64% doanh nghiệp phần mềm giảm tốc độ tăng trưởng
64% doanh nghiệp phần mềm nhận định năm nay sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2008
64% doanh nghiệp phần mềm nhận định năm nay sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2008.
Con số trên được đưa ra trong bảng khảo sát toàn cảnh công nghiệp phần mềm Việt Nam lần đầu tiên vừa được Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) công bố ngày 24/8.
Trong tổng số 145 doanh nghiệp phần mềm trên cả nước được tiến hành khảo sát, có 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 36% số doanh nghiệp nhận định năm nay sẽ đạt tăng trưởng ổn định bằng hoặc cao hơn năm 2008, và có tới 64% cho biết tăng trưởng sẽ thấp hơn, trong đó có 12% bị suy giảm nghiêm trọng và gặp khó khăn về tài chính.
Nguyên nhân dẫn đến nhận định khả năng sụt giảm tăng trưởng của phần lớn các doanh nghiệp trên, theo Vinasa là do khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến lượng đơn đặt hàng gia công phần mềm của nước ngoài đã giảm hẳn.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hạn chế tới sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm theo phân tích từ khảo sát của Vinasa là do thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Nguồn nhân lực đã chưa đáp ưng được nhu cầu phát triển của ngành, nhất là nhân lực có trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp với đối tác nước ngoài.
Ngoài ra, còn những hạn chế tác động đến khả năng phát triển của doanh nghiệp là: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo vệ bản quyền, vốn, thương hiệu, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thiếu lộ trình tổng thể quốc gia về phát triển ngành, và ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển.
Bên cạnh đó, nhận thức về chính sách của các doanh nghiệp phần mềm trong nước cũng rất hạn chế, nhiều chính sách quan trọng của ngành không được phổ biến tới các doanh nghiệp.
Theo khảo sát của Vinasa, các doanh nghiệp phần mềm chủ yếu là các công ty phần mềm có qui mô vốn nhỏ và mới thành lập trong 10 năm gần đây. Có tới 82% công ty được khảo sát có vốn điều lệ dưới 25 tỷ đồng, trong đó có 65% công ty có vốn dưới 8 tỷ đồng, chỉ có 24 công ty (trên tổng số 145 công ty tham gia khảo sát) được thành lập trước năm 2000, tức chỉ chiếm 17%.
Con số trên được đưa ra trong bảng khảo sát toàn cảnh công nghiệp phần mềm Việt Nam lần đầu tiên vừa được Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) công bố ngày 24/8.
Trong tổng số 145 doanh nghiệp phần mềm trên cả nước được tiến hành khảo sát, có 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 36% số doanh nghiệp nhận định năm nay sẽ đạt tăng trưởng ổn định bằng hoặc cao hơn năm 2008, và có tới 64% cho biết tăng trưởng sẽ thấp hơn, trong đó có 12% bị suy giảm nghiêm trọng và gặp khó khăn về tài chính.
Nguyên nhân dẫn đến nhận định khả năng sụt giảm tăng trưởng của phần lớn các doanh nghiệp trên, theo Vinasa là do khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến lượng đơn đặt hàng gia công phần mềm của nước ngoài đã giảm hẳn.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hạn chế tới sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm theo phân tích từ khảo sát của Vinasa là do thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Nguồn nhân lực đã chưa đáp ưng được nhu cầu phát triển của ngành, nhất là nhân lực có trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp với đối tác nước ngoài.
Ngoài ra, còn những hạn chế tác động đến khả năng phát triển của doanh nghiệp là: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo vệ bản quyền, vốn, thương hiệu, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thiếu lộ trình tổng thể quốc gia về phát triển ngành, và ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển.
Bên cạnh đó, nhận thức về chính sách của các doanh nghiệp phần mềm trong nước cũng rất hạn chế, nhiều chính sách quan trọng của ngành không được phổ biến tới các doanh nghiệp.
Theo khảo sát của Vinasa, các doanh nghiệp phần mềm chủ yếu là các công ty phần mềm có qui mô vốn nhỏ và mới thành lập trong 10 năm gần đây. Có tới 82% công ty được khảo sát có vốn điều lệ dưới 25 tỷ đồng, trong đó có 65% công ty có vốn dưới 8 tỷ đồng, chỉ có 24 công ty (trên tổng số 145 công ty tham gia khảo sát) được thành lập trước năm 2000, tức chỉ chiếm 17%.