ADB tiếp tục cho Việt Nam vay 176 triệu USD
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam vừa ký bốn hiệp định vay vốn với tổng trị giá 176 triệu USD
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam vừa ký bốn hiệp định vay vốn với tổng trị giá 176 triệu USD hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực xúc tiến các dự án đối tác công - tư (PPP) và đầu tư hạ tầng cơ sở.
Khoản tiền tài trợ trên sẽ thực hiện 4 dự án. Thứ nhất là dự án hỗ trợ quan hệ đối tác công - tư với trị giá 20 triệu USD từ Quỹ phát triển châu Á (ADF), để thành lập một quỹ phát triển dự án (PDF) nhằm giúp giới thiệu các dự án PPP có tính kinh tế ra thị trường.
Dự án phát triển các thị trấn trên hành lang GMS với khoản vay trị giá 130 triệu USD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các thị trấn dọc hành lang kinh tế Đông - Tây và hành lang kinh tế phía Nam và hỗ trợ sự phát triển của các hành lang giao thông GMS trở thành các hành lang kinh tế sôi động, giúp đưa các thị trấn nằm trên hành lang, bao gồm Đông Hà, Lao Bảo và Mộc Bài, trở thành những trung tâm kinh.
Dự án thứ ba có tên là “tạo thuận lợi thương mại: cải thiện công tác vệ sinh kiểm dịch trong hoạt động thương mại GMS”, với trị giá 11 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực quản lý an toàn thực phẩm.
Và cuối cùng là dự án nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS trong GMS với trị giá 15 triệu USD từ Quỹ ADF, nhằm giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng năng lực quốc gia và năng lực vùng để giảm thiểu những rủi ro và tác động của HIV, trước tiên là tại 15 tỉnh biên giới của Việt Nam.
Theo ADB, trong ngắn hạn và trung hạn, nhu cầu đối với cơ sở hạ tầng của Việt Nam là rất lớn, ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần 160 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các hệ thống giao thông, cầu, nhà máy điện, nhà máy xử lý nước thải, rác thải…
Khoản tiền tài trợ trên sẽ thực hiện 4 dự án. Thứ nhất là dự án hỗ trợ quan hệ đối tác công - tư với trị giá 20 triệu USD từ Quỹ phát triển châu Á (ADF), để thành lập một quỹ phát triển dự án (PDF) nhằm giúp giới thiệu các dự án PPP có tính kinh tế ra thị trường.
Dự án phát triển các thị trấn trên hành lang GMS với khoản vay trị giá 130 triệu USD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các thị trấn dọc hành lang kinh tế Đông - Tây và hành lang kinh tế phía Nam và hỗ trợ sự phát triển của các hành lang giao thông GMS trở thành các hành lang kinh tế sôi động, giúp đưa các thị trấn nằm trên hành lang, bao gồm Đông Hà, Lao Bảo và Mộc Bài, trở thành những trung tâm kinh.
Dự án thứ ba có tên là “tạo thuận lợi thương mại: cải thiện công tác vệ sinh kiểm dịch trong hoạt động thương mại GMS”, với trị giá 11 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực quản lý an toàn thực phẩm.
Và cuối cùng là dự án nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS trong GMS với trị giá 15 triệu USD từ Quỹ ADF, nhằm giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng năng lực quốc gia và năng lực vùng để giảm thiểu những rủi ro và tác động của HIV, trước tiên là tại 15 tỉnh biên giới của Việt Nam.
Theo ADB, trong ngắn hạn và trung hạn, nhu cầu đối với cơ sở hạ tầng của Việt Nam là rất lớn, ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần 160 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các hệ thống giao thông, cầu, nhà máy điện, nhà máy xử lý nước thải, rác thải…