4 “ông lớn” tài chính Mỹ bị điều tra
FBI điều tra Fannie, Freddie, Lehman và AIG vì nghi ngờ họ có hành vi sai trái liên quan tới cuộc khủng hoảng tín dụng
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt đầu mở các cuộc điều tra đối với Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers và AIG, vì nghi ngờ các tập đoàn tài chính này có hành vi sai trái liên quan tới cuộc khủng hoảng tín dụng đang diễn ra.
Theo một quan chức giấu tên của FBI, việc đưa 4 tập đoàn trên vào danh sách đối tượng bị điều tra đã nâng số tổ chức tài chính mà cơ quan này đang điều tra lên 26. Hiện các cuộc điều tra đối với Fannie, Freddie, Lehman và AIG đang diễn ra ở cấp độ sơ bộ.
Từ khi cuộc khủng hoảng địa ốc - tài chính ở Mỹ diễn ra cách đây hơn 1 năm, FBI đã tiến hành điều tra đối với nhiều công ty trong ngành dịch vụ tài chính của nước này, từ các ngân hàng cho vay địa ốc tới các ngân hàng đầu tư nhằm tìm ra những “tội đồ” của cuộc khủng hoảng.
Các loại tội phạm mà FBI tập trung điều tra là gian lận kế toán, giao dịch nội bộ và che giấu giá trị thực của các loại chứng khoán có liên quan tới địa ốc hay các khoản đầu tư khác.
Cuộc khủng hoảng được coi là tồi tệ nhất từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 này đã khiến các thể chế tài chính toàn cầu thua lỗ và thâm hụt tài sản hơn 500 tỷ USD. Với những diễn biến xấu đi của khủng hoảng thời gian qua, FBI chịu áp lực lớn hơn trong việc tìm ra những đối tượng có hành vi sai trái góp phần dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng này.
Fannie, Freddie và AIG là 3 tập đoàn đã được Chính phủ Mỹ tiếp quản, còn Lehman đã phá sản. Bên cạnh các cuộc điều tra của FBI, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cũng sẽ tiến hành điều tra các tập đoàn này để phát hiện các vi phạm dân sự.
Trong danh sách các tập đoàn tài chính - ngân hàng đang nằm dưới sự theo dõi của FBI còn phải kể tới ngân hàng cho vay thế chấp mới phá sản IndyMac và ngân hàng từng một thời là ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất ở Mỹ Countrywide Financial. Hiện Countrywide đã được bán lại cho Bank of America.
Trước đây, Fannie, Freddie và AIG đều đã từng bị phát hiện làm giả sổ sách và buộc phải sửa chữa các lỗi kế toán gây sai lệch số liệu lên tới hàng tỷ USD.
Năm 2006, Fannie đã phải nộp số tiền phạt lên tới 400 triệu USD cho SEC do các quan chức của tập đoàn sử dụng “thủ thuật ma” để che giấu khoản lỗ 10,3 tỷ USD trong thời kỳ từ 2002 tới 2004 và tối đa hóa tiền thưởng cho họ.
Năm 2003, Freddie cũng phải nộp phạt 125 triệu USD và điều chỉnh lại lợi nhuận của thời kỳ 2002 - 2004 sau khi phát hiện các lỗi liên quan tới nghiệp vụ phái sinh.
(Theo Bloomberg, AP)
Theo một quan chức giấu tên của FBI, việc đưa 4 tập đoàn trên vào danh sách đối tượng bị điều tra đã nâng số tổ chức tài chính mà cơ quan này đang điều tra lên 26. Hiện các cuộc điều tra đối với Fannie, Freddie, Lehman và AIG đang diễn ra ở cấp độ sơ bộ.
Từ khi cuộc khủng hoảng địa ốc - tài chính ở Mỹ diễn ra cách đây hơn 1 năm, FBI đã tiến hành điều tra đối với nhiều công ty trong ngành dịch vụ tài chính của nước này, từ các ngân hàng cho vay địa ốc tới các ngân hàng đầu tư nhằm tìm ra những “tội đồ” của cuộc khủng hoảng.
Các loại tội phạm mà FBI tập trung điều tra là gian lận kế toán, giao dịch nội bộ và che giấu giá trị thực của các loại chứng khoán có liên quan tới địa ốc hay các khoản đầu tư khác.
Cuộc khủng hoảng được coi là tồi tệ nhất từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 này đã khiến các thể chế tài chính toàn cầu thua lỗ và thâm hụt tài sản hơn 500 tỷ USD. Với những diễn biến xấu đi của khủng hoảng thời gian qua, FBI chịu áp lực lớn hơn trong việc tìm ra những đối tượng có hành vi sai trái góp phần dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng này.
Fannie, Freddie và AIG là 3 tập đoàn đã được Chính phủ Mỹ tiếp quản, còn Lehman đã phá sản. Bên cạnh các cuộc điều tra của FBI, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cũng sẽ tiến hành điều tra các tập đoàn này để phát hiện các vi phạm dân sự.
Trong danh sách các tập đoàn tài chính - ngân hàng đang nằm dưới sự theo dõi của FBI còn phải kể tới ngân hàng cho vay thế chấp mới phá sản IndyMac và ngân hàng từng một thời là ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất ở Mỹ Countrywide Financial. Hiện Countrywide đã được bán lại cho Bank of America.
Trước đây, Fannie, Freddie và AIG đều đã từng bị phát hiện làm giả sổ sách và buộc phải sửa chữa các lỗi kế toán gây sai lệch số liệu lên tới hàng tỷ USD.
Năm 2006, Fannie đã phải nộp số tiền phạt lên tới 400 triệu USD cho SEC do các quan chức của tập đoàn sử dụng “thủ thuật ma” để che giấu khoản lỗ 10,3 tỷ USD trong thời kỳ từ 2002 tới 2004 và tối đa hóa tiền thưởng cho họ.
Năm 2003, Freddie cũng phải nộp phạt 125 triệu USD và điều chỉnh lại lợi nhuận của thời kỳ 2002 - 2004 sau khi phát hiện các lỗi liên quan tới nghiệp vụ phái sinh.
(Theo Bloomberg, AP)