10 năm phân cấp: Chủ trương thì đúng...
Chủ trương phân cấp đã được thực hiện như thế nào trong một thập kỷ qua?
Chủ trương phân cấp, một nội dung quan trọng trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, đã được thực hiện như thế nào trong một thập kỷ qua?
Mười năm trước, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, phân cấp được đề cập tới như một mục tiêu cốt lõi. Những chuyên gia tham gia xây dựng chương trình này đã nhìn thấy một thực tế là, quy mô của nền kinh tế xã hội Việt Nam đang tăng trưởng từng ngày, khó lòng để một bộ máy hành chính trung ương đảm đương hết các công việc của nó.
Những lý thuyết căn bản về quản lý nhà nước của thế giới đều nói rằng, trong quá trình phát triển, một khi quản lý không theo kịp quy mô của phát triển thì phân cấp là sự lựa chọn tối ưu.
Có chút trễ pha, song Nghị quyết số 08/2004/NĐ-CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền các tỉnh thành đã được ban hành như một văn bản làm nền cho phân cấp.
22 bản đề án phân cấp của 22 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được xây dựng, để đến năm 2007, có tới 163 đầu việc về phân cấp đã được hoàn tất và ghi nhận. Nhiều nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực như đầu tư, đăng ký kinh doanh, nhà đất… đã được thực hiện tương đối hiệu quả, khẳng định chủ trương phân cấp là phù hợp với yêu cầu thực tế.
Qua phân cấp, các bộ ngành chỉ còn tập trung vào khâu hoạch định thể chế, chính sách và thanh kiểm tra việc thực hiện, còn các công việc như cấp giấy phép, quản lý hoạt động trực tiếp… thuộc về các địa phương.
Có khá nhiều ví dụ sinh động về việc hiện thực hóa chủ trương phân cấp trong thực tế, khi mà nhiều bộ ngành vẫn muốn “giữ” lại một số quyền hạn nhất định thay vì phân cấp hết cho các địa phương.
Chẳng hạn, vào năm 2006, khi trình dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư (về sau là Nghị định 108), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất rằng chỉ nên cho phép các địa phương cấp phép các dự án đầu tư quy mô vừa trở xuống; đối với các dự án lớn vẫn phải để bộ này cấp phép.
Chính phủ, khi đó mới ra mắt, với tinh thần khá quyết liệt, đã quyết định rằng sẽ phân cấp việc cấp phép đầu tư với mọi quy mô. Nhiều dự án tỷ đô đã được các tỉnh thành “quyết”, thay vì phải xin giấy phép đầu tư từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư như trước đó.
Câu chuyện nói trên được nhiều chuyên gia thuộc nằm lòng như là một ví dụ sinh động trong thực tiễn phân cấp, tuy nhiên khách quan mà đánh giá, đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi đó cũng có những căn cứ nhất định.
Một thực tế là khi Nghị định 108 ra đời, nhiều địa phương đã cảm thấy hơi “hoang mang” trước quyền hạn quá lớn trong việc quyết định cấp phép đầu tư. Để “an toàn”, nhiều tỉnh thành trước khi cấp giấy phép đầu tư cho các dự án lớn đã lại làm công văn trình… Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến.
Các chuyên viên tại sở kế hoạch và đầu tư của địa phương rõ ràng gặp khó khăn trong việc thẩm định các đề xuất của các nhà đầu tư xuyên quốc gia, có sự am hiểu sâu sắc về thị trường, các quy định pháp lý, cũng như việc tính toán các số liệu tài chính.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong bản báo cáo tựa đề “Tiếp tục cải cách mô hình chính phủ”, được công bố mới đây tại Hà Nội, đã nhấn mạnh rằng tình trạng phân cấp nhưng “chưa tương ứng với năng lực của chính quyền cấp dưới” chính là một điểm hạn chế đáng kể trong quá trình này.
“Ở nhiều lĩnh vực, phân cấp nhiệm vụ đã được tiến hành một cách quá nhanh chóng, trong khi chính quyền cấp dưới ở địa phương chưa đủ năng lực, đặc biệt là đội ngũ nhân sự còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, các điều kiện cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn để có thể đảm nhận thực thi những nhiệm vụ này”, báo cáo viết.
CIEM cũng cho rằng một hạn chế khác chính là tình trạng phân cấp chưa đi liền với giám sát, đánh giá. Việc báo cáo tình hình từ cấp dưới cũng như giám sát từ cấp trên hầu như bị lãng quên nên các quyết sách điều chỉnh liên quan đến phân cấp đều được đưa ra quá chậm trễ, gây ra không ít thiệt hại cho quá trình phát triển đất nước.
Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong một phát biểu gần đây nói rằng chủ trương phân cấp là đúng đắn, nhưng thực tiễn phân cấp tại Việt Nam đã phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.
Theo ông, năng lực của cơ quan được phân cấp là vấn đề rất quan trọng, vì phân cấp rất phức tạp nên cần tạo ra các điều kiện cần và đủ để phân cấp.
Phân cấp cũng đặt ra câu hỏi đối với việc xử lý mối quan hệ giữa kinh tế quốc gia và kinh kế địa phương. Về nguyên tắc, kinh tế quốc gia là điều cần được tôn trọng và theo nguyên tắc này thì cả nước chỉ cần vài ba khu liên hợp sắt thép. Nhưng giờ đây, điều đó đã không được nhiều địa phương tôn trọng, thể hiện qua việc hàng loạt tỉnh xin làm dự án thép.
Một vấn đề khác là phân cấp đã thúc đẩy cuộc cạnh tranh giữa các tỉnh thành, ưu đãi tới mức xâm hại đến lợi ích quốc gia, chẳng hạn trong vấn đề thuế, cấp đất. “Cạnh tranh dẫn tới việc các tỉnh thành có thể làm những việc vượt thẩm quyền”, ông nhận xét.
Mười năm trước, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, phân cấp được đề cập tới như một mục tiêu cốt lõi. Những chuyên gia tham gia xây dựng chương trình này đã nhìn thấy một thực tế là, quy mô của nền kinh tế xã hội Việt Nam đang tăng trưởng từng ngày, khó lòng để một bộ máy hành chính trung ương đảm đương hết các công việc của nó.
Những lý thuyết căn bản về quản lý nhà nước của thế giới đều nói rằng, trong quá trình phát triển, một khi quản lý không theo kịp quy mô của phát triển thì phân cấp là sự lựa chọn tối ưu.
Có chút trễ pha, song Nghị quyết số 08/2004/NĐ-CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền các tỉnh thành đã được ban hành như một văn bản làm nền cho phân cấp.
22 bản đề án phân cấp của 22 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được xây dựng, để đến năm 2007, có tới 163 đầu việc về phân cấp đã được hoàn tất và ghi nhận. Nhiều nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực như đầu tư, đăng ký kinh doanh, nhà đất… đã được thực hiện tương đối hiệu quả, khẳng định chủ trương phân cấp là phù hợp với yêu cầu thực tế.
Qua phân cấp, các bộ ngành chỉ còn tập trung vào khâu hoạch định thể chế, chính sách và thanh kiểm tra việc thực hiện, còn các công việc như cấp giấy phép, quản lý hoạt động trực tiếp… thuộc về các địa phương.
Có khá nhiều ví dụ sinh động về việc hiện thực hóa chủ trương phân cấp trong thực tế, khi mà nhiều bộ ngành vẫn muốn “giữ” lại một số quyền hạn nhất định thay vì phân cấp hết cho các địa phương.
Chẳng hạn, vào năm 2006, khi trình dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư (về sau là Nghị định 108), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất rằng chỉ nên cho phép các địa phương cấp phép các dự án đầu tư quy mô vừa trở xuống; đối với các dự án lớn vẫn phải để bộ này cấp phép.
Chính phủ, khi đó mới ra mắt, với tinh thần khá quyết liệt, đã quyết định rằng sẽ phân cấp việc cấp phép đầu tư với mọi quy mô. Nhiều dự án tỷ đô đã được các tỉnh thành “quyết”, thay vì phải xin giấy phép đầu tư từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư như trước đó.
Câu chuyện nói trên được nhiều chuyên gia thuộc nằm lòng như là một ví dụ sinh động trong thực tiễn phân cấp, tuy nhiên khách quan mà đánh giá, đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi đó cũng có những căn cứ nhất định.
Một thực tế là khi Nghị định 108 ra đời, nhiều địa phương đã cảm thấy hơi “hoang mang” trước quyền hạn quá lớn trong việc quyết định cấp phép đầu tư. Để “an toàn”, nhiều tỉnh thành trước khi cấp giấy phép đầu tư cho các dự án lớn đã lại làm công văn trình… Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến.
Các chuyên viên tại sở kế hoạch và đầu tư của địa phương rõ ràng gặp khó khăn trong việc thẩm định các đề xuất của các nhà đầu tư xuyên quốc gia, có sự am hiểu sâu sắc về thị trường, các quy định pháp lý, cũng như việc tính toán các số liệu tài chính.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong bản báo cáo tựa đề “Tiếp tục cải cách mô hình chính phủ”, được công bố mới đây tại Hà Nội, đã nhấn mạnh rằng tình trạng phân cấp nhưng “chưa tương ứng với năng lực của chính quyền cấp dưới” chính là một điểm hạn chế đáng kể trong quá trình này.
“Ở nhiều lĩnh vực, phân cấp nhiệm vụ đã được tiến hành một cách quá nhanh chóng, trong khi chính quyền cấp dưới ở địa phương chưa đủ năng lực, đặc biệt là đội ngũ nhân sự còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, các điều kiện cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn để có thể đảm nhận thực thi những nhiệm vụ này”, báo cáo viết.
CIEM cũng cho rằng một hạn chế khác chính là tình trạng phân cấp chưa đi liền với giám sát, đánh giá. Việc báo cáo tình hình từ cấp dưới cũng như giám sát từ cấp trên hầu như bị lãng quên nên các quyết sách điều chỉnh liên quan đến phân cấp đều được đưa ra quá chậm trễ, gây ra không ít thiệt hại cho quá trình phát triển đất nước.
Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong một phát biểu gần đây nói rằng chủ trương phân cấp là đúng đắn, nhưng thực tiễn phân cấp tại Việt Nam đã phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.
Theo ông, năng lực của cơ quan được phân cấp là vấn đề rất quan trọng, vì phân cấp rất phức tạp nên cần tạo ra các điều kiện cần và đủ để phân cấp.
Phân cấp cũng đặt ra câu hỏi đối với việc xử lý mối quan hệ giữa kinh tế quốc gia và kinh kế địa phương. Về nguyên tắc, kinh tế quốc gia là điều cần được tôn trọng và theo nguyên tắc này thì cả nước chỉ cần vài ba khu liên hợp sắt thép. Nhưng giờ đây, điều đó đã không được nhiều địa phương tôn trọng, thể hiện qua việc hàng loạt tỉnh xin làm dự án thép.
Một vấn đề khác là phân cấp đã thúc đẩy cuộc cạnh tranh giữa các tỉnh thành, ưu đãi tới mức xâm hại đến lợi ích quốc gia, chẳng hạn trong vấn đề thuế, cấp đất. “Cạnh tranh dẫn tới việc các tỉnh thành có thể làm những việc vượt thẩm quyền”, ông nhận xét.