Xuất khẩu có cần quỹ hỗ trợ xuất khẩu?
Việc xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp
Theo thoả thuận gia nhập WTO, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bãi bỏ quỹ hỗ trợ phát triển.
Và ngay trong quý 4 này, Bộ Tài chính cùng các bộ liên quan sẽ trình Chính phủ việc điều chỉnh, thay đổi các chính sách, cơ chế hiện hành nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu phù hợp với các cam kết trong WTO.
Không ảnh hưởng lớn
Số liệu xuất khẩu những tháng đầu năm 2008 cho thấy việc xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu không ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 48,5 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI (không kể dầu thô) đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,1%. Đây là chiều hướng thuận lợi cho cán cân thương mại.
Trên thực tế, sau hai năm gia nhập WTO, cơ cấu xuất khẩu đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực. Từ những sản phẩm thô (dầu mỏ, than đá, gạo) đã chuyển sang sản phẩm chế biến (dệt may, gỗ, nhựa). Mặc dù nông nghiệp và khai khoáng vẫn là hai ngành chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu, nhưng vai trò của chúng đã có chiều hướng giảm. Tỷ trọng của dầu thô trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống còn 17,5% trong năm 2007.
Điều đó đã chứng tỏ Việt Nam đã ít nhiều phát huy được lợi thế “động” bên cạnh việc tận dụng những lợi thế “tĩnh” vốn có của mình. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến vẫn là lắp ráp và gia công hàng hoá có hàm lượng giá trị gia tăng thấp.
Danh mục hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hoá dần với tỷ trọng 10 mặt hàng quan trọng nhất trong xuất khẩu giảm nhẹ từ 73,8% xuống 70,8%, trong đó phần giảm chủ yếu thuộc về nông sản (hải sản, cao su, gạo) và khoáng sản (dầu thô, than đá). Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đã đa dạng hơn. Bên cạnh thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã thâm nhập được vào các thị trường trọng yếu trên thế giới như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản.
Theo cam kết WTO, Việt Nam đã xoá bỏ các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu đối với tất cả các ngành công nghiệp (trừ các biện pháp trợ cấp dưới dạng ưu đãi đầu tư, nhưng không kể ngành dệt may, đã được áp dụng trước thời điểm gia nhập WTO thì sẽ được bảo lưu trong vòng 5 năm tiếp theo). Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, việc bãi bỏ hai hình thức trợ cấp này sẽ ảnh hưởng không nhiều đến các doanh nghiệp.
Thậm chí các chuyên gia còn dự báo xuất khẩu năm 2008 sẽ đạt khoảng 62-63 tỷ USD, tăng xấp xỉ 30% so với năm 2007. Đây là mức cao hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 20-22%. Qua những kết quả đạt được và triển vọng trong hoạt động xuất khẩu của năm nay cho thấy Việt Nam đã tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ việc xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu không tác động lớn đến xuất khẩu.
Hệ lụy của cơ chế “phi thị trường”
Tuy nhiên, do những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng nhập khẩu cao như dệt may, đồ nội thất nên rất dễ bị tổn thương, vì chỉ cần có sự thay đổi về cơ chế hoặc chính sách ở những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ thì rủi ro xảy ra rất lớn.
Nguy cơ này đang trở thành hiện thực khi các chuyên gia cảnh báo về những hệ luỵ từ việc kinh tế Mỹ đang đi xuống hiện nay.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng thực sự xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ đã và đang bị ảnh hưởng mạnh và tình hình sẽ xấu đi trong năm 2009, và sẽ tác động xấu đến sản xuất trong nước, làm giảm mức tăng trưởng.
Ngoài ra, một trở ngại nữa đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam được các chuyên gia hết sức lưu ý, đó là việc Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nên càng có nguy cơ đối mặt với những vụ kiện điều tra chống bán phá giá do các thành viên WTO áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đặc biệt, cái “gông” cơ chế phi thị trường mà Việt Nam phải “đeo” đến hết 31/12/2018 khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị các thành viên WTO đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp một cách tuỳ tiện, phân biệt đối xử mà Việt Nam không có khả năng khiếu kiện ở cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Hậu quả của việc áp dụng quy chế kinh tế phi thị trường là các thành viên WTO sẽ dễ dàng kết luận hàng xuất khẩu của ta bị bán phá giá hơn so với khi áp dụng đúng quy định về chống bán phá giá của WTO...
Bằng chứng là EU sẽ gia hạn các biểu thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2009 (tương ứng là 10% và 16,5%). Những biện pháp chống bán phá giá được EU đưa ra vào năm 2006 nhằm đối phó với sự thâm nhập thị trường châu Âu của các sản phẩm giày da từ Trung Quốc và Việt Nam, mà EU cho là “cạnh tranh không công bằng” do các sản phẩm này được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước.
Tuy nhiên, theo TS. Lê Đăng Doanh, vị thế thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam đấu tranh tốt hơn trong các vụ kiện này do Việt Nam có thể phối hợp với các nước thành viên khác có chung lợi ích để có tiếng nói chung trong WTO. Hơn nữa, để có thể vượt qua những trở ngại trên, chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra hai cách.
Trước tiên, các doanh nghiệp nên phát triển các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tập trung vào các mặt hàng chế biến, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. Thứ hai, cần tận dụng triệt để những quyền lợi là thành viên WTO được hưởng, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn.
Và ngay trong quý 4 này, Bộ Tài chính cùng các bộ liên quan sẽ trình Chính phủ việc điều chỉnh, thay đổi các chính sách, cơ chế hiện hành nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu phù hợp với các cam kết trong WTO.
Không ảnh hưởng lớn
Số liệu xuất khẩu những tháng đầu năm 2008 cho thấy việc xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu không ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 48,5 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI (không kể dầu thô) đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,1%. Đây là chiều hướng thuận lợi cho cán cân thương mại.
Trên thực tế, sau hai năm gia nhập WTO, cơ cấu xuất khẩu đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực. Từ những sản phẩm thô (dầu mỏ, than đá, gạo) đã chuyển sang sản phẩm chế biến (dệt may, gỗ, nhựa). Mặc dù nông nghiệp và khai khoáng vẫn là hai ngành chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu, nhưng vai trò của chúng đã có chiều hướng giảm. Tỷ trọng của dầu thô trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống còn 17,5% trong năm 2007.
Điều đó đã chứng tỏ Việt Nam đã ít nhiều phát huy được lợi thế “động” bên cạnh việc tận dụng những lợi thế “tĩnh” vốn có của mình. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến vẫn là lắp ráp và gia công hàng hoá có hàm lượng giá trị gia tăng thấp.
Danh mục hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hoá dần với tỷ trọng 10 mặt hàng quan trọng nhất trong xuất khẩu giảm nhẹ từ 73,8% xuống 70,8%, trong đó phần giảm chủ yếu thuộc về nông sản (hải sản, cao su, gạo) và khoáng sản (dầu thô, than đá). Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đã đa dạng hơn. Bên cạnh thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã thâm nhập được vào các thị trường trọng yếu trên thế giới như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản.
Theo cam kết WTO, Việt Nam đã xoá bỏ các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu đối với tất cả các ngành công nghiệp (trừ các biện pháp trợ cấp dưới dạng ưu đãi đầu tư, nhưng không kể ngành dệt may, đã được áp dụng trước thời điểm gia nhập WTO thì sẽ được bảo lưu trong vòng 5 năm tiếp theo). Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, việc bãi bỏ hai hình thức trợ cấp này sẽ ảnh hưởng không nhiều đến các doanh nghiệp.
Thậm chí các chuyên gia còn dự báo xuất khẩu năm 2008 sẽ đạt khoảng 62-63 tỷ USD, tăng xấp xỉ 30% so với năm 2007. Đây là mức cao hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 20-22%. Qua những kết quả đạt được và triển vọng trong hoạt động xuất khẩu của năm nay cho thấy Việt Nam đã tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ việc xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu không tác động lớn đến xuất khẩu.
Hệ lụy của cơ chế “phi thị trường”
Tuy nhiên, do những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng nhập khẩu cao như dệt may, đồ nội thất nên rất dễ bị tổn thương, vì chỉ cần có sự thay đổi về cơ chế hoặc chính sách ở những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ thì rủi ro xảy ra rất lớn.
Nguy cơ này đang trở thành hiện thực khi các chuyên gia cảnh báo về những hệ luỵ từ việc kinh tế Mỹ đang đi xuống hiện nay.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng thực sự xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ đã và đang bị ảnh hưởng mạnh và tình hình sẽ xấu đi trong năm 2009, và sẽ tác động xấu đến sản xuất trong nước, làm giảm mức tăng trưởng.
Ngoài ra, một trở ngại nữa đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam được các chuyên gia hết sức lưu ý, đó là việc Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nên càng có nguy cơ đối mặt với những vụ kiện điều tra chống bán phá giá do các thành viên WTO áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đặc biệt, cái “gông” cơ chế phi thị trường mà Việt Nam phải “đeo” đến hết 31/12/2018 khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị các thành viên WTO đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp một cách tuỳ tiện, phân biệt đối xử mà Việt Nam không có khả năng khiếu kiện ở cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Hậu quả của việc áp dụng quy chế kinh tế phi thị trường là các thành viên WTO sẽ dễ dàng kết luận hàng xuất khẩu của ta bị bán phá giá hơn so với khi áp dụng đúng quy định về chống bán phá giá của WTO...
Bằng chứng là EU sẽ gia hạn các biểu thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2009 (tương ứng là 10% và 16,5%). Những biện pháp chống bán phá giá được EU đưa ra vào năm 2006 nhằm đối phó với sự thâm nhập thị trường châu Âu của các sản phẩm giày da từ Trung Quốc và Việt Nam, mà EU cho là “cạnh tranh không công bằng” do các sản phẩm này được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước.
Tuy nhiên, theo TS. Lê Đăng Doanh, vị thế thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam đấu tranh tốt hơn trong các vụ kiện này do Việt Nam có thể phối hợp với các nước thành viên khác có chung lợi ích để có tiếng nói chung trong WTO. Hơn nữa, để có thể vượt qua những trở ngại trên, chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra hai cách.
Trước tiên, các doanh nghiệp nên phát triển các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tập trung vào các mặt hàng chế biến, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. Thứ hai, cần tận dụng triệt để những quyền lợi là thành viên WTO được hưởng, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn.