giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua
Xuất khẩu cà phê đang đối mặt với tình trạng vô cùng khó khăn với giá bán giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Lượng cà phê xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2010 là 280 nghìn tấn, đạt giá trị 411 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 26,78% về lượng và 12,52% về giá trị.
Như vậy, khác với tính toán ban đầu là năm nay xuất khẩu cà phê sẽ khởi sắc do khủng hoảng kinh tế đang qua đi, nhưng thực tế khởi đầu năm 2010 của ngành cà phê đã ảm đạm hơn so với năm 2009.
Mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã họp với các bộ, ngành liên quan về biện pháp hỗ trợ thu mua tạm trữ cà phê cho nông dân, và đề ra các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê.
Vẫn bị giới đầu cơ nước ngoài thao túng
Trước khi kết thúc năm 2009, ngành cà phê Việt Nam đã rất lạc quan tin tưởng rằng sang năm 2010, xuất khẩu cà phê sẽ nhanh chóng hồi phục. Thế nhưng, diễn biến tiêu thụ cà phê đã tồi tệ hơn rất nhiều, nằm ngoài dự báo.
Hiện giá cà phê đang xuống rất thấp, giảm 15-25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước Tết giá giao dịch cà phê dù ở mức thấp, nhưng vẫn còn ở mức 1.350-1.360 USD/tấn. Thế nhưng từ sau khi hết kỳ nghỉ Tết, giá cà phê đã “lao dốc không phanh”. Chỉ trong vòng 2 tuần, giá cà phê từ hơn 1.300 USD/tấn, đã rơi thẳng xuống chỉ còn 1.210 USD/tấn vào ngày 25/2/2010.
Từ cuối năm 2008 đến nay, giá cà phê luôn biến động thất thường, có lúc tăng lên 1.600 - 1.700 USD/tấn rồi rơi xuống 1.200 USD/tấn (giá FOB tại cảng Tp.HCM), gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Phân tích nguyên nhân giá cà phê luôn trồi sụt như vậy, ông Vân Thành Huy, Tổng giám đốc Công ty Inexim Đắc Lắc cho rằng, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng. Khi họ biết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lô hàng “bán trừ lùi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lên), nên họ đã cố tình ép giá xuống.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhận định, ngành cà phê trong nước phải đối mặt với những biến động quá lớn, diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê theo phương thức trừ lùi đang bị thua lỗ rất nặng, vì có những doanh nghiệp ký hợp đồng trừ lùi lên đến 90-100 USD/tấn, thậm chí 120 USD/tấn lúc đầu vụ.
Đây là bài học cay đắng mà VICOFA dù đã cảnh báo mấy năm nay, nhưng các doanh nghiệp vẫn không tránh được. Theo một số chuyên gia, nhà đầu cơ thường sử dụng sức mạnh tài chính để khống chế và ép giá xuống. Vì vậy phải tìm mọi cách không để cho nhà đầu cơ gây sức ép. Trong xu thế giá giảm kiên quyết không giao dịch theo hợp đồng trừ lùi mà bán theo hình thức giao ngay.
Sẽ thu mua tạm trữ 200 nghìn tấn cà phê
Niên vụ năm 2009/2010 cả nước thu hoạch được gần 1 triệu tấn cà phê. Hàng năm, các nước ở Bắc bán cầu thu hoạch cà phê từ tháng 10 đến tháng 12 năm sau, còn các nước ở Nam bán cầu thu hoạch cà phê từ cuối tháng 4 đến tháng 6. Bởi vậy, Viêt Nam thường xuất khẩu mạnh cà phê trong quý 4 năm trước và quý 1 năm sau.
Thế nhưng, năm nay chúng ta đã không đủ sức điều tiết được thị trường thế giới, nên tiêu thụ quá chậm. Đến thời điểm này chỉ còn 1,5 tháng là chúng ta sẽ phải “nhường” thị trường cho Brazil, nhưng hiện trong các hộ nông dân trồng cà phê cả nước vẫn còn khoảng 600 nghìn tấn cà phê chưa tiêu thụ được. Hiện các doanh nghiệp đang thu mua cà phê từ nông dân chỉ với giá hơn 22 triệu đồng/tấn. Trong khi cà phê rớt giá, thì giá xăng, dầu lại tăng khiến người trồng cà phê càng điêu đứng.
Tại cuộc họp về thu mua tạm trữ cà phê, VICOFA đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét có chính sách ưu đãi vốn vay để doanh nghiệp có thể mua và ký gửi cho bà con khoảng 200.000 tấn cà phê nhân mỗi năm, chọn thời điểm thích hợp bán ra để điều tiết thị trường. Kiến nghị này đã được các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính đồng tình. Vấn đề hiện nay là phải chọn được doanh nghiệp có đủ năng lực và uy tín để làm “đầu tàu” triển khai thu mua tạm trữ như cách làm của ngành lương thực.
Về lâu dài, để không bị các nhà đầu cơ nước ngoài thao túng, cần nhanh đưa sàn giao dịch cà phê của nước ta đi vào hoạt động. Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đang chuẩn bị các bước cần thiết để triển khai dịch vụ giao dịch cà phê kỳ hạn vào tháng 4 tới đây tương tự như các sàn giao dịch cà phê ở London hay New York.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hà, Giám đốc BCEC, dịch vụ giao dịch kỳ hạn tại sàn BCEC sẽ dựa trên nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, đáp ứng các kế hoạch kinh doanh dài hạn, đồng thời nhằm chuẩn hoá thị trường nội địa và giảm thiểu thời gian chuẩn bị hàng hóa cho các nhà xuất khẩu khi mua hàng tại sàn.
Lượng cà phê xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2010 là 280 nghìn tấn, đạt giá trị 411 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 26,78% về lượng và 12,52% về giá trị.
Như vậy, khác với tính toán ban đầu là năm nay xuất khẩu cà phê sẽ khởi sắc do khủng hoảng kinh tế đang qua đi, nhưng thực tế khởi đầu năm 2010 của ngành cà phê đã ảm đạm hơn so với năm 2009.
Mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã họp với các bộ, ngành liên quan về biện pháp hỗ trợ thu mua tạm trữ cà phê cho nông dân, và đề ra các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê.
Vẫn bị giới đầu cơ nước ngoài thao túng
Trước khi kết thúc năm 2009, ngành cà phê Việt Nam đã rất lạc quan tin tưởng rằng sang năm 2010, xuất khẩu cà phê sẽ nhanh chóng hồi phục. Thế nhưng, diễn biến tiêu thụ cà phê đã tồi tệ hơn rất nhiều, nằm ngoài dự báo.
Hiện giá cà phê đang xuống rất thấp, giảm 15-25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước Tết giá giao dịch cà phê dù ở mức thấp, nhưng vẫn còn ở mức 1.350-1.360 USD/tấn. Thế nhưng từ sau khi hết kỳ nghỉ Tết, giá cà phê đã “lao dốc không phanh”. Chỉ trong vòng 2 tuần, giá cà phê từ hơn 1.300 USD/tấn, đã rơi thẳng xuống chỉ còn 1.210 USD/tấn vào ngày 25/2/2010.
Từ cuối năm 2008 đến nay, giá cà phê luôn biến động thất thường, có lúc tăng lên 1.600 - 1.700 USD/tấn rồi rơi xuống 1.200 USD/tấn (giá FOB tại cảng Tp.HCM), gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Phân tích nguyên nhân giá cà phê luôn trồi sụt như vậy, ông Vân Thành Huy, Tổng giám đốc Công ty Inexim Đắc Lắc cho rằng, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng. Khi họ biết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lô hàng “bán trừ lùi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lên), nên họ đã cố tình ép giá xuống.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhận định, ngành cà phê trong nước phải đối mặt với những biến động quá lớn, diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê theo phương thức trừ lùi đang bị thua lỗ rất nặng, vì có những doanh nghiệp ký hợp đồng trừ lùi lên đến 90-100 USD/tấn, thậm chí 120 USD/tấn lúc đầu vụ.
Đây là bài học cay đắng mà VICOFA dù đã cảnh báo mấy năm nay, nhưng các doanh nghiệp vẫn không tránh được. Theo một số chuyên gia, nhà đầu cơ thường sử dụng sức mạnh tài chính để khống chế và ép giá xuống. Vì vậy phải tìm mọi cách không để cho nhà đầu cơ gây sức ép. Trong xu thế giá giảm kiên quyết không giao dịch theo hợp đồng trừ lùi mà bán theo hình thức giao ngay.
Sẽ thu mua tạm trữ 200 nghìn tấn cà phê
Niên vụ năm 2009/2010 cả nước thu hoạch được gần 1 triệu tấn cà phê. Hàng năm, các nước ở Bắc bán cầu thu hoạch cà phê từ tháng 10 đến tháng 12 năm sau, còn các nước ở Nam bán cầu thu hoạch cà phê từ cuối tháng 4 đến tháng 6. Bởi vậy, Viêt Nam thường xuất khẩu mạnh cà phê trong quý 4 năm trước và quý 1 năm sau.
Thế nhưng, năm nay chúng ta đã không đủ sức điều tiết được thị trường thế giới, nên tiêu thụ quá chậm. Đến thời điểm này chỉ còn 1,5 tháng là chúng ta sẽ phải “nhường” thị trường cho Brazil, nhưng hiện trong các hộ nông dân trồng cà phê cả nước vẫn còn khoảng 600 nghìn tấn cà phê chưa tiêu thụ được. Hiện các doanh nghiệp đang thu mua cà phê từ nông dân chỉ với giá hơn 22 triệu đồng/tấn. Trong khi cà phê rớt giá, thì giá xăng, dầu lại tăng khiến người trồng cà phê càng điêu đứng.
Tại cuộc họp về thu mua tạm trữ cà phê, VICOFA đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét có chính sách ưu đãi vốn vay để doanh nghiệp có thể mua và ký gửi cho bà con khoảng 200.000 tấn cà phê nhân mỗi năm, chọn thời điểm thích hợp bán ra để điều tiết thị trường. Kiến nghị này đã được các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính đồng tình. Vấn đề hiện nay là phải chọn được doanh nghiệp có đủ năng lực và uy tín để làm “đầu tàu” triển khai thu mua tạm trữ như cách làm của ngành lương thực.
Về lâu dài, để không bị các nhà đầu cơ nước ngoài thao túng, cần nhanh đưa sàn giao dịch cà phê của nước ta đi vào hoạt động. Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đang chuẩn bị các bước cần thiết để triển khai dịch vụ giao dịch cà phê kỳ hạn vào tháng 4 tới đây tương tự như các sàn giao dịch cà phê ở London hay New York.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hà, Giám đốc BCEC, dịch vụ giao dịch kỳ hạn tại sàn BCEC sẽ dựa trên nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, đáp ứng các kế hoạch kinh doanh dài hạn, đồng thời nhằm chuẩn hoá thị trường nội địa và giảm thiểu thời gian chuẩn bị hàng hóa cho các nhà xuất khẩu khi mua hàng tại sàn.