3 lý do khối ngoại “kết” trái phiếu Việt Nam
Giám đốc Khối kinh doanh ngoại tệ và vốn của HSBC Việt Nam dự báo về thị trường trái phiếu trong nước năm tới
Nhận định về sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam trong vòng hai năm qua, ông Phạm Hồng Hải, Giám đốc Khối kinh doanh ngoại tệ và vốn của Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng năm 2006 đã đánh dấu sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này.
Trước thời điểm đó, các ngân hàng trong nước là những nhà đầu tư trái phiếu chính, chủ yếu mua trái phiếu với mục tiêu đầu tư và rất ít khi bán ra trước khi trái phiếu tới hạn.
Giải thích lý do các nhà đầu tư nước ngoài tích cực tham gia vào thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2006, ông Hải nói:
- Lý do thứ nhất là thuế nhà thầu thấp, khoảng 0,1% cho tiền lãi và gốc vào ngày nhận lãi và 0,1% cho tổng giá trị bán trái phiếu. Ở các nước khác trong khu vực, thuế có thể lên tới 20% của lãi suất nhận được.
Thứ hai, cơ chế quản lý ngoại hối cho việc chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam cũng rất thuận lợi, cho phép họ có thể chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam bất cứ khi nào họ muốn. Ở một số nước, nhà đầu tư nước ngoài phải giữ vốn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi được chuyển ra.
Thứ ba, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng cao và bền vững trong một thời gian dài và triển vọng về trung và dài hạn vẫn rất tốt.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng của loại hình đầu tư này trong năm 2009?
Thị trường trái phiếu trong năm 2009 được dự đoán sẽ khởi sắc hơn năm 2008 do khả năng lạm phát và lãi suất đều giảm. Ngân hàng Nhà nước cũng bơm thêm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng nên các nhà đầu tư sẽ có nhiền vốn để đầu tư vào trái phiếu.
Mặt khác, trần lãi suất cho vay hiện nay sẽ khuyến khích các ngân hàng tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp hơn là cho vay doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn cần được theo dõi sát sao do vẫn chưa có tính bền vững.
Có thể có khả năng thanh khoản cao ở một số ngân hàng nhưng lại không chảy được qua các ngân hàng thiếu thanh khoản do lo ngại về rủi ro tín dụng giữa các ngân hàng với nhau.
Các doanh nghiệp không phát hành được trái phiếu trong năm 2008 do lãi suất tăng cao có thể sẽ xem xét khả năng phát hành trái phiếu trong năm 2009.
Nhìn chung, tiềm năng của thị trường trái phiếu Việt Nam rất lớn do nhu cầu uy động vốn trung và dài hạn của Chính phủ và các doanh nghiệp rất cao nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Mặt khác, các nhà đầu tư cũng muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư và trái phiếu là một tài sản đầu tư khá an toàn so với cổ phiếu hay vàng. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại đầu tư vào trái phiếu tại thị trường Việt Nam vì tiềm năng phát triển kinh tế dài hạn bền vững của Việt Nam.
Thế nhưng tính minh bạch luôn được đề cập đến trong các hoạt động giao dịch trái phiếu. Vậy, theo ông thị trường trái phiếu Việt Nam đã thực sự minh bạch chưa?
Mức độ minh bạch vẫn chưa cao và không đồng nhất giữa các doanh nghiệp. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, hiện vẫn chưa có một chuẩn hóa về mức độ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.
Nhiều trường hợp, hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu được phát hành mà chỉ có 2-3 trang giới thiệu thông tin về trái phiếu.
Các thông tin tài chính trong bản cáo bạch cũng không được xác nhận của công ty kiểm toán. Ngoài ra, rất hiếm trường hợp các công ty luật được sử dụng để soạn thảo bản cáo bạch. Do đó, nhà phát hành trái phiếu sẽ chịu rủi ro luật pháp nếu có xảy ra tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà phát hành do công bố thông tin không chính xác.
Theo tôi, Bộ Tài chính nên xem xét đưa ra một số chuẩn mực tối thiểu của bản cáo bạch cho trái phiếu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên xem xét công bố đầy đủ các thông tin cần thiết vì một bản cáo bạch tốt sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp và độ hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư.
Gần đây, trái phiếu doanh nghiệp đã được nhắc tới nhưng trên thực tế nó vẫn chưa thực sự phát triển. Theo ông, nên làm gì để trái phiếu doanh nghiệp phát triển?
Theo tôi để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển được, nên có các điều kiện cần và đủ.
Thứ nhất, thanh khoản trên thị trường thứ cấp cho trái phiếu Chính phủ cần phải được cải thiện để có thể tạo một đường cong lãi suất chuẩn cho trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ hai, định mức tín nhiệm đối với các doanh nghiệp lớn. Việc đạt được định mức tín nhiệm tốt sẽ góp phần nâng uy tín cho doanh nghiệp và gíúp tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khi xem xét quyết định đầu tư.
Thứ ba, hiện hầu hết các doanh nghiệp đều chưa được niêm yết và việc mua bán trái phiếu diễn ra khá tốn kém và mất thời gian. Chúng ta cần xây dựng một trung tâm lưu ký các trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết để tạo thuận lợi cho việc mua bán lại.
Thứ tư, các nhà phát hành nên cân bằng lợi ích giữa người phát hành mong muốn lãi suất thấp nhất và lợi ích của nhà đầu tư mong muốn lãi suất hấp dẫn.
Trong một số trường hợp, nhà phát hành tìm mọi cách để giảm lãi suất trái phiếu xuống mức thấp nhất và làm cho nhà đầu tư lỗ ngay khi mua do thị trường biến động. Do đó, các nhà đầu tư này sẽ không mặn mà mua các đợt phát hành trong tương lai.
Thứ năm, các doanh nghiệp nên chọn các nhà tư vấn phát hành trái phiếu có kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Việc này sẽ giúp cho trái phiếu được phân phối một cách rộng rãi nhất giúp mở rộng đối tượng các nhà đầu tư.
Và cuối cùng, Bộ Tài chính nên xem xét đưa ra các tiêu chuẩn phát hành theo đó doanh nghiệp nào thỏa mãn điều kiện này sẽ đương nhiên được phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay vì xét duyệt từng đợt phát hành như hiện nay.
Thế còn về độ rủi ro với loại hình đầu tư này?
Ba rủi ro chính là rủi ro về thanh khoản, rủi ro về tín dụng của nhà phát hành và rủi ro về lãi suất biến động. Rủi ro thanh khoản do trái phiếu không thể bán được khi cần bán.
Để phòng chống rủi ro này, nhà đầu tư nên chọn mua các trái phiếu có khối lượng phát hành lớn và được nắm giữ bởi nhiều nhà đầu tư khác nhau. Rủi ro về tín dụng là khi doanh nghiệp phát hành không trả được lãi hoặc gốc.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần thẩm định hết sức kỹ càng về doanh nghiệp phát hành trái phiếu và liên tục đánh giá lại sức khỏe của doanh nghiệp phát hành trong quá trình nắm giữ trái phiếu.
Rủi ro về lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng lên dẫn đến giá trị của trái phiếu giảm xuống. Nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc quyền chọn lãi suất để phòng chống rủi ro này. Hiện ở Việt Nam, việc hoán đổi lãi suất cho tiền đồng đã bắt đầu được thực hiện.
HSBC là ngân hàng đầu tiên thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng. HSBC cũng là ngân hàng đầu tiên thực hiện hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền tại Việt Nam.
Trước thời điểm đó, các ngân hàng trong nước là những nhà đầu tư trái phiếu chính, chủ yếu mua trái phiếu với mục tiêu đầu tư và rất ít khi bán ra trước khi trái phiếu tới hạn.
Giải thích lý do các nhà đầu tư nước ngoài tích cực tham gia vào thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2006, ông Hải nói:
- Lý do thứ nhất là thuế nhà thầu thấp, khoảng 0,1% cho tiền lãi và gốc vào ngày nhận lãi và 0,1% cho tổng giá trị bán trái phiếu. Ở các nước khác trong khu vực, thuế có thể lên tới 20% của lãi suất nhận được.
Thứ hai, cơ chế quản lý ngoại hối cho việc chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam cũng rất thuận lợi, cho phép họ có thể chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam bất cứ khi nào họ muốn. Ở một số nước, nhà đầu tư nước ngoài phải giữ vốn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi được chuyển ra.
Thứ ba, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng cao và bền vững trong một thời gian dài và triển vọng về trung và dài hạn vẫn rất tốt.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng của loại hình đầu tư này trong năm 2009?
Thị trường trái phiếu trong năm 2009 được dự đoán sẽ khởi sắc hơn năm 2008 do khả năng lạm phát và lãi suất đều giảm. Ngân hàng Nhà nước cũng bơm thêm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng nên các nhà đầu tư sẽ có nhiền vốn để đầu tư vào trái phiếu.
Mặt khác, trần lãi suất cho vay hiện nay sẽ khuyến khích các ngân hàng tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp hơn là cho vay doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn cần được theo dõi sát sao do vẫn chưa có tính bền vững.
Có thể có khả năng thanh khoản cao ở một số ngân hàng nhưng lại không chảy được qua các ngân hàng thiếu thanh khoản do lo ngại về rủi ro tín dụng giữa các ngân hàng với nhau.
Các doanh nghiệp không phát hành được trái phiếu trong năm 2008 do lãi suất tăng cao có thể sẽ xem xét khả năng phát hành trái phiếu trong năm 2009.
Nhìn chung, tiềm năng của thị trường trái phiếu Việt Nam rất lớn do nhu cầu uy động vốn trung và dài hạn của Chính phủ và các doanh nghiệp rất cao nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Mặt khác, các nhà đầu tư cũng muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư và trái phiếu là một tài sản đầu tư khá an toàn so với cổ phiếu hay vàng. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại đầu tư vào trái phiếu tại thị trường Việt Nam vì tiềm năng phát triển kinh tế dài hạn bền vững của Việt Nam.
Thế nhưng tính minh bạch luôn được đề cập đến trong các hoạt động giao dịch trái phiếu. Vậy, theo ông thị trường trái phiếu Việt Nam đã thực sự minh bạch chưa?
Mức độ minh bạch vẫn chưa cao và không đồng nhất giữa các doanh nghiệp. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, hiện vẫn chưa có một chuẩn hóa về mức độ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.
Nhiều trường hợp, hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu được phát hành mà chỉ có 2-3 trang giới thiệu thông tin về trái phiếu.
Các thông tin tài chính trong bản cáo bạch cũng không được xác nhận của công ty kiểm toán. Ngoài ra, rất hiếm trường hợp các công ty luật được sử dụng để soạn thảo bản cáo bạch. Do đó, nhà phát hành trái phiếu sẽ chịu rủi ro luật pháp nếu có xảy ra tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà phát hành do công bố thông tin không chính xác.
Theo tôi, Bộ Tài chính nên xem xét đưa ra một số chuẩn mực tối thiểu của bản cáo bạch cho trái phiếu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên xem xét công bố đầy đủ các thông tin cần thiết vì một bản cáo bạch tốt sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp và độ hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư.
Gần đây, trái phiếu doanh nghiệp đã được nhắc tới nhưng trên thực tế nó vẫn chưa thực sự phát triển. Theo ông, nên làm gì để trái phiếu doanh nghiệp phát triển?
Theo tôi để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển được, nên có các điều kiện cần và đủ.
Thứ nhất, thanh khoản trên thị trường thứ cấp cho trái phiếu Chính phủ cần phải được cải thiện để có thể tạo một đường cong lãi suất chuẩn cho trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ hai, định mức tín nhiệm đối với các doanh nghiệp lớn. Việc đạt được định mức tín nhiệm tốt sẽ góp phần nâng uy tín cho doanh nghiệp và gíúp tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khi xem xét quyết định đầu tư.
Thứ ba, hiện hầu hết các doanh nghiệp đều chưa được niêm yết và việc mua bán trái phiếu diễn ra khá tốn kém và mất thời gian. Chúng ta cần xây dựng một trung tâm lưu ký các trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết để tạo thuận lợi cho việc mua bán lại.
Thứ tư, các nhà phát hành nên cân bằng lợi ích giữa người phát hành mong muốn lãi suất thấp nhất và lợi ích của nhà đầu tư mong muốn lãi suất hấp dẫn.
Trong một số trường hợp, nhà phát hành tìm mọi cách để giảm lãi suất trái phiếu xuống mức thấp nhất và làm cho nhà đầu tư lỗ ngay khi mua do thị trường biến động. Do đó, các nhà đầu tư này sẽ không mặn mà mua các đợt phát hành trong tương lai.
Thứ năm, các doanh nghiệp nên chọn các nhà tư vấn phát hành trái phiếu có kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Việc này sẽ giúp cho trái phiếu được phân phối một cách rộng rãi nhất giúp mở rộng đối tượng các nhà đầu tư.
Và cuối cùng, Bộ Tài chính nên xem xét đưa ra các tiêu chuẩn phát hành theo đó doanh nghiệp nào thỏa mãn điều kiện này sẽ đương nhiên được phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay vì xét duyệt từng đợt phát hành như hiện nay.
Thế còn về độ rủi ro với loại hình đầu tư này?
Ba rủi ro chính là rủi ro về thanh khoản, rủi ro về tín dụng của nhà phát hành và rủi ro về lãi suất biến động. Rủi ro thanh khoản do trái phiếu không thể bán được khi cần bán.
Để phòng chống rủi ro này, nhà đầu tư nên chọn mua các trái phiếu có khối lượng phát hành lớn và được nắm giữ bởi nhiều nhà đầu tư khác nhau. Rủi ro về tín dụng là khi doanh nghiệp phát hành không trả được lãi hoặc gốc.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần thẩm định hết sức kỹ càng về doanh nghiệp phát hành trái phiếu và liên tục đánh giá lại sức khỏe của doanh nghiệp phát hành trong quá trình nắm giữ trái phiếu.
Rủi ro về lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng lên dẫn đến giá trị của trái phiếu giảm xuống. Nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc quyền chọn lãi suất để phòng chống rủi ro này. Hiện ở Việt Nam, việc hoán đổi lãi suất cho tiền đồng đã bắt đầu được thực hiện.
HSBC là ngân hàng đầu tiên thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng. HSBC cũng là ngân hàng đầu tiên thực hiện hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền tại Việt Nam.