“3 cản trở chính của phát triển kinh tế”
Hỏi chuyện TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Hỏi chuyện TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Thưa ông, hơn một năm Việt Nam là thành viên chính thức của WTO đã đem đến nhiều cơ hội, thời cơ kinh doanh cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng trong quá trình phát triển và hội nhập mạnh mẽ này, có lẽ chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại phải trực tiếp đối mặt với những khó khăn và hạn chế của mình rõ như hiện nay?
Đúng như dự đoán trước đó, gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh. Nhìn tổng thể, đáng khích lệ là xu hướng tích cực, thuận lợi là chủ đạo. GDP năm 2007 đạt mức 8,44%, cao nhất trong 10 năm qua, cao thứ 3 của châu Á, cao nhất trong các nước ASEAN.
Theo đánh giá của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, đứng đầu ASEAN. Và theo Báo cáo của Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc công bố tháng 10/2007 thì Việt Nam đứng thứ 6 trong các nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư toàn cầu. Điều tra 6.700 doanh nghiệp dân doanh của VCCI năm 2007 cũng cho thấy tâm lý lạc quan này.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang đối mặt với nhiều cản trở, và cần phải thận trọng, cân nhắc về tính bền vững trong đường hướng phát triển nền kinh tế.
Đó là những hạn chế trong điều hành kinh tế vĩ mô (tình trạng lạm phát, nhập siêu...); sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có chất lượng; sự quá tải đối với cơ sở hạ tầng: cảng biển, sân bay, đường giao thông... Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, nguy cơ đình công lan rộng... Đối với từng doanh nghiệp, thì các yếu tố như quy mô nhỏ, thông tin và kiến thức hạn chế, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, nhân lực còn nhiều yếu kém...
Nếu không vượt qua được những cản trở này, Việt Nam có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội để thoát khỏi ngưỡng kém phát triển và vượt qua những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. Khoảng cách lớn giữa vốn cam kết đầu tư và vốn đầu tư thực hiện thời gian qua là một minh chứng cho hệ quả của những cản trở này.
Thưa ông, được biết nhiều nhà đầu tư đã gọi những cản trở này là các “nút thắt cổ chai” đối với nền kinh tế Việt Nam. Ông cũng đã đồng quan điểm khi đề cập đến vấn đề này?
Tôi muốn nhấn mạnh đến 3 cản trở chính.
Thứ nhất là cản trở từ nguồn nhân lực. Có một thực tế rõ ràng là hiện nay nhiều dự án đầu tư trong nước hay nước ngoài, đều đang gặp khó khăn vì sự thiếu hụt lao động có kỹ năng. Theo đánh giá (của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tới 70% lao động Việt Nam hiện chưa qua đào tạo, 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 20 - 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề. Ngoài ra, các khó khăn khác như ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động còn kém...
Thứ hai là cản trở từ cơ sở hạ tầng. Các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đều đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.
Và cuối cùng là cản trở từ thủ tục hành chính và chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Những cản trở này tồn tại từ nhiều năm, không phải do tác động từ việc gia nhập WTO. Điều này cho thấy thách thức để vượt qua những cản trở này trong thời gian tới sẽ là rất lớn và khó khăn.
Thưa ông, như ông đã nói, ngoài những yếu tố cản trở sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, còn có những yếu tố khác khiến cho những tăng trưởng đã đạt được trở nên không bền vững. Ông có thể nói rõ hơn về những yếu tố này?
Những kết quả đạt được năm vừa qua dù khả quan nhưng vẫn tiềm ẩn những bất ổn. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa đều và chưa bền vững. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao (20,5%) nhưng tốc độ giá trị tăng thêm thấp, khoảng 10,2%.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng còn chậm, tác động dây chuyền đến cả nền kinh tế. Giá cả tăng cao, ô nhiễm môi trường và tình trạng ùn tắc giao thông tại một số thành phố lớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Ngay như xuất khẩu luôn đạt được những thành công ấn tượng, nhưng tăng trưởng cũng chưa vững chắc. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính... chủ yếu vẫn còn mang tính chất gia công.
Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
Nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để, đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ, nguồn lực đầu tư...
Thưa ông, hơn một năm Việt Nam là thành viên chính thức của WTO đã đem đến nhiều cơ hội, thời cơ kinh doanh cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng trong quá trình phát triển và hội nhập mạnh mẽ này, có lẽ chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại phải trực tiếp đối mặt với những khó khăn và hạn chế của mình rõ như hiện nay?
Đúng như dự đoán trước đó, gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh. Nhìn tổng thể, đáng khích lệ là xu hướng tích cực, thuận lợi là chủ đạo. GDP năm 2007 đạt mức 8,44%, cao nhất trong 10 năm qua, cao thứ 3 của châu Á, cao nhất trong các nước ASEAN.
Theo đánh giá của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, đứng đầu ASEAN. Và theo Báo cáo của Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc công bố tháng 10/2007 thì Việt Nam đứng thứ 6 trong các nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư toàn cầu. Điều tra 6.700 doanh nghiệp dân doanh của VCCI năm 2007 cũng cho thấy tâm lý lạc quan này.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang đối mặt với nhiều cản trở, và cần phải thận trọng, cân nhắc về tính bền vững trong đường hướng phát triển nền kinh tế.
Đó là những hạn chế trong điều hành kinh tế vĩ mô (tình trạng lạm phát, nhập siêu...); sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có chất lượng; sự quá tải đối với cơ sở hạ tầng: cảng biển, sân bay, đường giao thông... Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, nguy cơ đình công lan rộng... Đối với từng doanh nghiệp, thì các yếu tố như quy mô nhỏ, thông tin và kiến thức hạn chế, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, nhân lực còn nhiều yếu kém...
Nếu không vượt qua được những cản trở này, Việt Nam có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội để thoát khỏi ngưỡng kém phát triển và vượt qua những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. Khoảng cách lớn giữa vốn cam kết đầu tư và vốn đầu tư thực hiện thời gian qua là một minh chứng cho hệ quả của những cản trở này.
Thưa ông, được biết nhiều nhà đầu tư đã gọi những cản trở này là các “nút thắt cổ chai” đối với nền kinh tế Việt Nam. Ông cũng đã đồng quan điểm khi đề cập đến vấn đề này?
Tôi muốn nhấn mạnh đến 3 cản trở chính.
Thứ nhất là cản trở từ nguồn nhân lực. Có một thực tế rõ ràng là hiện nay nhiều dự án đầu tư trong nước hay nước ngoài, đều đang gặp khó khăn vì sự thiếu hụt lao động có kỹ năng. Theo đánh giá (của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tới 70% lao động Việt Nam hiện chưa qua đào tạo, 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 20 - 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề. Ngoài ra, các khó khăn khác như ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động còn kém...
Thứ hai là cản trở từ cơ sở hạ tầng. Các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đều đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.
Và cuối cùng là cản trở từ thủ tục hành chính và chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Những cản trở này tồn tại từ nhiều năm, không phải do tác động từ việc gia nhập WTO. Điều này cho thấy thách thức để vượt qua những cản trở này trong thời gian tới sẽ là rất lớn và khó khăn.
Thưa ông, như ông đã nói, ngoài những yếu tố cản trở sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, còn có những yếu tố khác khiến cho những tăng trưởng đã đạt được trở nên không bền vững. Ông có thể nói rõ hơn về những yếu tố này?
Những kết quả đạt được năm vừa qua dù khả quan nhưng vẫn tiềm ẩn những bất ổn. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa đều và chưa bền vững. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao (20,5%) nhưng tốc độ giá trị tăng thêm thấp, khoảng 10,2%.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng còn chậm, tác động dây chuyền đến cả nền kinh tế. Giá cả tăng cao, ô nhiễm môi trường và tình trạng ùn tắc giao thông tại một số thành phố lớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Ngay như xuất khẩu luôn đạt được những thành công ấn tượng, nhưng tăng trưởng cũng chưa vững chắc. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính... chủ yếu vẫn còn mang tính chất gia công.
Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
Nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để, đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ, nguồn lực đầu tư...