2007, năm bận rộn của các tham tán thương mại
2007 sẽ là một năm bận rộn cho các tham tán thương mại, khi Việt Nam đã vào WTO và phải duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ít nhất là 22%
2007 sẽ là một năm bận rộn cho các tham tán thương mại, khi Việt Nam đã vào WTO và phải duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ít nhất là 22%.
Xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ đạt 10 tỉ USD
Tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Duy Khiên khi đánh giá về tình hình xuất khẩu vào thị trường này đã nhận định xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2007 sẽ rất sáng sủa và mức tăng trưởng có thể đạt 30%.
Kim ngạch nhập khẩu hằng năm của Hoa Kỳ khoảng 1.700-1.800 tỉ USD và năm nào cũng tăng, nhất là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu. Với mức tăng trưởng này, kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong năm 2007 có thể đạt tới 10 tỉ USD, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo ông Khiên, hàng Việt Nam vào Mỹ chắc chắn sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước xuất khẩu khác, vì đây là một thị trường khổng lồ nhưng cũng là nơi tất cả doanh nghiệp muốn bán hàng, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Khiên cho rằng: “Không có gì lo lắng. Vấn đề cơ bản là các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời đảm bảo nhận được những đơn hàng ổn định, dài hạn cho bạn hàng”.
Cũng theo ông Khiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm ra hướng đi phù hợp cho mình do mới thâm nhập thị trường, trong khi các nước khác đã có mặt ở đây từ rất lâu, có những mặt hàng và thị phần ổn định. Vì vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn cách tiếp cận thị trường thông qua thị trường “ngách” hay cạnh tranh trực diện với các đối thủ tùy thuộc năng lực của mình.
Đề cập cách gia tăng xuất khẩu vào thị trường này, ông Khiên cho rằng doanh nghiệp Hoa Kỳ hiện đang cần những đối tác sản xuất chiến lược dài hạn, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam một khi trở thành những đối tác chiến lược dài hạn của doanh nghiệp Hoa Kỳ thì xuất khẩu vào thị trường này chắc chắn sẽ tăng.
“Trước khi doanh nghiệp Việt Nam tính đến chuyện xây dựng thương hiệu, phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ trên đất Mỹ thì nên nghĩ tới việc trở thành đối tác chiến lược cho doanh nghiệp Mỹ. Trên cơ sở đó khi chúng ta có đủ năng lực về vốn, kinh nghiệm, thương hiệu... có thể thực hiện các bước tiếp theo”, ông Khiên đề nghị.
“Đặt hàng” tham tán thương mại
Ngoài thị trường Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự đặt ra mục tiêu xuất khẩu vào thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn, vào châu Mỹ, châu Phi cũng tăng nhẹ...
Đối với các thị trường Trung Đông, theo ông Đặng Ngọc Quang - tùy viên thương mại tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE), các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ cả về mặt pháp lý, ngoại ngữ... cũng như xây dựng được những sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh.
Nếu chưa chuẩn bị đủ những điều kiện này, ông Quang cho rằng các doanh nghiệp chưa nên bước chân vào thị trường Dubai, nơi mà hàng hóa nhập khẩu được xuất khẩu tiếp đi các nước khác chiếm tỉ trọng lớn và rất dễ va phải những tranh chấp.
Trong khi đó, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) Hồ Quang Trung cho rằng doanh nghiệp trong nước đang rất cần những nghiên cứu và đánh giá về những mặt hàng xuất khẩu của ta có nguy cơ bị áp đặt hàng rào kỹ thuật, các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ khác.
Theo ông Trung, đây chính là một trong những vấn đề các tham tán thương mại cần tập trung làm rõ vì với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật.
Cũng theo ông Trung, các tham tán thương mại cần bổ sung nhiều thông tin để thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, môi giới các đối tác, cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam; xác định đối thủ cạnh tranh, các tập đoàn giữ vai trò chi phối nhập khẩu hàng Việt Nam, cũng như cách tổ chức kênh phân phối lưu thông hàng hóa và kinh nghiệm của các nước trong việc thâm nhập hệ thống phân phối sở tại.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự cho rằng việc bổ sung các thông tin quan trọng như vậy đòi hỏi các tham tán, tùy viên thương mại phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Tuy nhiên, ông Tự cũng cho rằng do hạn chế về năng lực tổ chức, khả năng tiếp cận thị trường, kinh phí và phương tiện, không ít thương vụ chưa thật sự làm tốt vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, chưa đề xuất được những giải pháp đúng và trúng về phát triển xuất khẩu, cũng như chưa đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho doanh nghiệp.
Vụ phó Vụ Thị trường châu Mỹ Nguyễn Văn Bình cảnh báo những nguy cơ hạn chế kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, khi nước này vẫn tiếp tục xem xét khả năng áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam. Theo ông Bình, việc bị áp dụng cơ chế này có thể ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, khi mà mặt hàng này hiện chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ đạt 10 tỉ USD
Tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Duy Khiên khi đánh giá về tình hình xuất khẩu vào thị trường này đã nhận định xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2007 sẽ rất sáng sủa và mức tăng trưởng có thể đạt 30%.
Kim ngạch nhập khẩu hằng năm của Hoa Kỳ khoảng 1.700-1.800 tỉ USD và năm nào cũng tăng, nhất là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu. Với mức tăng trưởng này, kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong năm 2007 có thể đạt tới 10 tỉ USD, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo ông Khiên, hàng Việt Nam vào Mỹ chắc chắn sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước xuất khẩu khác, vì đây là một thị trường khổng lồ nhưng cũng là nơi tất cả doanh nghiệp muốn bán hàng, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Khiên cho rằng: “Không có gì lo lắng. Vấn đề cơ bản là các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời đảm bảo nhận được những đơn hàng ổn định, dài hạn cho bạn hàng”.
Cũng theo ông Khiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm ra hướng đi phù hợp cho mình do mới thâm nhập thị trường, trong khi các nước khác đã có mặt ở đây từ rất lâu, có những mặt hàng và thị phần ổn định. Vì vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn cách tiếp cận thị trường thông qua thị trường “ngách” hay cạnh tranh trực diện với các đối thủ tùy thuộc năng lực của mình.
Đề cập cách gia tăng xuất khẩu vào thị trường này, ông Khiên cho rằng doanh nghiệp Hoa Kỳ hiện đang cần những đối tác sản xuất chiến lược dài hạn, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam một khi trở thành những đối tác chiến lược dài hạn của doanh nghiệp Hoa Kỳ thì xuất khẩu vào thị trường này chắc chắn sẽ tăng.
“Trước khi doanh nghiệp Việt Nam tính đến chuyện xây dựng thương hiệu, phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ trên đất Mỹ thì nên nghĩ tới việc trở thành đối tác chiến lược cho doanh nghiệp Mỹ. Trên cơ sở đó khi chúng ta có đủ năng lực về vốn, kinh nghiệm, thương hiệu... có thể thực hiện các bước tiếp theo”, ông Khiên đề nghị.
“Đặt hàng” tham tán thương mại
Ngoài thị trường Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự đặt ra mục tiêu xuất khẩu vào thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn, vào châu Mỹ, châu Phi cũng tăng nhẹ...
Đối với các thị trường Trung Đông, theo ông Đặng Ngọc Quang - tùy viên thương mại tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE), các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ cả về mặt pháp lý, ngoại ngữ... cũng như xây dựng được những sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh.
Nếu chưa chuẩn bị đủ những điều kiện này, ông Quang cho rằng các doanh nghiệp chưa nên bước chân vào thị trường Dubai, nơi mà hàng hóa nhập khẩu được xuất khẩu tiếp đi các nước khác chiếm tỉ trọng lớn và rất dễ va phải những tranh chấp.
Trong khi đó, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) Hồ Quang Trung cho rằng doanh nghiệp trong nước đang rất cần những nghiên cứu và đánh giá về những mặt hàng xuất khẩu của ta có nguy cơ bị áp đặt hàng rào kỹ thuật, các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ khác.
Theo ông Trung, đây chính là một trong những vấn đề các tham tán thương mại cần tập trung làm rõ vì với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật.
Cũng theo ông Trung, các tham tán thương mại cần bổ sung nhiều thông tin để thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, môi giới các đối tác, cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam; xác định đối thủ cạnh tranh, các tập đoàn giữ vai trò chi phối nhập khẩu hàng Việt Nam, cũng như cách tổ chức kênh phân phối lưu thông hàng hóa và kinh nghiệm của các nước trong việc thâm nhập hệ thống phân phối sở tại.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự cho rằng việc bổ sung các thông tin quan trọng như vậy đòi hỏi các tham tán, tùy viên thương mại phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Tuy nhiên, ông Tự cũng cho rằng do hạn chế về năng lực tổ chức, khả năng tiếp cận thị trường, kinh phí và phương tiện, không ít thương vụ chưa thật sự làm tốt vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, chưa đề xuất được những giải pháp đúng và trúng về phát triển xuất khẩu, cũng như chưa đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho doanh nghiệp.
Vụ phó Vụ Thị trường châu Mỹ Nguyễn Văn Bình cảnh báo những nguy cơ hạn chế kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, khi nước này vẫn tiếp tục xem xét khả năng áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam. Theo ông Bình, việc bị áp dụng cơ chế này có thể ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, khi mà mặt hàng này hiện chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu.