Ngân hàng Nhật mua lại bộ phận tại châu Á của Lehman Brothers
Tất cả 3.000 nhân viên tại châu Á - Thái Bình dương của Lehman sẽ được đề nghị trở thành nhân viên của Nomura
Nomura Holdings - ngân hàng đầu tư hàng đầu Nhật Bản - hôm qua đã đồng ý mua lại bộ phận tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Lehman Brothers.
Ngoài ra, có nguồn tin cho biết, Nomura hiện đang tiến hành đàm phán với PricewaterhouseCoopers - tập đoàn quản lý bộ phận của Lehman tại châu Âu từ tuần trước - để mua lại bộ phận ngân hàng đầu tư và bộ phận chứng khoán tại châu Âu của ngân hàng đầu tư vừa phá sản này.
Nomura đã ra tuyên bố khẳng định thông tin mua lại bộ phận của Lehman tại châu Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có mức giá cụ thể nào cho vụ thỏa thuận được thông báo.
Tất cả 3.000 nhân viên tại châu Á - Thái Bình dương của Lehman, bao gồm nhân viên tại các văn phòng lớn nhất của Lehman tại khu vực ở Nhật Bản và Hồng Kông, sẽ được đề nghị trở thành nhân viên của Nomura. Trong số 3.000 nhân viên của Lehman ở châu Á, có khoảng 1.300 người làm việc tại Tokyo và 800 người làm việc ở Hồng Kông.
Doanh thu ròng của Lehman tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở nửa đầu năm nay là 1,4 tỷ USD, gần bằng 20% tổng doanh thu của tập đoàn.
Theo Nomura, vụ mua lại này là cơ hội “trăm năm có một”. “Thỏa thuận này sẽ mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của chúng tôi tại châu Á. Chúng tôi nhận thấy những lợi ích chiến lược trước mắt từ vụ mua này vì nó đem tới quy mô cho phép hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một ngân hàng đầu tư toàn cầu của chúng tôi”, Chủ tịch kiêm CEO Kenichi Watanabe của Nomura cho biết.
Đầu tuần trước, Lehman nộp đơn xin phá sản sau khi đã chịu những khoản lỗ khổng lồ do khủng hoảng tín dụng.
Sau đó, một trong những ngân hàng hàng đầu của Anh là Barclays đã mua lại bộ phận ngân hàng đầu của Lehman ở Mỹ với giá 1,75 tỷ USD, chỉ vài ngày sau khi từ bỏ kế hoạch mua toàn bộ tập đoàn này. Số tiền này đã bao gồm cả 960 triệu USD tiền mua lại tòa nhà trụ sở của Lehman tại Manhattan. Chủ tịch của Barclays là Robert Diamond cũng nhận định, đây là một cơ hội “trăm năm có một”.
Hiện Barclays cũng đang quan tâm tới bộ phận tại châu Âu của Lehman.
Về phần mình, PricewaterhouseCoopers vẫn đang tìm cách để có được 8 tỷ USD từ công ty mẹ ở New York dành cho chi nhánh tại London để trả cho các chủ nợ, nhân viên và một số loại hóa đơn.
(Theo Reuters, AP, New York Times)
Ngoài ra, có nguồn tin cho biết, Nomura hiện đang tiến hành đàm phán với PricewaterhouseCoopers - tập đoàn quản lý bộ phận của Lehman tại châu Âu từ tuần trước - để mua lại bộ phận ngân hàng đầu tư và bộ phận chứng khoán tại châu Âu của ngân hàng đầu tư vừa phá sản này.
Nomura đã ra tuyên bố khẳng định thông tin mua lại bộ phận của Lehman tại châu Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có mức giá cụ thể nào cho vụ thỏa thuận được thông báo.
Tất cả 3.000 nhân viên tại châu Á - Thái Bình dương của Lehman, bao gồm nhân viên tại các văn phòng lớn nhất của Lehman tại khu vực ở Nhật Bản và Hồng Kông, sẽ được đề nghị trở thành nhân viên của Nomura. Trong số 3.000 nhân viên của Lehman ở châu Á, có khoảng 1.300 người làm việc tại Tokyo và 800 người làm việc ở Hồng Kông.
Doanh thu ròng của Lehman tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở nửa đầu năm nay là 1,4 tỷ USD, gần bằng 20% tổng doanh thu của tập đoàn.
Theo Nomura, vụ mua lại này là cơ hội “trăm năm có một”. “Thỏa thuận này sẽ mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của chúng tôi tại châu Á. Chúng tôi nhận thấy những lợi ích chiến lược trước mắt từ vụ mua này vì nó đem tới quy mô cho phép hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một ngân hàng đầu tư toàn cầu của chúng tôi”, Chủ tịch kiêm CEO Kenichi Watanabe của Nomura cho biết.
Đầu tuần trước, Lehman nộp đơn xin phá sản sau khi đã chịu những khoản lỗ khổng lồ do khủng hoảng tín dụng.
Sau đó, một trong những ngân hàng hàng đầu của Anh là Barclays đã mua lại bộ phận ngân hàng đầu của Lehman ở Mỹ với giá 1,75 tỷ USD, chỉ vài ngày sau khi từ bỏ kế hoạch mua toàn bộ tập đoàn này. Số tiền này đã bao gồm cả 960 triệu USD tiền mua lại tòa nhà trụ sở của Lehman tại Manhattan. Chủ tịch của Barclays là Robert Diamond cũng nhận định, đây là một cơ hội “trăm năm có một”.
Hiện Barclays cũng đang quan tâm tới bộ phận tại châu Âu của Lehman.
Về phần mình, PricewaterhouseCoopers vẫn đang tìm cách để có được 8 tỷ USD từ công ty mẹ ở New York dành cho chi nhánh tại London để trả cho các chủ nợ, nhân viên và một số loại hóa đơn.
(Theo Reuters, AP, New York Times)