14:23 05/02/2009

5 điều đáng lưu ý từ thống kê bán lẻ tháng 1

Dương Ngọc

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1

Năm 2009 là năm mở cửa hoàn toàn cho đầu tư nước ngoài về thương mại bán lẻ.
Năm 2009 là năm mở cửa hoàn toàn cho đầu tư nước ngoài về thương mại bán lẻ.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là một chỉ báo quan trọng, nó phản ánh sức mua có khả năng thanh toán của dân cư, tác động đến giá cả, tác động đến tiêu thụ và do đó tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Hơn nữa, trong điều kiện xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường, giá cả, thanh toán, thì tiêu thụ trong nước là giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.

Thứ nhất, tính theo giá thực tế, trừ một số loại hình (tập thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) lĩnh vực đã thực hiện một số chính sách an sinh xã hội, trong đó có hỗ trợ 200 nghìn đồng/người cho các hộ nghèo ăn Tết với tổng số tiền lên đến khoảng 3.800 tỷ đồng...

Thứ hai, nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng (bình quân tháng 1 năm nay tăng 17,48% so với cùng kỳ năm trước), thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,2%.

Con số 8,2% này được nhìn từ hai mặt.

Mặt thứ nhất là so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì đây là một con số khá cao, do đó việc quay về khai thác thị trường trong nước là đúng hướng, là “cứu cánh” để ngăn chặn suy giảm kinh tế, là giải pháp quan trọng để ngăn chặn tình trạng mất hoặc thiếu việc làm.

Mặt thứ hai là so với tốc độ tăng 11,7% của cùng kỳ năm trước thì đây là con số thấp hơn. Hơn nữa, nếu Tết Mậu Tý đến vào tháng 2, Tết Kỷ Sửu đến vào cuối tháng 1, thì tốc độ tăng 8,2% là con số khá thấp (chưa bằng một nửa tốc độ tăng 17,8% của tháng 2 năm trước).

Như vậy, xét theo mặt thứ hai thì có thể thấy, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nên sức mua trong dân giảm sút. Điều này đã cảnh báo về một trong những yếu tố quan trọng làm suy giảm kinh tế, đồng thời cũng chỉ ra địa chỉ và trọng điểm của các giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2009 (%)
5 điều đáng lưu ý từ thống kê bán lẻ tháng 1 - Ảnh 1

Thứ ba, cũng với việc loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng, thì những loại hình, những ngành có tốc độ tăng dưới 17,48% ở biểu đồ trên đều được coi là thực tế bị giảm so với cùng kỳ năm trước. Ngay cả những loại hình, những ngành, lĩnh vực sau khi loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng mà vẫn còn tăng thấp hơn 17,8% cũng không coi là bình thường vì tháng 1 năm nay là tháng có Tết Nguyên đán. Cần lưu ý, năm 2009 là năm mở cửa hoàn toàn cho đầu tư nước ngoài về thương mại bán lẻ.

Thứ tư, trong các ngành, lĩnh vực trên đáng lưu ý có du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam. Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 năm nay ước đạt 370 nghìn lượt người, mặc dù tăng 3,3% so với tháng trước, nhưng lại giảm tới 11,9% so với tháng 1 cùng kỳ năm trước.

Trong đó khách du lịch, tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất (62,6%) và tăng 3,6% so với tháng trước, nhưng giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước; khách đến vì công việc đông thứ hai (chiếm 17,6%), nhưng giảm 2,7% so với tháng trước và giảm 17,6% so với cùng kỳ năm trước; bà con về thăm thân nhân đông thứ ba, tăng khá (12,1%) so với tháng trước, nhưng giảm 1,2% so với cùng kỳ...

Những nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đông từ 20 nghìn lượt người trở lên đều bị giảm so với cùng kỳ năm trước. Đông nhất là khách đến từ CHND Trung Hoa (trên 60,7 nghìn lượt người) giảm 12,1%; Nhật Bản có trên 34,7 nghìn lượt người, giảm 1,5%; Mỹ có gần 33,4 nghìn lượt người, giảm 18,1%; Hàn Quốc gần 33 nghìn lượt người, giảm 30,1%; Đài Loan trên 21,2 nghìn lượt người, giảm 19,3%; Australia gần 20,7 nghìn lượt người, giảm 27,6%,.. Một số nước có lượng khách đến tăng khá, như Pháp tăng 51,1%, Malaysia tăng 23,2%, Singapore tăng 26,6%...

Nguyên nhân chủ yếu là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực, người dân ở các nước thắt chặt chi tiêu nói chung và du lịch nói riêng.

Thứ năm, khâu tiêu thụ trong nước tăng thấp, có loại bị sụt giảm đã tác động tiêu cực đến sản xuất công nghiệp (giảm 4,4%); cũng là một trong những yếu tố làm cho giá tiêu dùng tháng 1 chỉ tăng 0,32%.