Xuất khẩu gạo năm 2011 sẽ giảm?
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự kiến lượng gạo cả nước sẽ xuất khẩu trong năm tới là khoảng 5,5-6 triệu tấn
Năm 2011, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam theo ước tính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chỉ khoảng 5,5-6 triệu tấn, thấp hơn khá nhiều so mức kỷ lục đã lập được vào năm nay.
Kết thúc năm 2010, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 6,8 triệu tấn gạo thu về kim ngạch 3,23 tỷ USD. Đây được xem là năm đầy ấn tượng của mặt hàng gạo khi xuất khẩu tăng cả về lượng và giá.
Trong năm giá xuất khẩu gạo bình quân của Việt Nam đã tăng thêm 22 USD/tấn. Giá xuất khẩu gạo 5% tấm ở mức là 511 USD/tấn, gạo 25% tấm là 491 USD/tấn (giá FOB). Mức giá này đã đưa giá gạo của Việt Nam xấp xỉ với giá gạo của Thái Lan quốc gia hiện đang giữ vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản này.
Nhưng sang năm 2011, theo ước tính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo xuất khẩu sẽ chỉ ở mức từ 5,5- 6 triệu tấn.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA cho rằng, sở dĩ năm tới lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam có sụt giảm so với mức thực hiện trong năm 2010 là do năm nay lượng gạo tồn kho chuyển sang năm tới của các doanh nghiệp ở mức khá thấp, chỉ vào khoảng 800 nghìn tấn. Trong khi cùng kỳ năm trước lượng này là 1,4 triệu tấn.
Bên cạnh đó, lượng gạo các doanh nghiệp đã ký được giao vào đầu năm 2011 chỉ là 500 nghìn tấn, bằng 1/5 so với lượng năm trước các doanh nghiệp đã ký.
Thêm nữa, giá thành vật tư đầu vào phục vụ sản xuất gần đây tăng khá mạnh khiến người nông dân gặp không ít khó khăn trong sản xuất.
Ông Bảy còn cho biết thêm, về kết hoạch tiêu thụ thóc gạo cho nông dân hiện VFA đã giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp chủ động thu mua lượng thóc gạo trong vụ đông xuân là 1 triệu tấn và vụ hè thu cũng là 1 triệu tấn.
Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ sẽ phải chủ động về vốn để thu mua lúa gạo tạm trữ, chỉ khi các đơn vị này thực sự gặp khó khăn VFA mới có văn bản đề nghị Chính phủ có sự hỗ trợ về vốn cũng như lãi suất.
“Đối với các doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao sẽ được ưu tiên hơn khi phân các hợp đồng đã được ký với số lượng lớn”, ông Bảy cho hay.
Kết thúc năm 2010, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 6,8 triệu tấn gạo thu về kim ngạch 3,23 tỷ USD. Đây được xem là năm đầy ấn tượng của mặt hàng gạo khi xuất khẩu tăng cả về lượng và giá.
Trong năm giá xuất khẩu gạo bình quân của Việt Nam đã tăng thêm 22 USD/tấn. Giá xuất khẩu gạo 5% tấm ở mức là 511 USD/tấn, gạo 25% tấm là 491 USD/tấn (giá FOB). Mức giá này đã đưa giá gạo của Việt Nam xấp xỉ với giá gạo của Thái Lan quốc gia hiện đang giữ vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản này.
Nhưng sang năm 2011, theo ước tính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo xuất khẩu sẽ chỉ ở mức từ 5,5- 6 triệu tấn.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA cho rằng, sở dĩ năm tới lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam có sụt giảm so với mức thực hiện trong năm 2010 là do năm nay lượng gạo tồn kho chuyển sang năm tới của các doanh nghiệp ở mức khá thấp, chỉ vào khoảng 800 nghìn tấn. Trong khi cùng kỳ năm trước lượng này là 1,4 triệu tấn.
Bên cạnh đó, lượng gạo các doanh nghiệp đã ký được giao vào đầu năm 2011 chỉ là 500 nghìn tấn, bằng 1/5 so với lượng năm trước các doanh nghiệp đã ký.
Thêm nữa, giá thành vật tư đầu vào phục vụ sản xuất gần đây tăng khá mạnh khiến người nông dân gặp không ít khó khăn trong sản xuất.
Ông Bảy còn cho biết thêm, về kết hoạch tiêu thụ thóc gạo cho nông dân hiện VFA đã giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp chủ động thu mua lượng thóc gạo trong vụ đông xuân là 1 triệu tấn và vụ hè thu cũng là 1 triệu tấn.
Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ sẽ phải chủ động về vốn để thu mua lúa gạo tạm trữ, chỉ khi các đơn vị này thực sự gặp khó khăn VFA mới có văn bản đề nghị Chính phủ có sự hỗ trợ về vốn cũng như lãi suất.
“Đối với các doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao sẽ được ưu tiên hơn khi phân các hợp đồng đã được ký với số lượng lớn”, ông Bảy cho hay.