Xung quanh việc Nga muốn thanh tra doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
Liên bang Nga sẽ cử một đoàn quan chức sang Việt Nam để thanh tra các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang nước này
Liên bang Nga sẽ cử một đoàn quan chức sang Việt Nam để thanh tra các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang nước này.
Nga là một trong những thị trường mới của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bên cạnh những thị trường lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi thị trường Nhật Bản tiêu thụ chủ yếu mặt hàng tôm của Việt Nam, thị trường Đông Âu nói chung và Nga nói riêng lại nhập khẩu rất nhiều cá tra và basa.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Nga đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho mặt hàng cá tra và basa. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho biết kim ngạch xuất khẩu cá tra và basa vào thị trường Nga năm 2006 tăng gấp gần 20 lần so với năm 2005. Chính điều này đang tạo ra sự lo ngại cho giới chức của Nga.
“Tuy vậy, cho đến nay chúng tôi chưa biết chính xác mục tiêu thanh tra của Nga là gì và cũng không có cảnh báo nào từ cơ quan chức năng của Nga về chất lượng cá tra và ba sa của Việt Nam”, bà Trần Bích Nga, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (Nafiqaved) nói với chúng tôi trong một cuộc họp được tổ chức ngày 26/1 tại Tp.HCM.
Theo bà Nga, Cục Giám sát vệ sinh động, thực vật Liên bang Nga (Federal Service of Veterinary and Phytoveterinary Surveillance - VPSS) đã thông báo đến Nafiqaved của Bộ Thủy sản về cuộc thanh tra này.
Theo đó, cơ quan này nói rằng mục đích là tìm hiểu hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam. Đồng thời đoàn thanh tra cũng thu thập các thông tin về tình hình dịch bệnh động vật ở Việt Nam và kiểm tra các cơ sở nuôi trồng, cơ sở chế biến thủy sản đang và sẽ xuất khẩu sang thị trường Nga.
Từ cơ sở đánh giá này, VPSS sẽ giám sát việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bằng việc công nhận các doanh nghiệp đạt chuẩn trong số hơn 300 doanh nghiệp thủy sản đạt chuẩn ngành của Việt Nam đang xuất khẩu vào Nga.
Trong thời gian gần đây xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông của Nga những nghi vấn về thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. Theo Nafiqaved, những nghi vấn tập trung vào hai nội dung. Thứ nhất là chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, và thứ hai là bộ hồ sơ nhập khẩu mặt hàng cá tra và basa của Việt Nam.
Truyền thông Nga còn nói rằng do thủy sản Việt Nam không vào được thị trường Mỹ nên “đổ xô” sang Nga. Điều này làm cho giới chức Nga lo ngại và thanh tra là phản ứng của họ bên cạnh việc đưa ra các qui định gắt gao hơn đối với cá tra và basa của Việt Nam.
Hồi giữa tháng này, Bộ Thủy sản Việt Nam đưa ra một công văn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga phải có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Công văn này được đưa ra xuất phát từ yêu cầu của Nga và theo đó bắt đầu từ 15/1/2007, ngoài giấy chứng nhận theo mẫu do VPSS cấp, các lô hàng thủy sản của doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy chứng đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ngành cho cơ sở chế biến.
Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu không có cơ sở chế biến, hàng thủy sản chỉ được phía Nga chấp nhận khi được chế biến tại cơ sở đủ điều kiện và có chứng nhận an toàn thực phẩm. Đồng thời, việc đóng gói bao bì và ghi mã số nhận diện lô hàng phải đúng với hướng dẫn của Nafiqaved.
Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP lại cho rằng thủy sản Việt Nam vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Việc thanh tra của Nga không phải xuất phát từ những vụ vi phạm và các qui định của Nga là những qui định hiện hành. Phía Nga muốn quản lý chặt hơn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Hòe nhận định.
Ông còn cho biết thêm thanh tra mặt hàng thủy sản của phía Nga không phải chỉ thực hiện đối với doanh nghiệp Việt Nam mà đây là cuộc thanh tra cần thiết đối với những nước có mặt hàng thủy sản bán vào thị trường Nga.
Dẫu vậy, ông Hòe cũng thừa nhận rằng cuộc thanh tra của phía Nga có ảnh hưởng từ những cuộc khuyến cáo của Cơ quan về vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam mà trong thời gian qua nhiều lô hàng đã bị phát hiện có dư lượng kháng sinh với hàm lượng không được phép.
Nafiqaved cũng cho biết Nga đã bắt đầu chuyến thanh tra đối với doanh nghiệp thủy sản của Ireland ngày 17/1 vừa qua và sẽ sang Việt Nam trong tháng giêng này theo kế hoạch mà VPSS đề nghị.
Tuy nhiên, việc thanh tra của đoàn Nga sẽ không thuận lợi trong thời điềm này khi mà Tết Nguyên đán của Việt Nam sắp bắt đầu và kéo dài trong nhiều tuần. Thêm vào đó, Nafiqaved sẽ cùng với VPSS thực hiện các chuyến thanh tra, sẽ bận rộn với những cuộc kiểm tra cũng đối với mặt hàng thủy sản của EU và Pháp trong suốt tháng hai tới.
Chính vì vậy, Nafiqaved đã đề nghị VPSS dời lại cuộc thanh tra vào tháng 3/2007, sau Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Nga, cơ quan VPSS chưa có thông tin trả lời có đồng ý thay đổi thời gian thanh tra hay không.
Nga là một trong những thị trường mới của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bên cạnh những thị trường lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi thị trường Nhật Bản tiêu thụ chủ yếu mặt hàng tôm của Việt Nam, thị trường Đông Âu nói chung và Nga nói riêng lại nhập khẩu rất nhiều cá tra và basa.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Nga đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho mặt hàng cá tra và basa. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho biết kim ngạch xuất khẩu cá tra và basa vào thị trường Nga năm 2006 tăng gấp gần 20 lần so với năm 2005. Chính điều này đang tạo ra sự lo ngại cho giới chức của Nga.
“Tuy vậy, cho đến nay chúng tôi chưa biết chính xác mục tiêu thanh tra của Nga là gì và cũng không có cảnh báo nào từ cơ quan chức năng của Nga về chất lượng cá tra và ba sa của Việt Nam”, bà Trần Bích Nga, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (Nafiqaved) nói với chúng tôi trong một cuộc họp được tổ chức ngày 26/1 tại Tp.HCM.
Theo bà Nga, Cục Giám sát vệ sinh động, thực vật Liên bang Nga (Federal Service of Veterinary and Phytoveterinary Surveillance - VPSS) đã thông báo đến Nafiqaved của Bộ Thủy sản về cuộc thanh tra này.
Theo đó, cơ quan này nói rằng mục đích là tìm hiểu hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam. Đồng thời đoàn thanh tra cũng thu thập các thông tin về tình hình dịch bệnh động vật ở Việt Nam và kiểm tra các cơ sở nuôi trồng, cơ sở chế biến thủy sản đang và sẽ xuất khẩu sang thị trường Nga.
Từ cơ sở đánh giá này, VPSS sẽ giám sát việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bằng việc công nhận các doanh nghiệp đạt chuẩn trong số hơn 300 doanh nghiệp thủy sản đạt chuẩn ngành của Việt Nam đang xuất khẩu vào Nga.
Trong thời gian gần đây xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông của Nga những nghi vấn về thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. Theo Nafiqaved, những nghi vấn tập trung vào hai nội dung. Thứ nhất là chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, và thứ hai là bộ hồ sơ nhập khẩu mặt hàng cá tra và basa của Việt Nam.
Truyền thông Nga còn nói rằng do thủy sản Việt Nam không vào được thị trường Mỹ nên “đổ xô” sang Nga. Điều này làm cho giới chức Nga lo ngại và thanh tra là phản ứng của họ bên cạnh việc đưa ra các qui định gắt gao hơn đối với cá tra và basa của Việt Nam.
Hồi giữa tháng này, Bộ Thủy sản Việt Nam đưa ra một công văn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga phải có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Công văn này được đưa ra xuất phát từ yêu cầu của Nga và theo đó bắt đầu từ 15/1/2007, ngoài giấy chứng nhận theo mẫu do VPSS cấp, các lô hàng thủy sản của doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy chứng đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ngành cho cơ sở chế biến.
Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu không có cơ sở chế biến, hàng thủy sản chỉ được phía Nga chấp nhận khi được chế biến tại cơ sở đủ điều kiện và có chứng nhận an toàn thực phẩm. Đồng thời, việc đóng gói bao bì và ghi mã số nhận diện lô hàng phải đúng với hướng dẫn của Nafiqaved.
Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP lại cho rằng thủy sản Việt Nam vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Việc thanh tra của Nga không phải xuất phát từ những vụ vi phạm và các qui định của Nga là những qui định hiện hành. Phía Nga muốn quản lý chặt hơn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Hòe nhận định.
Ông còn cho biết thêm thanh tra mặt hàng thủy sản của phía Nga không phải chỉ thực hiện đối với doanh nghiệp Việt Nam mà đây là cuộc thanh tra cần thiết đối với những nước có mặt hàng thủy sản bán vào thị trường Nga.
Dẫu vậy, ông Hòe cũng thừa nhận rằng cuộc thanh tra của phía Nga có ảnh hưởng từ những cuộc khuyến cáo của Cơ quan về vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam mà trong thời gian qua nhiều lô hàng đã bị phát hiện có dư lượng kháng sinh với hàm lượng không được phép.
Nafiqaved cũng cho biết Nga đã bắt đầu chuyến thanh tra đối với doanh nghiệp thủy sản của Ireland ngày 17/1 vừa qua và sẽ sang Việt Nam trong tháng giêng này theo kế hoạch mà VPSS đề nghị.
Tuy nhiên, việc thanh tra của đoàn Nga sẽ không thuận lợi trong thời điềm này khi mà Tết Nguyên đán của Việt Nam sắp bắt đầu và kéo dài trong nhiều tuần. Thêm vào đó, Nafiqaved sẽ cùng với VPSS thực hiện các chuyến thanh tra, sẽ bận rộn với những cuộc kiểm tra cũng đối với mặt hàng thủy sản của EU và Pháp trong suốt tháng hai tới.
Chính vì vậy, Nafiqaved đã đề nghị VPSS dời lại cuộc thanh tra vào tháng 3/2007, sau Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Nga, cơ quan VPSS chưa có thông tin trả lời có đồng ý thay đổi thời gian thanh tra hay không.