Ai được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp?
Quốc hội đã thông qua dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ với đa số phiếu thuận
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua sáng 19/6 đã sửa đổi theo hướng góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ kinh doanh đại diện quyền sở hữu trí tuệ trong nước.
Theo quy định của luật, bên cạnh các doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, hợp tác xã có đủ điều kiện cũng được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Riêng tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ này.
Tại luật này, quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm, quyền liên quan đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao đã có sự phân biệt giữa trường hợp sử dụng để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền và việc sử dụng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất cứ hình thức nào.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định như vậy cũng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam là trong nhiều năm qua, phần lớn tác phẩm văn học nghệ thuật, ca nhạc, phim ảnh... kể cả nguồn nhân lực sáng tạo ra những tác phẩm này đều được hình thành bởi sự đầu tư, bao cấp của Nhà nước và xã hội. Do đó, cũng cần phải tính đến lợi ích của Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Đồng thời, cũng phù hợp với khoản 2 Điều 11bis Công ước Berne, cho phép quốc gia thành viên được quy định điều kiện áp dụng quyền tác giả, bảo đảm không vi phạm quyền tinh thần cũng như quyền được nhận thù lao hợp lý của tác giả.
Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, luật quy định, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
Tác phẩm không thuộc loại hình quy định như trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010.
Theo quy định của luật, bên cạnh các doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, hợp tác xã có đủ điều kiện cũng được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Riêng tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ này.
Tại luật này, quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm, quyền liên quan đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao đã có sự phân biệt giữa trường hợp sử dụng để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền và việc sử dụng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất cứ hình thức nào.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định như vậy cũng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam là trong nhiều năm qua, phần lớn tác phẩm văn học nghệ thuật, ca nhạc, phim ảnh... kể cả nguồn nhân lực sáng tạo ra những tác phẩm này đều được hình thành bởi sự đầu tư, bao cấp của Nhà nước và xã hội. Do đó, cũng cần phải tính đến lợi ích của Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Đồng thời, cũng phù hợp với khoản 2 Điều 11bis Công ước Berne, cho phép quốc gia thành viên được quy định điều kiện áp dụng quyền tác giả, bảo đảm không vi phạm quyền tinh thần cũng như quyền được nhận thù lao hợp lý của tác giả.
Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, luật quy định, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
Tác phẩm không thuộc loại hình quy định như trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010.