ASEAN đẩy mạnh phát triển năng lượng
Phát triển ngành năng lượng đặc biệt là năng lượng hạt nhân là đề tài thảo luận quan trọng tại Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN
An ninh năng lượng đang là vấn đề cấp thiết đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hiệp hội này đã đưa ra một chiến lược phát triển năng lượng bao gồm các đề án sản xuất điện sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh tự nhiên như gió, nước, năng lượng mặt trời và nhất là năng lượng hạt nhân.
Phát triển ngành năng lượng đặc biệt là năng lượng hạt nhân là đề tài thảo luận quan trọng tại Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 25, vừa diễn ra ở Singapore.
Xem xét các dự án xuyên quốc gia
Mặc dù ASEAN có trữ lượng nhiên liệu dồi dào với 22 tỷ thùng dầu, 227.000 tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, 46 tỷ tấn than, và tổng công suất điện năng gồm 234 gigawatts thủy điện và 20 gigawatts địa nhiệt điện nhưng khu vực này vẫn thiếu hụt năng lượng do nhu cầu tiêu thụ cao.
Hiện nay, trong số 10 quốc gia ASEAN, chỉ có Malaysia và Indonesia có khả năng tự cung ứng dầu mỏ, nhưng dự báo nguồn cung cấp dầu mỏ của hai nước này sẽ cạn kiệt trong vòng hai thập kỷ tới, trong khi các mỏ khí đốt sẽ giảm sản lượng khai thác.
Hiệp hội này đã đưa ra một chiến lược bao gồm các đề án sản xuất điện sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh tự nhiên, các nhà máy điện nguyên tử. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN sẽ phải củng cố sự hợp tác trong nội bộ, thành lập hệ thống năng lượng thống nhất và xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt xuyên qua các nước ASEAN.
ASEAN đã xem xét dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt thứ 8 nối Indonesia, nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Á (khoảng 92.500 tỷ feet khối) với Malaysia và Philippines. Đường ống này nằm trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt khu vực trị giá 6 tỷ USD, nhằm kết nối các trung tâm cung và cầu trong ASEAN.
Hợp tác nội khối để phát triển năng lượng đang là một trong những hướng ưu tiên của ASEAN. Tổng giám đốc điều hành Cơ quan thị trường năng lượng Singapore Khoo Chin Hean ngày 22/8 thông báo, các nước ASEAN sẽ xem xét 11 dự án tải điện xuyên quốc gia mới, nhằm tăng số lượng các đường dây tải điện xuyên biên giới ở khu vực.
Các đề xuất về những dự án trên đã được Trung tâm năng lượng ASEAN đưa ra Hội nghị. Nhiều dự án tải điện trong số này sẽ tập trung kết nối các lưới điện trong phạm vi khu vực Đông Dương. Hiện ASEAN có hai lưới điện xuyên biên giới gồm lưới điện giữa Thái Lan với Malaysia và lưới điện giữa Malaysia với Singapore.
Trung tâm năng lượng ASEAN cũng đang xem xét khả năng xây dựng một mạng lưới điện khu vực cũng như một đường ống dẫn khí đốt "xuyên ASEAN".
Chú trọng phát triển năng lượng hạt nhân
Tại Hội nghị, một vấn đề quan trọng được đặt ra là liệu có thể xây dựng được các nhà máy điện nguyên tử an toàn ở một nơi thường xuyên xảy ra các địa chấn như khu vực Đông Nam Á hay không?
Kể từ năm 1992, khi Đông Nam Á bắt đầu chiến lược phát triển năng lượng thay thế, Ngân hàng thế giới (WB) đã cung cấp hơn 1,5 tỷ USD tiền cho vay, tín dụng hay viện trợ cho các dự án phát triển năng lượng thay thế và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong khu vực. Năm 1999, các dự án năng lượng thay thế đã chiếm tới 46% tổng số vốn tài trợ cho lĩnh vực năng lượng của ASEAN.
Hiện nay mới có 4 nước trong ASEAN tiến hành nghiên cứu sơ bộ về nhà máy điện hạt nhân nhưng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như sản xuất, vận chuyển và xử lý chất thải phóng xạ, dẫn đến sự phụ thuộc mới vào bên ngoài. Các vấn đề an toàn hạt nhân cũng đang được các nước ASEAN quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, nếu phát triển năng lượng hạt nhân, ASEAN và Nga có nhiều triển vọng hợp tác.
Nga là quốc gia có nhiều đề xuất trong việc xây dựng các tuyến đường ống cũng như trong việc thành lập mạng lưới điện thống nhất ở ASEAN. Đề tài này đã được đưa vào gói các đề xuất nhằm thiết lập sự hợp tác Nga-ASEAN.
Sự hợp tác theo hướng này có thể bao gồm việc thực hiện các chương trình chung cả trên lãnh thổ Nga cũng như trên lãnh thổ các nước ASEAN, như đề án xây dựng các tuyến đường dẫn dầu, khí từ Siberia đến Thái Bình Dương và thành lập cơ sở hạ tầng năng lượng ở các nước ASEAN; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, năng lượng hạt nhân và những biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng vật liệu phóng xạ.
Theo Trung tâm Năng lượng ASEAN, Hiệp hội cần tới 461 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực năng lượng từ 2001-2020 để bảo đảm tăng trưởng kinh tế, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của khu vực này sẽ tăng từ 280 triệu tấn năng lượng quy dầu năm 2001 lên 583 triệu tấn vào năm 2020. Khoảng 323 tỷ USD trong số này sẽ được đầu tư vào ngành điện.
Phát triển ngành năng lượng đặc biệt là năng lượng hạt nhân là đề tài thảo luận quan trọng tại Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 25, vừa diễn ra ở Singapore.
Xem xét các dự án xuyên quốc gia
Mặc dù ASEAN có trữ lượng nhiên liệu dồi dào với 22 tỷ thùng dầu, 227.000 tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, 46 tỷ tấn than, và tổng công suất điện năng gồm 234 gigawatts thủy điện và 20 gigawatts địa nhiệt điện nhưng khu vực này vẫn thiếu hụt năng lượng do nhu cầu tiêu thụ cao.
Hiện nay, trong số 10 quốc gia ASEAN, chỉ có Malaysia và Indonesia có khả năng tự cung ứng dầu mỏ, nhưng dự báo nguồn cung cấp dầu mỏ của hai nước này sẽ cạn kiệt trong vòng hai thập kỷ tới, trong khi các mỏ khí đốt sẽ giảm sản lượng khai thác.
Hiệp hội này đã đưa ra một chiến lược bao gồm các đề án sản xuất điện sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh tự nhiên, các nhà máy điện nguyên tử. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN sẽ phải củng cố sự hợp tác trong nội bộ, thành lập hệ thống năng lượng thống nhất và xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt xuyên qua các nước ASEAN.
ASEAN đã xem xét dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt thứ 8 nối Indonesia, nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Á (khoảng 92.500 tỷ feet khối) với Malaysia và Philippines. Đường ống này nằm trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt khu vực trị giá 6 tỷ USD, nhằm kết nối các trung tâm cung và cầu trong ASEAN.
Hợp tác nội khối để phát triển năng lượng đang là một trong những hướng ưu tiên của ASEAN. Tổng giám đốc điều hành Cơ quan thị trường năng lượng Singapore Khoo Chin Hean ngày 22/8 thông báo, các nước ASEAN sẽ xem xét 11 dự án tải điện xuyên quốc gia mới, nhằm tăng số lượng các đường dây tải điện xuyên biên giới ở khu vực.
Các đề xuất về những dự án trên đã được Trung tâm năng lượng ASEAN đưa ra Hội nghị. Nhiều dự án tải điện trong số này sẽ tập trung kết nối các lưới điện trong phạm vi khu vực Đông Dương. Hiện ASEAN có hai lưới điện xuyên biên giới gồm lưới điện giữa Thái Lan với Malaysia và lưới điện giữa Malaysia với Singapore.
Trung tâm năng lượng ASEAN cũng đang xem xét khả năng xây dựng một mạng lưới điện khu vực cũng như một đường ống dẫn khí đốt "xuyên ASEAN".
Chú trọng phát triển năng lượng hạt nhân
Tại Hội nghị, một vấn đề quan trọng được đặt ra là liệu có thể xây dựng được các nhà máy điện nguyên tử an toàn ở một nơi thường xuyên xảy ra các địa chấn như khu vực Đông Nam Á hay không?
Kể từ năm 1992, khi Đông Nam Á bắt đầu chiến lược phát triển năng lượng thay thế, Ngân hàng thế giới (WB) đã cung cấp hơn 1,5 tỷ USD tiền cho vay, tín dụng hay viện trợ cho các dự án phát triển năng lượng thay thế và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong khu vực. Năm 1999, các dự án năng lượng thay thế đã chiếm tới 46% tổng số vốn tài trợ cho lĩnh vực năng lượng của ASEAN.
Hiện nay mới có 4 nước trong ASEAN tiến hành nghiên cứu sơ bộ về nhà máy điện hạt nhân nhưng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như sản xuất, vận chuyển và xử lý chất thải phóng xạ, dẫn đến sự phụ thuộc mới vào bên ngoài. Các vấn đề an toàn hạt nhân cũng đang được các nước ASEAN quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, nếu phát triển năng lượng hạt nhân, ASEAN và Nga có nhiều triển vọng hợp tác.
Nga là quốc gia có nhiều đề xuất trong việc xây dựng các tuyến đường ống cũng như trong việc thành lập mạng lưới điện thống nhất ở ASEAN. Đề tài này đã được đưa vào gói các đề xuất nhằm thiết lập sự hợp tác Nga-ASEAN.
Sự hợp tác theo hướng này có thể bao gồm việc thực hiện các chương trình chung cả trên lãnh thổ Nga cũng như trên lãnh thổ các nước ASEAN, như đề án xây dựng các tuyến đường dẫn dầu, khí từ Siberia đến Thái Bình Dương và thành lập cơ sở hạ tầng năng lượng ở các nước ASEAN; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, năng lượng hạt nhân và những biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng vật liệu phóng xạ.
Theo Trung tâm Năng lượng ASEAN, Hiệp hội cần tới 461 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực năng lượng từ 2001-2020 để bảo đảm tăng trưởng kinh tế, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của khu vực này sẽ tăng từ 280 triệu tấn năng lượng quy dầu năm 2001 lên 583 triệu tấn vào năm 2020. Khoảng 323 tỷ USD trong số này sẽ được đầu tư vào ngành điện.