Đề nghị nâng thời hạn bảo hộ quyền tác giả lên 75 năm
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Nâng thời hạn bảo hộ quyền tác giả từ 50 năm lên 75 năm là một trong những nội dung được sửa đổi tại dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 24/2.
Theo tờ trình của Chính phủ, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có một số điều khoản chưa tương thích với luật pháp quốc tế và Công ước Berne. Bên cạnh đó, có một số quy định qua thực tế thi hành đã bộc lộ những hạn chế. Việc sửa đổi, bổ sung luật nhằm bảo vệ lợi ích tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
Bên cạnh thời hạn bảo hộ quyền tác giả, dự thảo luật cũng quy định quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng cũng được bảo hộ 75 năm.
Theo tờ trình của Chính phủ, việc kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc vì Việt Nam đã là thành viên WTO.
Thẩm tra sơ bộ dự luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc nâng thời hạn như vậy là cần thiết để đảm bảo cân bằng lợi ích của các chủ thể trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, khuyến khích lao động sáng tạo, đồng thời tạo sự bình đẳng giữa công dân tổ chức Việt Nam với công dân, tổ chức có quan hệ điều ước với Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cần cân nhắc, bởi việc kéo dài thời hạn như vậy sẽ hạn chế khả năng khai thác giá trị của tác phẩm cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và phổ biến rộng rãi tác phẩm trong công chúng.
Thảo luận về dự luật, hầu hết các ý kiến cũng chưa đồng tình với quy định kéo dài thời hạn thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp lên gấp đôi mức hiện hành.
“Gói” lại những nội dung thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh lại để cuối tháng 3 có dự thảo cuối cùng.
Theo tờ trình của Chính phủ, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có một số điều khoản chưa tương thích với luật pháp quốc tế và Công ước Berne. Bên cạnh đó, có một số quy định qua thực tế thi hành đã bộc lộ những hạn chế. Việc sửa đổi, bổ sung luật nhằm bảo vệ lợi ích tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
Bên cạnh thời hạn bảo hộ quyền tác giả, dự thảo luật cũng quy định quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng cũng được bảo hộ 75 năm.
Theo tờ trình của Chính phủ, việc kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc vì Việt Nam đã là thành viên WTO.
Thẩm tra sơ bộ dự luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc nâng thời hạn như vậy là cần thiết để đảm bảo cân bằng lợi ích của các chủ thể trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, khuyến khích lao động sáng tạo, đồng thời tạo sự bình đẳng giữa công dân tổ chức Việt Nam với công dân, tổ chức có quan hệ điều ước với Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cần cân nhắc, bởi việc kéo dài thời hạn như vậy sẽ hạn chế khả năng khai thác giá trị của tác phẩm cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và phổ biến rộng rãi tác phẩm trong công chúng.
Thảo luận về dự luật, hầu hết các ý kiến cũng chưa đồng tình với quy định kéo dài thời hạn thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp lên gấp đôi mức hiện hành.
“Gói” lại những nội dung thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh lại để cuối tháng 3 có dự thảo cuối cùng.