APEC cảnh giác 5 vấn đề lớn ảnh hưởng mục tiêu phát triển
APEC 15 đã khép lại với Tuyên bố chung mang chủ đề "Củng cố cộng đồng của chúng ta, xây dựng một tương lai bền vững"
Chiều 9/9, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 15 khép lại với Tuyên bố chung mang chủ đề "Củng cố cộng đồng của chúng ta, xây dựng một tương lai bền vững" được lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC thông qua.
Tuyên bố được đưa ra sau nhiều phiên thảo luận, tranh cãi về các vấn đề: biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế khu vực, an ninh con người, cải cách cơ cấu kinh tế, cải cách APEC và mở rộng và kết nạp thành viên mới...
Vượt qua những bất đồng
Tuyên bố chung về vấn đề biến đổi khí hậu đã được đưa ra sau nhiều cuộc tranh cãi căng thẳng giữa nhóm các nền kinh tế phát triển với nhóm các nền kinh tế đang phát triển. Tuyên bố đề ra mục tiêu "đầy tham vọng" là làm chậm, sau đó chấm dứt và đảo ngược hoàn toàn mức tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời nhấn mạnh vai trò "tiên phong" của Liên hợp quốc trong nỗ lực chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.
Tuyên bố cũng kêu gọi xem xét một khuôn khổ thỏa thuận quốc tế mới về vấn đề biến đổi khí hậu để thay thế Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.
Theo chương trình hành động trong khuôn khổ Tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, đến năm 2030, các nước giảm ít nhất 25% khối lượng năng lượng sử dụng; tăng diện tích rừng bao phủ trong khu vực thêm ít nhất 20 triệu ha đến năm 2020. APEC thỏa thuận thành lập nhóm châu Á - Thái Bình Dương về các công nghệ năng lượng nhằm củng cố sự hợp tác về nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng ở khu vực và dự định thành lập nhóm châu Á - Thái Bình Dương về các vấn đề quản lý và khôi phục rừng...
Các nhà lãnh đạo APEC cũng đã thông qua một tuyên bố quan trọng về Vòng đàm phán Doha. Theo đó khẳng định rằng chưa bao giờ các nước có nhu cầu khẩn thiết hơn bây giờ đối với việc đạt được các tiến triển trong đàm phán. Thành công tổng thể của Vòng đàm phán ở giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào các tiến triển sớm trong lĩnh vực nông nghiệp và các sản phẩm công nghiệp.
Các nhà lãnh đạo APEC cam kết sẽ khôi phục đàm phán trên cơ sở các bản dự thảo của các Chủ tịch Nhóm đàm phán về nông nghiệp và tiếp cận thị trường phi nông nghiệp; kêu gọi tất cả các thành viên WTO cùng triển khai các hành động tương tự.
Ngăn chặn các rào cản của sự phát triển
Tuyên bố Hội nghị cấp cao cũng đã nêu ra năm vấn đề lớn có thể tác động trực tiếp đến các mục tiêu của APEC, đó là: biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển sạch, tầm quan trọng hàng đầu của hệ thống thương mại đa biên, hội nhập kinh tế khu vực, tăng cường an ninh con người và củng cố APEC.
Để tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC nhất trí tăng cường nỗ lực bằng cách giảm hơn nữa các rào cản thương mại và đầu tư; cải thiện hiệu quả kinh tế và môi trường kinh doanh khu vực; thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, viễn thông, khai khoáng, năng lượng.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp cấp cao ngày 9/9, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: Việc nghiên cứu cách thức và phương tiện thúc đẩy hội nhập kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiệu quả và bền vững là rất cần thiết, nhưng cần đặt trên nền tảng cơ bản của APEC là hỗ trợ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và mục tiêu Bogor, hướng tới một khu vực mậu dịch mở, tự do vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển.
Về tăng cường an ninh con người, tuyên bố Hội nghị cấp cao đề cập đến những nguy cơ và thách thức mới đối với con người và các nền kinh tế, như nguy cơ lây lan của chủ nghĩa khủng bố, dịch bệnh, ma túy; bày tỏ quyết tâm tăng cường hợp tác giải quyết những thách thức đối với an ninh con người; nhất trí về việc APEC cần phải nỗ lực hơn nữa để xây dựng tính vững chắc và sẵn sàng của cộng đồng trong những trường hợp khẩn cấp và thiên tai.
Tuyên bố Hội nghị cấp cao hoan nghênh những nỗ lực hiện nay nhằm củng cố APEC, tăng tính hiệu quả và khả năng thích ứng của APEC. Lãnh đạo APEC đã thảo luận và nhất trí rằng điều quan trọng là phải xử lý khả năng tham gia của các thành viên mới mà không làm ảnh hưởng tới đà tiến mà APEC đã tạo ra hướng tới hội nhập khu vực và các nền kinh tế mở.
Đồng thời, nhất trí xem xét lại vấn đề kết nạp thành viên mới vào năm 2010. Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 15 ghi nhận và hoan nghênh Hoa Kỳ đăng cai APEC 2011 và Nga đăng cai APEC 2012.
Tuyên bố được đưa ra sau nhiều phiên thảo luận, tranh cãi về các vấn đề: biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế khu vực, an ninh con người, cải cách cơ cấu kinh tế, cải cách APEC và mở rộng và kết nạp thành viên mới...
Vượt qua những bất đồng
Tuyên bố chung về vấn đề biến đổi khí hậu đã được đưa ra sau nhiều cuộc tranh cãi căng thẳng giữa nhóm các nền kinh tế phát triển với nhóm các nền kinh tế đang phát triển. Tuyên bố đề ra mục tiêu "đầy tham vọng" là làm chậm, sau đó chấm dứt và đảo ngược hoàn toàn mức tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời nhấn mạnh vai trò "tiên phong" của Liên hợp quốc trong nỗ lực chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.
Tuyên bố cũng kêu gọi xem xét một khuôn khổ thỏa thuận quốc tế mới về vấn đề biến đổi khí hậu để thay thế Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.
Theo chương trình hành động trong khuôn khổ Tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, đến năm 2030, các nước giảm ít nhất 25% khối lượng năng lượng sử dụng; tăng diện tích rừng bao phủ trong khu vực thêm ít nhất 20 triệu ha đến năm 2020. APEC thỏa thuận thành lập nhóm châu Á - Thái Bình Dương về các công nghệ năng lượng nhằm củng cố sự hợp tác về nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng ở khu vực và dự định thành lập nhóm châu Á - Thái Bình Dương về các vấn đề quản lý và khôi phục rừng...
Các nhà lãnh đạo APEC cũng đã thông qua một tuyên bố quan trọng về Vòng đàm phán Doha. Theo đó khẳng định rằng chưa bao giờ các nước có nhu cầu khẩn thiết hơn bây giờ đối với việc đạt được các tiến triển trong đàm phán. Thành công tổng thể của Vòng đàm phán ở giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào các tiến triển sớm trong lĩnh vực nông nghiệp và các sản phẩm công nghiệp.
Các nhà lãnh đạo APEC cam kết sẽ khôi phục đàm phán trên cơ sở các bản dự thảo của các Chủ tịch Nhóm đàm phán về nông nghiệp và tiếp cận thị trường phi nông nghiệp; kêu gọi tất cả các thành viên WTO cùng triển khai các hành động tương tự.
Ngăn chặn các rào cản của sự phát triển
Tuyên bố Hội nghị cấp cao cũng đã nêu ra năm vấn đề lớn có thể tác động trực tiếp đến các mục tiêu của APEC, đó là: biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển sạch, tầm quan trọng hàng đầu của hệ thống thương mại đa biên, hội nhập kinh tế khu vực, tăng cường an ninh con người và củng cố APEC.
Để tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC nhất trí tăng cường nỗ lực bằng cách giảm hơn nữa các rào cản thương mại và đầu tư; cải thiện hiệu quả kinh tế và môi trường kinh doanh khu vực; thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, viễn thông, khai khoáng, năng lượng.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp cấp cao ngày 9/9, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: Việc nghiên cứu cách thức và phương tiện thúc đẩy hội nhập kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiệu quả và bền vững là rất cần thiết, nhưng cần đặt trên nền tảng cơ bản của APEC là hỗ trợ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và mục tiêu Bogor, hướng tới một khu vực mậu dịch mở, tự do vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển.
Về tăng cường an ninh con người, tuyên bố Hội nghị cấp cao đề cập đến những nguy cơ và thách thức mới đối với con người và các nền kinh tế, như nguy cơ lây lan của chủ nghĩa khủng bố, dịch bệnh, ma túy; bày tỏ quyết tâm tăng cường hợp tác giải quyết những thách thức đối với an ninh con người; nhất trí về việc APEC cần phải nỗ lực hơn nữa để xây dựng tính vững chắc và sẵn sàng của cộng đồng trong những trường hợp khẩn cấp và thiên tai.
Tuyên bố Hội nghị cấp cao hoan nghênh những nỗ lực hiện nay nhằm củng cố APEC, tăng tính hiệu quả và khả năng thích ứng của APEC. Lãnh đạo APEC đã thảo luận và nhất trí rằng điều quan trọng là phải xử lý khả năng tham gia của các thành viên mới mà không làm ảnh hưởng tới đà tiến mà APEC đã tạo ra hướng tới hội nhập khu vực và các nền kinh tế mở.
Đồng thời, nhất trí xem xét lại vấn đề kết nạp thành viên mới vào năm 2010. Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 15 ghi nhận và hoan nghênh Hoa Kỳ đăng cai APEC 2011 và Nga đăng cai APEC 2012.