42% doanh nghiệp có lãi là “không bình thường”
Việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường
Việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, sáng 29/4.
Ông Lộc cũng đề nghị 5 năm tới nên được xác định là 5 năm “quốc gia khởi nghiệp”, 5 năm cả nước tập trung sức phát triển doanh nghiệp.
Gần 50% doanh nghiệp đã “chết”
Chủ tịch VCCI cho biết, trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, kể từ ngày có Luật Doanh nghiệp, ở Việt Nam đã có 941.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có 513.000 doanh nghiệp còn hoạt động (chiếm 54,5%), 428.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể vì nhiều lí do khác nhau (chiếm 45,5%).
Dẫu biết rằng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Trong đó, riêng năm 2015 là 80.000 doanh nghiệp, quý 1/2016 tiếp tục có gần 23.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước, ông Lộc nhấn mạnh.
Thông tin từ Chủ tịch VCCI cho thấy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng cho thấy bức tranh không mấy lạc quan. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi, hơn một nửa (58%) doanh nghiệp thua lỗ hoặc hòa vốn.
Ông Lộc phân tích, con số 42% này, mặc dù được cải thiện so với mức 32% và 35% của những năm trước, nhưng việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó khăn. Và, tuy số doanh nghiệp thành lập mới có tăng lên, song chênh lệch giữa số doanh nghiệp thành lập mới và giải thể, ngừng hoạt động đang thu hẹp lại.
Trong điều kiện một nền kinh tế thị trường non trẻ, mở cửa, hội nhập và có nhiều cơ hội kinh doanh như ở Việt Nam, thì con số này rất đáng suy ngẫm và không thể coi là chuyện bình thường.
5 năm “quốc gia khởi nghiệp”
Trên cơ sở nhận diện đúng tình hình doanh nghiệp như trên, Chủ tịch VCCI đề nghị 5 năm tới nên được xác định là 5 năm “quốc gia khởi nghiệp”, 5 năm cả nước tập trung toàn lực phát triển doanh nghiệp.
Ông Lộc đề nghị, Chính phủ ban hành một nghị quyết về chương trình hành động quốc gia phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ, bảo đảm thực hiện được hai yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, phục hồi và phát triển doanh nghiệp.
Hai việc cần làm ngay, theo Chủ tịch VCCI là phải có những giải pháp chính sách và hành chính quyết liệt để giảm mạnh rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chính thức để bảo đảm an toàn và “khoan sức” được cho doanh nghiệp.
Hai là, vừa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với những đổi mới, động lực mới, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Ông Lộc đề nghị, trước mắt, với gần 6.000 điều kiện kinh doanh, đến ngày 1/7 tới cần công bố đầy đủ điều kiện đối với từng ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư để mọi người dân, doanh nghiệp biết và tuân thủ.
“Tôi được biết ngày 25 tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có mệnh lệnh dứt khoát thực hiện đúng yêu cầu của luật doanh nghiệp, luật đầu tư, không cho phép các bộ bàn lùi. Tôi hy vọng mệnh lệnh quan trọng này của Thủ tướng sẽ được các vị bộ trưởng thực thi nghiêm túc, không thể chậm trễ, với nhận thức rằng, chậm trễ ngày nào là cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, của người dân, cản trở sự phát triển của đất nước ngày đó”, Chủ tịch VCCI phát biểu.
Ông Lộc cũng đề nghị 5 năm tới nên được xác định là 5 năm “quốc gia khởi nghiệp”, 5 năm cả nước tập trung sức phát triển doanh nghiệp.
Gần 50% doanh nghiệp đã “chết”
Chủ tịch VCCI cho biết, trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, kể từ ngày có Luật Doanh nghiệp, ở Việt Nam đã có 941.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có 513.000 doanh nghiệp còn hoạt động (chiếm 54,5%), 428.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể vì nhiều lí do khác nhau (chiếm 45,5%).
Dẫu biết rằng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Trong đó, riêng năm 2015 là 80.000 doanh nghiệp, quý 1/2016 tiếp tục có gần 23.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước, ông Lộc nhấn mạnh.
Thông tin từ Chủ tịch VCCI cho thấy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng cho thấy bức tranh không mấy lạc quan. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi, hơn một nửa (58%) doanh nghiệp thua lỗ hoặc hòa vốn.
Ông Lộc phân tích, con số 42% này, mặc dù được cải thiện so với mức 32% và 35% của những năm trước, nhưng việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó khăn. Và, tuy số doanh nghiệp thành lập mới có tăng lên, song chênh lệch giữa số doanh nghiệp thành lập mới và giải thể, ngừng hoạt động đang thu hẹp lại.
Trong điều kiện một nền kinh tế thị trường non trẻ, mở cửa, hội nhập và có nhiều cơ hội kinh doanh như ở Việt Nam, thì con số này rất đáng suy ngẫm và không thể coi là chuyện bình thường.
5 năm “quốc gia khởi nghiệp”
Trên cơ sở nhận diện đúng tình hình doanh nghiệp như trên, Chủ tịch VCCI đề nghị 5 năm tới nên được xác định là 5 năm “quốc gia khởi nghiệp”, 5 năm cả nước tập trung toàn lực phát triển doanh nghiệp.
Ông Lộc đề nghị, Chính phủ ban hành một nghị quyết về chương trình hành động quốc gia phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ, bảo đảm thực hiện được hai yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, phục hồi và phát triển doanh nghiệp.
Hai việc cần làm ngay, theo Chủ tịch VCCI là phải có những giải pháp chính sách và hành chính quyết liệt để giảm mạnh rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chính thức để bảo đảm an toàn và “khoan sức” được cho doanh nghiệp.
Hai là, vừa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với những đổi mới, động lực mới, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Ông Lộc đề nghị, trước mắt, với gần 6.000 điều kiện kinh doanh, đến ngày 1/7 tới cần công bố đầy đủ điều kiện đối với từng ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư để mọi người dân, doanh nghiệp biết và tuân thủ.
“Tôi được biết ngày 25 tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có mệnh lệnh dứt khoát thực hiện đúng yêu cầu của luật doanh nghiệp, luật đầu tư, không cho phép các bộ bàn lùi. Tôi hy vọng mệnh lệnh quan trọng này của Thủ tướng sẽ được các vị bộ trưởng thực thi nghiêm túc, không thể chậm trễ, với nhận thức rằng, chậm trễ ngày nào là cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, của người dân, cản trở sự phát triển của đất nước ngày đó”, Chủ tịch VCCI phát biểu.