“Xuất khẩu gạo có thể vượt mục tiêu”
Hỏi chuyện Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình xuất khẩu gạo năm nay
Hỏi chuyện ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình xuất khẩu gạo năm nay.
Ông đánh giá thế nào về nguồn cung lúa hàng hóa ở ĐBSCL trong vụ lúa thu đông năm nay?
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, sản lượng lúa của chúng ta năm nay sẽ đạt khoảng 38,5 triệu tấn, tăng hơn 2007 khoảng 2,6 triệu tấn. Riêng diện lúa thu đông năm nay ở ĐBSCL đạt khoảng 430.000 ha so với 230.000 ha của năm 2007, vì vậy lượng lúa hàng hóa trong vụ này được tăng thêm đáng kể.
Dù các doanh nghiệp chỉ cần xuất thêm 600.000 tấn là đạt chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo của năm 2008, song lượng gạo tồn kho của riêng các doanh nghiệp đã lên đến 1 triệu tấn. Chưa kể còn lượng gạo hàng hóa không nhỏ còn tồn trong dân.
Do đó, có thể nói nguồn gạo xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 là rất dồi dào và có thể vượt mục tiêu 4,5 triệu tấn của năm nay.
Vấn đề là các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm kiếm và ký kết các hợp đồng mới, vừa đảm bảo người nông dân có lãi vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Nhưng lại có nhiều lo ngại liệu xuất khẩu hết gạo sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong nước?
Ngay sau vụ lúa thu đông, cả nước sẽ bước vào sản xuất vụ đông xuân 2008 - 2009, đây là vụ sản xuất tập trung, chắc ăn nhất và cung cấp tới 50% sản lượng lương thực của cả năm.
Ở miền Bắc, miền Trung, những năm qua chúng ta đã có kinh nghiệm đối phó với hạn hán, rét đậm, rét hại nên sản lượng lương thực những năm qua luôn được đảm bảo còn ở ĐBSCL vụ lúa đông xuân bắt đầu từ tháng 11-12 năm trước, nên đầu năm sau chúng ta đã có lúa hàng hóa để gối đầu, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Nguồn cung không thiếu, nhu cầu cũng bắt đầu tăng nhưng người dân vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ lúa, tại sao, thưa ông?
Thời gian qua, Chính phủ có quyết định kịp thời để điều chỉnh hạn mức xuất khẩu gạo cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp chủ động ký kết các hợp đồng tiêu thụ gạo với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp bằng hình thức cho vay với lãi suất hợp lý để mua 1 triệu tấn gạo hàng hóa cho người dân.
Tuy nhiên, tôi cho rằng cái khó hiện nay vẫn do lãi suất ngân hàng còn cao khiến các doanh nghiệp khi thu mua gạo của dân mà chưa ký được ngay hợp đồng tiêu thụ thì phải dự trữ trong kho và phải chịu lãi. Còn người dân do không có kho dự trữ nên buộc phải bán ngay lúa mới thu hoạch để lấy vốn tái sản xuất bởi lãi suất ngân hàng cao, mặc dù có chính sách tín dụng ưu đãi cho nông dân trong bối cảnh lạm phát, giá vật tư nông nghiệp tăng cao.
Liệu năm sau chúng ta có thể xuất khẩu vượt 5 triệu tấn gạo không, thưa ông?
Ngành nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa có quan hệ mật thiết với môi trường, thổ nhưỡng, cây trồng. Với thể thống nhất đó thì nếu môi trường thay đổi chắc chắn sẽ tác động đến cây trồng. Với diễn biến phức tạp của thời tiết như bây giờ thì chưa thể nói trước được điều gì...
Ngay cả hồi đầu năm 2008, khi miền Bắc gánh chịu đợt rét đậm rét hại kỷ lục 38 ngày khiến thời vụ gieo trồng lùi xuống tận tháng 3, trong khi giá lương thực lên cao, nhưng chúng ta vẫn phải hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực, bởi không thể dự báo được sản lượng lúa lúc đó khi vừa mới gieo cấy xong.
Ông đánh giá thế nào về nguồn cung lúa hàng hóa ở ĐBSCL trong vụ lúa thu đông năm nay?
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, sản lượng lúa của chúng ta năm nay sẽ đạt khoảng 38,5 triệu tấn, tăng hơn 2007 khoảng 2,6 triệu tấn. Riêng diện lúa thu đông năm nay ở ĐBSCL đạt khoảng 430.000 ha so với 230.000 ha của năm 2007, vì vậy lượng lúa hàng hóa trong vụ này được tăng thêm đáng kể.
Dù các doanh nghiệp chỉ cần xuất thêm 600.000 tấn là đạt chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo của năm 2008, song lượng gạo tồn kho của riêng các doanh nghiệp đã lên đến 1 triệu tấn. Chưa kể còn lượng gạo hàng hóa không nhỏ còn tồn trong dân.
Do đó, có thể nói nguồn gạo xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 là rất dồi dào và có thể vượt mục tiêu 4,5 triệu tấn của năm nay.
Vấn đề là các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm kiếm và ký kết các hợp đồng mới, vừa đảm bảo người nông dân có lãi vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Nhưng lại có nhiều lo ngại liệu xuất khẩu hết gạo sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong nước?
Ngay sau vụ lúa thu đông, cả nước sẽ bước vào sản xuất vụ đông xuân 2008 - 2009, đây là vụ sản xuất tập trung, chắc ăn nhất và cung cấp tới 50% sản lượng lương thực của cả năm.
Ở miền Bắc, miền Trung, những năm qua chúng ta đã có kinh nghiệm đối phó với hạn hán, rét đậm, rét hại nên sản lượng lương thực những năm qua luôn được đảm bảo còn ở ĐBSCL vụ lúa đông xuân bắt đầu từ tháng 11-12 năm trước, nên đầu năm sau chúng ta đã có lúa hàng hóa để gối đầu, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Nguồn cung không thiếu, nhu cầu cũng bắt đầu tăng nhưng người dân vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ lúa, tại sao, thưa ông?
Thời gian qua, Chính phủ có quyết định kịp thời để điều chỉnh hạn mức xuất khẩu gạo cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp chủ động ký kết các hợp đồng tiêu thụ gạo với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp bằng hình thức cho vay với lãi suất hợp lý để mua 1 triệu tấn gạo hàng hóa cho người dân.
Tuy nhiên, tôi cho rằng cái khó hiện nay vẫn do lãi suất ngân hàng còn cao khiến các doanh nghiệp khi thu mua gạo của dân mà chưa ký được ngay hợp đồng tiêu thụ thì phải dự trữ trong kho và phải chịu lãi. Còn người dân do không có kho dự trữ nên buộc phải bán ngay lúa mới thu hoạch để lấy vốn tái sản xuất bởi lãi suất ngân hàng cao, mặc dù có chính sách tín dụng ưu đãi cho nông dân trong bối cảnh lạm phát, giá vật tư nông nghiệp tăng cao.
Liệu năm sau chúng ta có thể xuất khẩu vượt 5 triệu tấn gạo không, thưa ông?
Ngành nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa có quan hệ mật thiết với môi trường, thổ nhưỡng, cây trồng. Với thể thống nhất đó thì nếu môi trường thay đổi chắc chắn sẽ tác động đến cây trồng. Với diễn biến phức tạp của thời tiết như bây giờ thì chưa thể nói trước được điều gì...
Ngay cả hồi đầu năm 2008, khi miền Bắc gánh chịu đợt rét đậm rét hại kỷ lục 38 ngày khiến thời vụ gieo trồng lùi xuống tận tháng 3, trong khi giá lương thực lên cao, nhưng chúng ta vẫn phải hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực, bởi không thể dự báo được sản lượng lúa lúc đó khi vừa mới gieo cấy xong.