32 tỉnh thành phía Nam hứa “hết mình” với doanh nghiệp
“Sau khi ký rồi không phải để trong ngăn kéo, mà phải tổ chức triển khai”, Phó thủ tướng nhấn mạnh
Ngày 24/8, đại diện lãnh đạo 32 tỉnh thành phía Nam cùng các hiệp hội doanh nghiệp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký bản cam kết về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
6 tháng đầu năm nay, cả nước đã có hơn 54.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 22% với tổng vốn đăng ký là 427.762 tỷ đồng, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 14.902 doanh nghiệp, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước, trong khi cùng kỳ năm 2015 chỉ tăng 2,2%. Số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng hai lần.
Phát biểu tại lễ ký kết, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là có thể đạt được. Tuy nhiên, ông cho rằng chủ trương, cơ chế chính sách có thể ngày một hoàn thiện, nhưng vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện.
“Chỉ Trung ương, Chính phủ làm thôi thì không được, phải từng bộ, ngành, địa phương, từng công chức viên chức phải bắt tay vào việc. Chủ động, kịp thời xử lý các vướng mắc, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết”, Phó thủ tướng nói.
Ông cũng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm cán bộ công chức nhũng nhiễu doanh nghiệp. “Nhắc nhở sai phạm không xong thì kỷ luật. Thủ tục kỷ luật lâu, nên trước khi kỷ luật thì cho cán bộ sai phạm nghỉ việc, thay anh khác làm và kỷ luật phải nghiêm khắc”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng còn yêu cầu chính quyền các địa phương đối thoại với doanh nghiệp không phải chỉ là tháo gỡ vướng mắc khó khăn về giảm, miễn thuế, mà phải đối thoại theo nguyên tắc “win-win”.
VCCI được lưu ý cần sớm nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và đề xuất một giải pháp hợp tác công-tư cho lĩnh vực này, vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng bộ chỉ số doanh nghiệp, phản ánh chi tiết số liệu về doanh nghiệp, công bố định kỳ năm, bắt đầu từ năm 2017.
“Sau khi ký rồi không phải để trong ngăn kéo, mà phải tổ chức triển khai”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Các tỉnh và thành phố được đề nghị khẩn trương thành lập, công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp. Sắp tới, Chính phủ sẽ mở trang thông tin tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp.
6 tháng đầu năm nay, cả nước đã có hơn 54.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 22% với tổng vốn đăng ký là 427.762 tỷ đồng, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 14.902 doanh nghiệp, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước, trong khi cùng kỳ năm 2015 chỉ tăng 2,2%. Số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng hai lần.
Phát biểu tại lễ ký kết, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là có thể đạt được. Tuy nhiên, ông cho rằng chủ trương, cơ chế chính sách có thể ngày một hoàn thiện, nhưng vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện.
“Chỉ Trung ương, Chính phủ làm thôi thì không được, phải từng bộ, ngành, địa phương, từng công chức viên chức phải bắt tay vào việc. Chủ động, kịp thời xử lý các vướng mắc, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết”, Phó thủ tướng nói.
Ông cũng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm cán bộ công chức nhũng nhiễu doanh nghiệp. “Nhắc nhở sai phạm không xong thì kỷ luật. Thủ tục kỷ luật lâu, nên trước khi kỷ luật thì cho cán bộ sai phạm nghỉ việc, thay anh khác làm và kỷ luật phải nghiêm khắc”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng còn yêu cầu chính quyền các địa phương đối thoại với doanh nghiệp không phải chỉ là tháo gỡ vướng mắc khó khăn về giảm, miễn thuế, mà phải đối thoại theo nguyên tắc “win-win”.
VCCI được lưu ý cần sớm nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và đề xuất một giải pháp hợp tác công-tư cho lĩnh vực này, vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng bộ chỉ số doanh nghiệp, phản ánh chi tiết số liệu về doanh nghiệp, công bố định kỳ năm, bắt đầu từ năm 2017.
“Sau khi ký rồi không phải để trong ngăn kéo, mà phải tổ chức triển khai”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Các tỉnh và thành phố được đề nghị khẩn trương thành lập, công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp. Sắp tới, Chính phủ sẽ mở trang thông tin tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp.