6 trường hợp đang thi hành án vẫn được xuất cảnh
Ban hành nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Theo đó, nội dung đáng chú ý của nghị định là quy định cụ thể 6 trường hợp không bị hoãn xuất cảnh khi thi hành án dân sự
Cụ thể, người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc 6 trường hợp dưới đây thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
- Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
- Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
- Có sự đồng ý của người được thi hành án.
- Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
- Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước. Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có văn bản của cơ quan công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác.
Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ Ngoại giao, Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xem xét, quyết định.
Ngoài ra, nghị định cũng quy định một số trường hợp người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản như: Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động…
Theo đó, nội dung đáng chú ý của nghị định là quy định cụ thể 6 trường hợp không bị hoãn xuất cảnh khi thi hành án dân sự
Cụ thể, người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc 6 trường hợp dưới đây thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
- Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
- Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
- Có sự đồng ý của người được thi hành án.
- Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
- Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước. Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có văn bản của cơ quan công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác.
Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ Ngoại giao, Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xem xét, quyết định.
Ngoài ra, nghị định cũng quy định một số trường hợp người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản như: Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động…