2011, “năm thử lửa” của chính sách tiền tệ
Ghi nhận tại cuộc họp báo công bố Chỉ thị số 1/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, diễn ra ngày 1/3
Ngày 1/3, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo công bố Chỉ thị số 1/CT-NHNN, nhằm triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Theo thông tin từ Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tại cuộc họp báo, toàn bộ lượng tiền cung ứng cho dịp Tết khoảng 130 nghìn tỷ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước rút về hơn 100 nghìn tỷ đồng.
Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng cho rằng, năm 2011 thực sự là “năm thử lửa” đối với điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, do những bất ổn vĩ mô mang lại. Bám sát Nghị quyết 11 với trọng tâm là giảm tổng cầu, cùng với sự “thắt lưng buộc bụng” của tài khóa, chính sách tiền tệ cũng phải theo hướng này.
Phục vụ “giảm tổng cầu”
Theo đó, trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay là phải góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, cung vốn kịp thời cho sản xuất thiết yếu và giữ vững thanh khoản cả hệ thống.
Thống đốc cho biết, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng nhiều kịch cung ứng tiền và cuối cùng đã chọn một kịch bản “sâu nhất”. Cụ thể, từ con số lượng tiền gửi dịp Tết 2011 tăng mạnh so với Tết 2010, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng mức tiền mặt ra lưu thông và chuyển tiền đến những khu vực có nhu cầu lớn.
Và, “thắng lợi đầu tiên của chúng tôi là đã thành công trong việc rút về lượng tiền cung ứng phục vụ Tết Nguyên đán”, Thống đốc nói.
Vấn đề thứ hai là ổn định tỷ giá. Để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã có hai bước đi quan trọng. Một là, điều chỉnh tỷ giá chính thức sát với giá thị trường. Động thái này vừa thỏa mãn nhu cầu thị trường, vừa bảo toàn được quỹ dự trữ ngoại hối vốn đang mỏng dần. Hai là, thực hiện kết hối một phần đối với tất cả tập đoàn, tổng công ty.
Thống đốc cho biết, hiện tất cả các công ty con của các “tổng”, “tập” này đã bán lại ngoại tệ cho ngân hàng và số dư mua của các ngân hàng đang tăng lên từng ngày. Nhờ đó, áp lực tỷ giá giảm rất mạnh. Tính đến 13h30 ngày 1/3, tại thị trường tự do Hà Nội, giá một USD chỉ 21.600 đồng và rất ít giao dịch.
Vấn đề thứ ba là góp phần kiềm chế lạm phát. Để phục vụ mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm 3% chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, duy trì 20% thay vì 23% như đề xuất ban đầu với Chính phủ.
Thống đốc cho biết, tính đến hết năm 2010, tín dụng phi sản xuất (gồm: cho vay bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) chiếm tỷ trọng 17 - 18% tổng tín dụng. Còn mức tăng tín dụng hai tháng đầu năm tăng khoảng 3,27% nhưng trong đó có hư số do điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2/2011.
Có nghĩa là, khi tỷ giá điều chỉnh tăng lên 7,18%, các tổ chức tín dụng đã quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá mới và làm cho một bộ phận tín dụng tăng lên, kéo theo tăng tín dụng cả hệ thống. Bộ phận này chiếm khoảng 1,5% tăng trưởng dư nợ toàn hệ thống. quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần phải giảm bớt mức tăng tín dụng ngay từ đầu năm mới hoàn thành được chỉ tiêu.
Vẫn nhiều mối lo
Tại cuộc họp báo này, có ba vấn đề được đặc biệt chú ý là lãi suất cao, thanh khoản kém khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, và việc đưa kinh doanh vàng vào khuôn khổ luật pháp.
Đối với vấn đề lãi suất, hiện đang có thông tin một vài ngân hàng đẩy lãi suất huy động vượt quá 14% (mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước), Thống đốc nói sẽ xử lý nghiêm những trường hợp này, nhất là kể từ 1/1/2011, khi hai Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước có thừa công cụ để xử lý.
Còn đối với thanh khoản, theo ông, đó là cái giá phải trả khi phải điều chỉnh chính sách. Lâu nay, nhiều người “than” rằng, bộ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước chưa tác động thẳng vào chính sách, nhưng kỳ thực, tất cả điều hành chính sách tiền tệ phải bám sát mục tiêu lớn hơn của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước đã kiên quyết bảo vệ quan điểm sử dụng các biện pháp quyết liệt để giảm tổng cầu và điều hành các lãi suất tác động vào thị trường theo hướng này. Khi mục tiêu đã vậy, việc phải tăng lãi suất chủ chốt là đương nhiên.
“Sự điều chỉnh này không tác động nhiều đến thị trường, không làm cho các ngân hàng thiếu thanh khoản vì trong báo cáo tháng 1/2011, các ngân hàng chỉ vay tái cấp vốn 1.000 tỷ đồng”, Thống đốc nói.
Ngoài ra, đối với giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước vẫn thực hiện quy trình bơm - hút bình thường, nhưng theo hướng hài hòa giữa thị trường và quản lý. Ví dụ, chỉ tiêu tín dụng đưa ra dưới 20% thì không thể “bơm” thoải mái được, mặc dù trên giao dịch OMO, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn làm chủ khả năng nguồn cung ứng tiền và giấy tờ có giá.
“Bây giờ cứ đi thỏa mãn thanh khoản của tất cả các ngân hàng, thì hơi tí là họ chạy lên chúng tôi, làm sao đảm bảo kiềm chế lạm phát?”, Thống đốc nói.
Còn với đối với quản lý vàng, Thống đốc cho rằng trước đây chúng ta xem vàng là hàng hóa, cho phép lưu thông bình thường, nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều tiêu cực như phát sinh đầu cơ, liên thông với ngoại tệ, thậm chí trở thành phương tiện thanh toán. Gần hai năm nay, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng nghị định quản lý vàng thay thế cho Nghị định 174, hiện nay dự thảo đang “dạo một vòng” ở các bộ ngành trước khi trình lên Chính phủ.
Và tinh thần chung của nghị định này, là quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.
Theo thông tin từ Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tại cuộc họp báo, toàn bộ lượng tiền cung ứng cho dịp Tết khoảng 130 nghìn tỷ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước rút về hơn 100 nghìn tỷ đồng.
Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng cho rằng, năm 2011 thực sự là “năm thử lửa” đối với điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, do những bất ổn vĩ mô mang lại. Bám sát Nghị quyết 11 với trọng tâm là giảm tổng cầu, cùng với sự “thắt lưng buộc bụng” của tài khóa, chính sách tiền tệ cũng phải theo hướng này.
Phục vụ “giảm tổng cầu”
Theo đó, trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay là phải góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, cung vốn kịp thời cho sản xuất thiết yếu và giữ vững thanh khoản cả hệ thống.
Thống đốc cho biết, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng nhiều kịch cung ứng tiền và cuối cùng đã chọn một kịch bản “sâu nhất”. Cụ thể, từ con số lượng tiền gửi dịp Tết 2011 tăng mạnh so với Tết 2010, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng mức tiền mặt ra lưu thông và chuyển tiền đến những khu vực có nhu cầu lớn.
Và, “thắng lợi đầu tiên của chúng tôi là đã thành công trong việc rút về lượng tiền cung ứng phục vụ Tết Nguyên đán”, Thống đốc nói.
Vấn đề thứ hai là ổn định tỷ giá. Để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã có hai bước đi quan trọng. Một là, điều chỉnh tỷ giá chính thức sát với giá thị trường. Động thái này vừa thỏa mãn nhu cầu thị trường, vừa bảo toàn được quỹ dự trữ ngoại hối vốn đang mỏng dần. Hai là, thực hiện kết hối một phần đối với tất cả tập đoàn, tổng công ty.
Thống đốc cho biết, hiện tất cả các công ty con của các “tổng”, “tập” này đã bán lại ngoại tệ cho ngân hàng và số dư mua của các ngân hàng đang tăng lên từng ngày. Nhờ đó, áp lực tỷ giá giảm rất mạnh. Tính đến 13h30 ngày 1/3, tại thị trường tự do Hà Nội, giá một USD chỉ 21.600 đồng và rất ít giao dịch.
Vấn đề thứ ba là góp phần kiềm chế lạm phát. Để phục vụ mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm 3% chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, duy trì 20% thay vì 23% như đề xuất ban đầu với Chính phủ.
Thống đốc cho biết, tính đến hết năm 2010, tín dụng phi sản xuất (gồm: cho vay bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) chiếm tỷ trọng 17 - 18% tổng tín dụng. Còn mức tăng tín dụng hai tháng đầu năm tăng khoảng 3,27% nhưng trong đó có hư số do điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2/2011.
Có nghĩa là, khi tỷ giá điều chỉnh tăng lên 7,18%, các tổ chức tín dụng đã quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá mới và làm cho một bộ phận tín dụng tăng lên, kéo theo tăng tín dụng cả hệ thống. Bộ phận này chiếm khoảng 1,5% tăng trưởng dư nợ toàn hệ thống. quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần phải giảm bớt mức tăng tín dụng ngay từ đầu năm mới hoàn thành được chỉ tiêu.
Vẫn nhiều mối lo
Tại cuộc họp báo này, có ba vấn đề được đặc biệt chú ý là lãi suất cao, thanh khoản kém khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, và việc đưa kinh doanh vàng vào khuôn khổ luật pháp.
Đối với vấn đề lãi suất, hiện đang có thông tin một vài ngân hàng đẩy lãi suất huy động vượt quá 14% (mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước), Thống đốc nói sẽ xử lý nghiêm những trường hợp này, nhất là kể từ 1/1/2011, khi hai Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước có thừa công cụ để xử lý.
Còn đối với thanh khoản, theo ông, đó là cái giá phải trả khi phải điều chỉnh chính sách. Lâu nay, nhiều người “than” rằng, bộ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước chưa tác động thẳng vào chính sách, nhưng kỳ thực, tất cả điều hành chính sách tiền tệ phải bám sát mục tiêu lớn hơn của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước đã kiên quyết bảo vệ quan điểm sử dụng các biện pháp quyết liệt để giảm tổng cầu và điều hành các lãi suất tác động vào thị trường theo hướng này. Khi mục tiêu đã vậy, việc phải tăng lãi suất chủ chốt là đương nhiên.
“Sự điều chỉnh này không tác động nhiều đến thị trường, không làm cho các ngân hàng thiếu thanh khoản vì trong báo cáo tháng 1/2011, các ngân hàng chỉ vay tái cấp vốn 1.000 tỷ đồng”, Thống đốc nói.
Ngoài ra, đối với giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước vẫn thực hiện quy trình bơm - hút bình thường, nhưng theo hướng hài hòa giữa thị trường và quản lý. Ví dụ, chỉ tiêu tín dụng đưa ra dưới 20% thì không thể “bơm” thoải mái được, mặc dù trên giao dịch OMO, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn làm chủ khả năng nguồn cung ứng tiền và giấy tờ có giá.
“Bây giờ cứ đi thỏa mãn thanh khoản của tất cả các ngân hàng, thì hơi tí là họ chạy lên chúng tôi, làm sao đảm bảo kiềm chế lạm phát?”, Thống đốc nói.
Còn với đối với quản lý vàng, Thống đốc cho rằng trước đây chúng ta xem vàng là hàng hóa, cho phép lưu thông bình thường, nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều tiêu cực như phát sinh đầu cơ, liên thông với ngoại tệ, thậm chí trở thành phương tiện thanh toán. Gần hai năm nay, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng nghị định quản lý vàng thay thế cho Nghị định 174, hiện nay dự thảo đang “dạo một vòng” ở các bộ ngành trước khi trình lên Chính phủ.
Và tinh thần chung của nghị định này, là quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.