Ba hãng hàng không châu Âu nối gót nhau phá sản
Các nhà phân tích nói rằng sẽ có thêm những vụ phá sản nữa trong thời gian tới
Từ tháng 8 đến nay, ba hãng hàng không châu Âu đã lần lượt “nối gót” nhau phá sản - theo trang CNN Money.
Hãng Air Berlin của Đức và hãng hàng không quốc gia Alitalia của Italy là hai quân bài domino đầu tiên đổ xuống. Tiếp đó, vào hôm thứ Hai tuần này, đến lượt hãng Monarch Airlines của Anh tuyên bố phá sản, khiến 110.000 hành khách bị mắc kẹt ở nước ngoài.
Ba hãng bay lâm cảnh đổ vỡ chỉ trong vòng 50 ngày đã đặt ra câu hỏi về tình trạng sức khỏe của ngành hàng không châu Âu, một nơi đang diễn ra cạnh tranh khốc liệt và sự dịch chuyển mô hình kinh doanh.
Các nhà phân tích nói rằng sẽ có thêm những vụ phá sản nữa trong thời gian tới, khi những hãng hàng không nhỏ và yếu hơn chịu sức ép ngày càng lớn.
“Vấn đề chính nằm ở quy mô và sự cạnh tranh”, nhà phân tích Rob Byde thuộc Cantor Fitzgerald phát biểu. “Có thể sẽ có thêm những vụ sáp nhập và đổ vỡ trong ngành hàng không châu Âu”.
Những hãng bay giá rẻ như Ryanair và EasyJet đã chiếm một thị phần lớn ở châu Âu nhờ tung ra những chuyến bay có giá chỉ từ 10 Bảng, tương đương khoảng 13,3 USD - một mô hình giúp các chuyến bay của họ luôn được lấp đầy và khiến các hãng đối thủ điêu đứng.
“Khi ngành hàng không nhận thấy nguồn cung ghế tăng nhanh hơn nhu cầu, tất cả bọn họ đều giảm giá”, nhà phân tích độc lập về ngành hàng không Louise Cooper phát biểu. Theo bà Cooper, đó là lúc mà thua lỗ tràn lan bắt đầu xuất hiện.
Các hãng bay nhỏ không thể chạy đua nổi với các hãng bay giá rẻ hàng đầu vì họ thiếu quy mô để đàm phán giảm giá các yếu tố đầu vào như xăng dầu. Trong khi đó, các hãng hàng không quốc gia lại phải gánh nhiều chi phí do lịch sử để lại và bị đặt nhiều kỳ vọng nên không dám áp dụng chiến thuật giống như các hãng bay giá rẻ mới theo đuổi.
Ông Gerald Khoo,một chuyên gia về lĩnh vực giao thông thuộc ngân hàng đầu tư Liberum, nói những hãng yếu nhất trong ngành hàng không châu Âu giờ đang bị gạt sang bên lề. “Điểm chung của các hãng này là gặp khó khăn tài chính trong nhiều năm, và chịu sức ép cạnh tranh từ những đối thủ làm ăn hiệu quả hơn”, ông Khoo nói.
Ngoài ra, ngành hàng không châu Âu còn đang đối mặt với một số thách thức khác, bao gồm tình trạng khan hiếm phi công và những vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Nguy cơ khủng bố đã khiến những hãng như Monarch tránh những điểm đến hút du khách như Tunisia hay Ai Cập.
Tuy nhiên, đối với những hãng hàng không nhiều tiền hơn, khó khăn hiện nay được xem là cơ hội. Tuần trước, Qatar Airways tuyên bố thâu tóm cổ phần trong hãng Meridiana của Italy, theo đó mở rộng mạng lưới ở châu Âu.
Vụ phá sản của Monarch là vụ phá sản lớn nhất lịch sử ngành hàng không Anh. Ngoài 110.000 hành khách bị mắc kẹt, vụ phá sản này còn ảnh hưởng đến 750.000 người đã đặt chuyến bay hoặc tour du lịch. Cơ quan Hàng không dân sự Anh (CAA) cho biết sẽ sắp xếp chuyến bay thay thế để đưa toàn bộ số hành khách bị mắc kẹt về nước trong vòng 2 tuần.
Hãng Air Berlin của Đức và hãng hàng không quốc gia Alitalia của Italy là hai quân bài domino đầu tiên đổ xuống. Tiếp đó, vào hôm thứ Hai tuần này, đến lượt hãng Monarch Airlines của Anh tuyên bố phá sản, khiến 110.000 hành khách bị mắc kẹt ở nước ngoài.
Ba hãng bay lâm cảnh đổ vỡ chỉ trong vòng 50 ngày đã đặt ra câu hỏi về tình trạng sức khỏe của ngành hàng không châu Âu, một nơi đang diễn ra cạnh tranh khốc liệt và sự dịch chuyển mô hình kinh doanh.
Các nhà phân tích nói rằng sẽ có thêm những vụ phá sản nữa trong thời gian tới, khi những hãng hàng không nhỏ và yếu hơn chịu sức ép ngày càng lớn.
“Vấn đề chính nằm ở quy mô và sự cạnh tranh”, nhà phân tích Rob Byde thuộc Cantor Fitzgerald phát biểu. “Có thể sẽ có thêm những vụ sáp nhập và đổ vỡ trong ngành hàng không châu Âu”.
Những hãng bay giá rẻ như Ryanair và EasyJet đã chiếm một thị phần lớn ở châu Âu nhờ tung ra những chuyến bay có giá chỉ từ 10 Bảng, tương đương khoảng 13,3 USD - một mô hình giúp các chuyến bay của họ luôn được lấp đầy và khiến các hãng đối thủ điêu đứng.
“Khi ngành hàng không nhận thấy nguồn cung ghế tăng nhanh hơn nhu cầu, tất cả bọn họ đều giảm giá”, nhà phân tích độc lập về ngành hàng không Louise Cooper phát biểu. Theo bà Cooper, đó là lúc mà thua lỗ tràn lan bắt đầu xuất hiện.
Các hãng bay nhỏ không thể chạy đua nổi với các hãng bay giá rẻ hàng đầu vì họ thiếu quy mô để đàm phán giảm giá các yếu tố đầu vào như xăng dầu. Trong khi đó, các hãng hàng không quốc gia lại phải gánh nhiều chi phí do lịch sử để lại và bị đặt nhiều kỳ vọng nên không dám áp dụng chiến thuật giống như các hãng bay giá rẻ mới theo đuổi.
Ông Gerald Khoo,một chuyên gia về lĩnh vực giao thông thuộc ngân hàng đầu tư Liberum, nói những hãng yếu nhất trong ngành hàng không châu Âu giờ đang bị gạt sang bên lề. “Điểm chung của các hãng này là gặp khó khăn tài chính trong nhiều năm, và chịu sức ép cạnh tranh từ những đối thủ làm ăn hiệu quả hơn”, ông Khoo nói.
Ngoài ra, ngành hàng không châu Âu còn đang đối mặt với một số thách thức khác, bao gồm tình trạng khan hiếm phi công và những vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Nguy cơ khủng bố đã khiến những hãng như Monarch tránh những điểm đến hút du khách như Tunisia hay Ai Cập.
Tuy nhiên, đối với những hãng hàng không nhiều tiền hơn, khó khăn hiện nay được xem là cơ hội. Tuần trước, Qatar Airways tuyên bố thâu tóm cổ phần trong hãng Meridiana của Italy, theo đó mở rộng mạng lưới ở châu Âu.
Vụ phá sản của Monarch là vụ phá sản lớn nhất lịch sử ngành hàng không Anh. Ngoài 110.000 hành khách bị mắc kẹt, vụ phá sản này còn ảnh hưởng đến 750.000 người đã đặt chuyến bay hoặc tour du lịch. Cơ quan Hàng không dân sự Anh (CAA) cho biết sẽ sắp xếp chuyến bay thay thế để đưa toàn bộ số hành khách bị mắc kẹt về nước trong vòng 2 tuần.