09:29 18/11/2014

5 cách chống “lạm phát” cấp phó của Bộ trưởng Thái Bình

Nguyên Hà

Từ 8h45 sáng 18/11, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình sẽ trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội

Ở kỳ họp này, “lạm phát” cấp phó là một vấn đề nóng, cả khi thảo luận về ngân sách cũng như khi góp ý về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đó cũng là một trong những lý do để vấn đề này được chọn đưa vào chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Thái Bình.
Ở kỳ họp này, “lạm phát” cấp phó là một vấn đề nóng, cả khi thảo luận về ngân sách cũng như khi góp ý về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đó cũng là một trong những lý do để vấn đề này được chọn đưa vào chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Thái Bình.
Xử lý trách nhiệm người có thẩm quyền bổ nhiệm cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó là một trong những giải pháp quản lý số lượng cấp phó được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nêu tại báo cáo vừa gửi đến Quốc hội.

Theo chương trình chất vấn, từ 8h45 sáng 18/11, Bộ trưởng Thái Bình sẽ trực tiếp đăng đàn tại Quốc hội. Và giải pháp thực hiện tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng có quá nhiều cấp phó ở các cơ quan Trung ương là một trong số nhiều vấn đề được dành cho Bộ trưởng.

Ở kỳ họp này, “lạm phát” cấp phó là một vấn đề nóng, cả khi thảo luận về ngân sách cũng như khi góp ý về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đó cũng là một trong những lý do để vấn đề này được chọn đưa vào chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Thái Bình.

Một trong 5 phần lớn tại báo cáo chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn được Bộ trưởng Thái Bình dành nói về giải pháp quản lý số lượng cấp phó ở các cơ quan Trung ương.

Tuy nhiên tại đây chỉ có 5 giải pháp (mỗi giải pháp không quá 3 dòng ) được nêu, còn tuyệt nhiên không có bất cứ một con số hay đánh giá cụ thể nào về tình hình bổ nhiệm, quản lý số lượng cấp phó ở các cơ quan Trung ương mà theo nhiềy đại biểu là đang “lạm phát”.

5 giải pháp đó là, tiếp tục thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó trong các tổ chức của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện như quy định hiện hành.

Thứ hai, thực hiện nguyên tắc phó thủ trưởng cơ quan cấp trên không kiêm thủ trưởng cơ quan cấp dưới.

Ba là kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm chỉ bổ nhiệm cấp phó khi còn chỉ tiêu về số lượng cấp phó trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Giải pháp thứ tư: các cơ quan, đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Còn nội dung giải pháp thứ 5 về xử lý trách nhiệm đã được nêu ở đầu bài viết.

Bộ trưởng Thái Bình cũng là một trong số ít vị tư lệnh mà báo cáo hậu chất vấn thiếu nhiều nội dung theo yêu cầu của Quốc hội, trong đó có việc đánh giá toàn diện, khách quan, minh bạch chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tại báo cáo này, Bộ trưởng cho biết hiện nay, công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đang thực hiện theo các quy định của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đã quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung, thẩm quyền và quy trình đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

“Tuy nhiên, kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của các bộ, ngành, địa phương chưa phản ánh được thực tế kết quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, Bộ trưởng viết.

Theo Bộ trưởng thì Bộ Nội vụ đã có công văn từ  ngày 2/12/2013 gửi các bộ, ngành, địa phương để đôn đốc, hướng dẫn cụ thể về công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Và Bộ trưởng “hứa” Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2014 khi nhận đầy đủ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương.

Bộ Nội vụ cũng đã tham mưu, trình Chính phủ xây dựng dự thảo nghị định quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để sửa đổi, hoàn thiện cơ chế đánh giá, tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá chặt chẽ, với tiêu chí rõ ràng để làm cơ sở phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, Bộ trưởng cho hay.