Xuất khẩu nông sản được giá
Xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông lâm thủy sản đều tăng mạnh nhờ giá bán tăng cao
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản tháng 2 ước đạt 1,5 tỷ USD đưa tổng kim ngạch 2 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 3,6 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông lâm thủy sản đều tăng mạnh nhờ giá bán tăng cao.
Trong đó, ước kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 2 đạt 400 triệu USD đưa xuất khẩu thuỷ sản 2 tháng lên 835 triệu USD, tăng 54,4% so cùng kỳ. Gỗ và sản phẩm gỗ, ước kim ngạch tháng 2 đạt 200 triệu USD, tổng giá trị xuất khẩu của 2 tháng đạt 548 triệu USD, tăng 17,6%.
Các thị trường lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 63,7% tỷ trọng đều tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính tháng 2 ước đạt 816 triệu USD, 2 tháng đầu năm đạt 2 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ.
Cà phê đang là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất về giá trị sau 2 năm lao đao, hiện giá cà phê xuất khẩu đang ở mức kỷ lục cao nhất trong vòng 13 năm qua. Nhờ vậy, mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng không đáng kể (chỉ tăng 2,2%), nhưng giá trị kim ngạch thu về trong 2 tháng đầu năm tăng tới 40,4% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 2 ước đạt 80 nghìn tấn, giá trị đạt 155 triệu USD; đưa khối lượng 2 tháng lên 225 nghìn tấn và giá trị lên 438 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân đang cao ngất ngưởng: 1946 USD/tấn, tăng 38,5% so với cùng kỳ.
Nếu cả năm vẫn giữ khối lượng xuất khẩu như năm 2010, và giá xuất khẩu bình quân vẫn giữ được như hiện nay, thì ngành cà phê sẽ vượt qua mức kỷ lục đã lập năm 2007, và có thể kim ngạch sẽ đạt tới 2,4-2,5 tỷ USD trong năm 2011.
Nếu như thời điểm này cách đây 1 năm, nông dân trồng cà phê trong nước chỉ bán được cho thương lái với giá 16-20 nghìn đồng/kg, thì trong suốt nửa đầu tháng 2/2011, giá cà phê trong nước luôn cao ở mức 43.000 đồng/kg. Từ ngày 23/2/2011 đến nay, tại tỉnh Đắk Lắk, cà phê được thu mua với giá 45.200 đồng/kg; tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum hiện cũng đã đạt mức giá 44.700/kg; riêng ở Đắc Nông, giá cà phê đã vượt qua mốc kỷ lục của năm 1994-1995 với 45.400/kg.
Nhìn từ đầu niên vụ 2011 tới nay, giá cà phê đều đặn tăng và đạt mức kỷ lục trong 15 năm qua. Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở khu vực Tây Nguyên, mức giá này chưa phải là điểm dừng do tác động của tỷ giá USD, giá phân bón, xăng dầu sẽ tăng trong thời gian tới.
Sau cà phê, triển vọng thứ nhì thuộc về cao su, mặt hàng này luôn giữ được đà tăng trưởng mạnh suốt gần 2 năm qua. Ước xuất khẩu cao su tháng 2 đạt 30 nghìn tấn, kim ngạch đạt 135 triệu USD. Như vậy khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng là 106 nghìn tấn và giá trị là 467 triệu USD, tăng 38,2% về lượng nhưng giá trị gấp 2,4 lần so với cùng kỳ.
Biến động thời tiết thất thường khiến nguồn cung cao su năm nay có khả năng giảm dẫn đến giá cao su xuất khẩu vẫn tiếp tục đà tăng, giá bình quân tháng 1 đã đạt 4403 USD/tấn, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong khi đó, xuất khẩu gạo đang có cả vui lẫn buồn, vì thị trường truyền thống của nước ta là Philippines vẫn chưa thấy khởi động, khiến giá gạo xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, bù lại gạo đang được bán mạnh sang các thị trường như Indonesia với khối lượng gấp 9 lần và giá trị gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù khó khăn nhưng chưa năm nào lượng gạo xuất khẩu giao vào đầu năm lại cao như năm nay. Khối lượng xuất khẩu gạo tháng 2 ước đạt 600 nghìn tấn, với giá trị 310 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đạt 1,1 triệu tấn thu về 592 triệu USD tăng 55,6% về khối lượng nhưng giá trị chỉ tăng 44,5% so với cùng kỳ. Giá gạo xuất khẩu bình quân đã giảm nhẹ 3,2% so với cùng kỳ năm 2010.
Xuất khẩu hồ tiêu và điều đều giữ được đà tăng trưởng kim ngạch nhờ giá bán tăng cao kỷ lục: giá tiêu xuất khẩu đang tiến gần tới ngưỡng 5.000 USD/tấn và giá điều xuất khầu đã vượt qua ngưỡng 7.000 USD/tấn. Ước tháng 2 năm nay xuất khẩu 6 ngàn tấn, kim ngạch đạt 30 triệu USD, đưa tổng khối lượng xuất khẩu 2 tháng 2011 lên 11 ngàn tấn với giá trị 53 triệu USD, giảm 22,6% về lượng nhưng giá trị tăng 23,4% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu tiêu bình quân đang đạt mức kỷ lục là 4.905 USD/tấn tăng 57,5% so với cùng kỳ, tuy nhiên lượng tiêu của mùa vụ trước không còn nhiều. Ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm tỷ trọng 18,3%), Đức (13,7%), Hà Lan (8,9%).
Khối lượng xuất khẩu điều nhân 2 tháng đầu năm đạt 24 nghìn tấn và giá trị lên 166 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 55,2% về giá trị so với cùng kỳ. Giá hạt điều đạt 7129 USD/tấn, tăng 32,1% so với cùng kỳ và tăng hơn 1000 USD so với giá bình quân của năm 2010.
Trong khi việc tăng tỷ giá VND/USD đang thúc đẩy xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông lâm thủy sản đều tăng trưởng mạnh mẽ, thì cũng đang kiềm chế nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản. Bởi vậy, mặc dù giá nhập khẩu tất cả các mặt hàng đều tăng cao, nhưng lượng nhập khẩu giảm, nên giá trị kim ngạch nhập khẩu của ngành có tốc độ tăng chậm hơn so với xuất khẩu: nhập khẩu chỉ tăng 20,3%, trong khi xuất khẩu tăng 50,7% so với cùng kỳ.
Ước tổng giá trị nhập khẩu vật tư, phân bón và nông lâm thuỷ sản tháng 2 đạt 1 tỷ USD; đưa tổng giá trị nhập khẩu xấp xỉ 2,3 tỷ UDS.
Như vậy, xuất siêu của toàn ngành trong 2 tháng đạt 1,3 tỷ USD. Xét về khối lượng nhập khẩu tính trong 2 tháng năm nay so với cùng kỳ năm ngoái: khối lượng phân bón nhập khẩu giảm 25,4%; nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm hơn 20%; khối lượng lúa mì giảm 12,9%; khối lượng cao su giảm 7,1%...
Trong đó, ước kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 2 đạt 400 triệu USD đưa xuất khẩu thuỷ sản 2 tháng lên 835 triệu USD, tăng 54,4% so cùng kỳ. Gỗ và sản phẩm gỗ, ước kim ngạch tháng 2 đạt 200 triệu USD, tổng giá trị xuất khẩu của 2 tháng đạt 548 triệu USD, tăng 17,6%.
Các thị trường lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 63,7% tỷ trọng đều tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính tháng 2 ước đạt 816 triệu USD, 2 tháng đầu năm đạt 2 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ.
Cà phê đang là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất về giá trị sau 2 năm lao đao, hiện giá cà phê xuất khẩu đang ở mức kỷ lục cao nhất trong vòng 13 năm qua. Nhờ vậy, mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng không đáng kể (chỉ tăng 2,2%), nhưng giá trị kim ngạch thu về trong 2 tháng đầu năm tăng tới 40,4% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 2 ước đạt 80 nghìn tấn, giá trị đạt 155 triệu USD; đưa khối lượng 2 tháng lên 225 nghìn tấn và giá trị lên 438 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân đang cao ngất ngưởng: 1946 USD/tấn, tăng 38,5% so với cùng kỳ.
Nếu cả năm vẫn giữ khối lượng xuất khẩu như năm 2010, và giá xuất khẩu bình quân vẫn giữ được như hiện nay, thì ngành cà phê sẽ vượt qua mức kỷ lục đã lập năm 2007, và có thể kim ngạch sẽ đạt tới 2,4-2,5 tỷ USD trong năm 2011.
Nếu như thời điểm này cách đây 1 năm, nông dân trồng cà phê trong nước chỉ bán được cho thương lái với giá 16-20 nghìn đồng/kg, thì trong suốt nửa đầu tháng 2/2011, giá cà phê trong nước luôn cao ở mức 43.000 đồng/kg. Từ ngày 23/2/2011 đến nay, tại tỉnh Đắk Lắk, cà phê được thu mua với giá 45.200 đồng/kg; tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum hiện cũng đã đạt mức giá 44.700/kg; riêng ở Đắc Nông, giá cà phê đã vượt qua mốc kỷ lục của năm 1994-1995 với 45.400/kg.
Nhìn từ đầu niên vụ 2011 tới nay, giá cà phê đều đặn tăng và đạt mức kỷ lục trong 15 năm qua. Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở khu vực Tây Nguyên, mức giá này chưa phải là điểm dừng do tác động của tỷ giá USD, giá phân bón, xăng dầu sẽ tăng trong thời gian tới.
Sau cà phê, triển vọng thứ nhì thuộc về cao su, mặt hàng này luôn giữ được đà tăng trưởng mạnh suốt gần 2 năm qua. Ước xuất khẩu cao su tháng 2 đạt 30 nghìn tấn, kim ngạch đạt 135 triệu USD. Như vậy khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng là 106 nghìn tấn và giá trị là 467 triệu USD, tăng 38,2% về lượng nhưng giá trị gấp 2,4 lần so với cùng kỳ.
Biến động thời tiết thất thường khiến nguồn cung cao su năm nay có khả năng giảm dẫn đến giá cao su xuất khẩu vẫn tiếp tục đà tăng, giá bình quân tháng 1 đã đạt 4403 USD/tấn, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong khi đó, xuất khẩu gạo đang có cả vui lẫn buồn, vì thị trường truyền thống của nước ta là Philippines vẫn chưa thấy khởi động, khiến giá gạo xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, bù lại gạo đang được bán mạnh sang các thị trường như Indonesia với khối lượng gấp 9 lần và giá trị gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù khó khăn nhưng chưa năm nào lượng gạo xuất khẩu giao vào đầu năm lại cao như năm nay. Khối lượng xuất khẩu gạo tháng 2 ước đạt 600 nghìn tấn, với giá trị 310 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đạt 1,1 triệu tấn thu về 592 triệu USD tăng 55,6% về khối lượng nhưng giá trị chỉ tăng 44,5% so với cùng kỳ. Giá gạo xuất khẩu bình quân đã giảm nhẹ 3,2% so với cùng kỳ năm 2010.
Xuất khẩu hồ tiêu và điều đều giữ được đà tăng trưởng kim ngạch nhờ giá bán tăng cao kỷ lục: giá tiêu xuất khẩu đang tiến gần tới ngưỡng 5.000 USD/tấn và giá điều xuất khầu đã vượt qua ngưỡng 7.000 USD/tấn. Ước tháng 2 năm nay xuất khẩu 6 ngàn tấn, kim ngạch đạt 30 triệu USD, đưa tổng khối lượng xuất khẩu 2 tháng 2011 lên 11 ngàn tấn với giá trị 53 triệu USD, giảm 22,6% về lượng nhưng giá trị tăng 23,4% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu tiêu bình quân đang đạt mức kỷ lục là 4.905 USD/tấn tăng 57,5% so với cùng kỳ, tuy nhiên lượng tiêu của mùa vụ trước không còn nhiều. Ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm tỷ trọng 18,3%), Đức (13,7%), Hà Lan (8,9%).
Khối lượng xuất khẩu điều nhân 2 tháng đầu năm đạt 24 nghìn tấn và giá trị lên 166 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 55,2% về giá trị so với cùng kỳ. Giá hạt điều đạt 7129 USD/tấn, tăng 32,1% so với cùng kỳ và tăng hơn 1000 USD so với giá bình quân của năm 2010.
Trong khi việc tăng tỷ giá VND/USD đang thúc đẩy xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông lâm thủy sản đều tăng trưởng mạnh mẽ, thì cũng đang kiềm chế nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản. Bởi vậy, mặc dù giá nhập khẩu tất cả các mặt hàng đều tăng cao, nhưng lượng nhập khẩu giảm, nên giá trị kim ngạch nhập khẩu của ngành có tốc độ tăng chậm hơn so với xuất khẩu: nhập khẩu chỉ tăng 20,3%, trong khi xuất khẩu tăng 50,7% so với cùng kỳ.
Ước tổng giá trị nhập khẩu vật tư, phân bón và nông lâm thuỷ sản tháng 2 đạt 1 tỷ USD; đưa tổng giá trị nhập khẩu xấp xỉ 2,3 tỷ UDS.
Như vậy, xuất siêu của toàn ngành trong 2 tháng đạt 1,3 tỷ USD. Xét về khối lượng nhập khẩu tính trong 2 tháng năm nay so với cùng kỳ năm ngoái: khối lượng phân bón nhập khẩu giảm 25,4%; nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm hơn 20%; khối lượng lúa mì giảm 12,9%; khối lượng cao su giảm 7,1%...