Ý kiến cử tri: “Gửi và vay đều thiệt, chỉ ngân hàng có lợi”
Tổng hợp 1.204 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội tại kỳ họp thứ ba
Nhiều cử tri cho rằng, trong tình hình hiện nay, cả người gửi tiết kiệm và người đi vay đều phải chịu thiệt, còn được lợi là các ngân hàng…
1.204 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội tại kỳ họp thứ ba vừa được Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp.
Tại phiên khai mạc sáng 21/5, báo cáo này sẽ được Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày ngay sau báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội của Chính phủ.
Theo phản ánh của cử tri, việc hàng ngàn doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải giải thể, phá sản, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất người lao động mất việc làm tăng, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
“Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất cho vay giảm chậm, thủ tục, điều kiện vay vốn phức tạp. Nhiều cử tri cho rằng, tình hình hiện nay, cả người gửi tiết kiệm và người đi vay đều phải chịu thiệt, còn được lợi là các ngân hàng…”, báo cáo nêu rõ.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sớm có giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Mong muốn tiếp theo của cử tri là Quốc hội, Chính phủ sớm có giải pháp tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu về vốn, về các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế Nhà nước, về đầu tư công… nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, trả được vốn vay trong và ngoài nước.
Quản lý đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo
Liên quan đến tình hình khiếu nại, tố cáo có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn, cử tri và nhân dân cho rằng, chủ yếu là do chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập, hay thay đổi, thiếu nhất quán, giá bồi thường thấp, có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá trị trường hoặc giá nhà đầu tư bán thu hồi đất nhưng chậm sử dụng, để hoang hoá, trong khi người dân không có đất để sản xuất.
Công tác quản lý đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo, không ít cán bộ lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực nhưng không bị xử lý nghiêm minh gây bức xúc trong nhân dân.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ giải quyết tới nơi tới chốn những vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài; chỉ đạo người đứng đầu chính quyền các cấp phải dành thời gian để tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cũng theo ý kiến cử tri, việc thu hồi đất phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân có đất bị thu hồi, việc tổ chức cưỡng chế phải đúng trình tự pháp luật, có lý, có tình, phải đối thoại, vận động trước khi cưỡng chế...
Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật về tiếp công dân và sửa đổi, bổ sung Luật đất đai cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Dân buộc phải “lót tay” cho cán bộ
Vẫn như các kỳ họp trước, cử tri và nhân dân phản ánh, công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua vẫn chưa đạt được mục tiêu. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt là trong các lĩnh vực và hoạt động liên quan đến đất đai, khoáng sản đầu tư công; xây dựng cơ bản; quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; thu chi ngân sách, mua sắm tài sản công, công tác cán bộ; quan hệ giữa cơ quan, cán bộ nhà nước với người dân, doanh nghiệp.
Tình trạng người dân buộc phải “lót tay” cho cán bộ công chức khi quan hệ giải quyết công việc diễn ra ở nhiều nơi... báo cáo nêu rõ.
Cử tri và nhân dân cho rằng số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng đang diễn ra. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài, trong đó các vụ án nghiêm trọng, phức tạp thường bị kéo dài theo hướng thu hẹp vụ án; tội phạm tham nhũng được cho hưởng án treo còn nhiều, tài sản bị tham nhũng hoặc bị thiệt hại do tham nhũng được thu hồi và bồi thường còn rất hạn chế.
Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm sửa đổi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và có giải pháp đồng bộ, tập trung phòng chống tham nhũng, lãng phí cử tri cũng mong chủ trương lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sớm được thực hiện.
Các đại biểu Quốc hội cần thực hiện tốt chương trình hành động của mình, thường xuyên giữ mối liên hệ và dành nhiều thời gian tiếp dân, tiếp xúc với cử tri, nêu gương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh và dũng khí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí..., cử tri cả nước gửi gắm.
1.204 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội tại kỳ họp thứ ba vừa được Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp.
Tại phiên khai mạc sáng 21/5, báo cáo này sẽ được Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày ngay sau báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội của Chính phủ.
Theo phản ánh của cử tri, việc hàng ngàn doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải giải thể, phá sản, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất người lao động mất việc làm tăng, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
“Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất cho vay giảm chậm, thủ tục, điều kiện vay vốn phức tạp. Nhiều cử tri cho rằng, tình hình hiện nay, cả người gửi tiết kiệm và người đi vay đều phải chịu thiệt, còn được lợi là các ngân hàng…”, báo cáo nêu rõ.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sớm có giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Mong muốn tiếp theo của cử tri là Quốc hội, Chính phủ sớm có giải pháp tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu về vốn, về các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế Nhà nước, về đầu tư công… nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, trả được vốn vay trong và ngoài nước.
Quản lý đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo
Liên quan đến tình hình khiếu nại, tố cáo có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn, cử tri và nhân dân cho rằng, chủ yếu là do chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập, hay thay đổi, thiếu nhất quán, giá bồi thường thấp, có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá trị trường hoặc giá nhà đầu tư bán thu hồi đất nhưng chậm sử dụng, để hoang hoá, trong khi người dân không có đất để sản xuất.
Công tác quản lý đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo, không ít cán bộ lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực nhưng không bị xử lý nghiêm minh gây bức xúc trong nhân dân.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ giải quyết tới nơi tới chốn những vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài; chỉ đạo người đứng đầu chính quyền các cấp phải dành thời gian để tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cũng theo ý kiến cử tri, việc thu hồi đất phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân có đất bị thu hồi, việc tổ chức cưỡng chế phải đúng trình tự pháp luật, có lý, có tình, phải đối thoại, vận động trước khi cưỡng chế...
Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật về tiếp công dân và sửa đổi, bổ sung Luật đất đai cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Dân buộc phải “lót tay” cho cán bộ
Vẫn như các kỳ họp trước, cử tri và nhân dân phản ánh, công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua vẫn chưa đạt được mục tiêu. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt là trong các lĩnh vực và hoạt động liên quan đến đất đai, khoáng sản đầu tư công; xây dựng cơ bản; quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; thu chi ngân sách, mua sắm tài sản công, công tác cán bộ; quan hệ giữa cơ quan, cán bộ nhà nước với người dân, doanh nghiệp.
Tình trạng người dân buộc phải “lót tay” cho cán bộ công chức khi quan hệ giải quyết công việc diễn ra ở nhiều nơi... báo cáo nêu rõ.
Cử tri và nhân dân cho rằng số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng đang diễn ra. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài, trong đó các vụ án nghiêm trọng, phức tạp thường bị kéo dài theo hướng thu hẹp vụ án; tội phạm tham nhũng được cho hưởng án treo còn nhiều, tài sản bị tham nhũng hoặc bị thiệt hại do tham nhũng được thu hồi và bồi thường còn rất hạn chế.
Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm sửa đổi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và có giải pháp đồng bộ, tập trung phòng chống tham nhũng, lãng phí cử tri cũng mong chủ trương lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sớm được thực hiện.
Các đại biểu Quốc hội cần thực hiện tốt chương trình hành động của mình, thường xuyên giữ mối liên hệ và dành nhiều thời gian tiếp dân, tiếp xúc với cử tri, nêu gương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh và dũng khí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí..., cử tri cả nước gửi gắm.