Ba người chết trong vụ bắt cóc con tin ở Sydney
Kẻ tấn công là Man Haron Monis, khoảng 50 tuổi, một người Iran xin tin nạn ở Australia từ năm 1996
Sáng sớm nay (16/12) theo giờ địa phương, cảnh sát Australia đã tấn công vào quán cà phê Lindt ở trung tâm thành phố Sydney để giải cứu các con tin nằm dưới họng súng của kẻ bắt cóc. Vụ bắt cóc đã kết thúc sau 16 giờ nghẹt thở, với 3 người bao gồm kẻ tấn công thiệt mạng.
Theo tin từ Reuters, cảnh sát hiện chưa công bố danh tính của tay súng thực hiện vụ bắt có trên, nhưng một nguồn tin thân cận cho biết tên này là Man Haron Monis, khoảng 50 tuổi, một người Iran xin tin nạn ở Australia từ năm 1996.
Tên này từng có hành vi gửi những lá thư mang nội dung đe dọa tới gia đình của các binh sỹ Australia chết khi tham chiến ở Afghanistan nhằm phản đối sự tham gia của Australia vào cuộc chiến này.
Năm ngoái, Monis bị cáo buộc có liên quan tới vụ sát hại người vợ cũ của y nhưng đang được tại ngoại. Ngoài ra, hắn cũng đối mặt với hơn 40 cáo buộc về tấn công tình dục.
Trong vụ bắt giữ con tin gây chấn động ở quán Lindt nằm ngay giữa trung tâm Sydney vào ngày hôm qua, kẻ tấn công đã bắt các con tin giơ một lá cờ Hồi giáo màu đen có dòng chữ trắng, làm dấy lên những lo ngại về khả năng đây là một vụ tấn công của các phần tử chiến binh thánh chiến Hồi giáo.
Vào lúc hơn 2h sáng theo giờ địa phương, tức khoảng hơn 10h đêm qua theo giờ Việt Nam, cảnh sát Australia quyết định nổ súng, tấn công quán Lindt để giải cứu con tin. Chỉ ít phút sau, ít nhất 6 con tin đã chạy thoát ra ngoài. Cảnh sát cho biết, họ quyết định tấn công vì biết rằng, vào thời điểm đó, nếu họ không tấn công, thiệt hại về người sẽ là rất lớn.
Nhà chức trách Australia cho biết sẽ mở một cuộc điều tra để xác định xem hai con tin thiệt mạng là do bị tay súng hạ sát hay do đạn lạc. Hai người này là một nam giới 34 tuổi và một phụ nữ 38 tuổi.
Sau cuộc giải cứu, có 17 con tin được xác định an toàn, bao gồm 5 người đã thoát ra ngoài từ chiều qua. Hai phụ nữ và một cảnh sát bị thương nhẹ.
“Tôi muốn nói điều này với người dân ở Sydney, rằng đây chỉ là một vụ việc hy hữu… Đừng để điều này dẫn tới sự mất mát niềm tin khiến mọi người không còn muốn làm việc hay tới thăm thành phố của chúng ta. Đây chỉ là hành động của một cá nhân”, ông Andrew Scipione, cảnh sát trưởng bang New South Wales, phát biểu sau vụ giải cứu con tin.
Toàn bang New South Wales hôm nay đã treo cờ rủ để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ này.
Thủ tướng Australia Tony Abbott nói rằng, “không ngôn từ nào” có thể miêu tả được bi kịch mà “sự kiện kinh hoàng” tại quán Lindt gây ra, rằng đây là “một bài học trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố”.
“Sự kiện này cho thấy, ngay cả ở một quốc gia an toàn, cởi mở và nhân hậu như Australia, vẫn có thể xảy ra những hành vi bạo lực mang động cơ chính trị. Nhưng vụ việc cũng cho thấy chúng ta luôn sẵn sàng phản ứng”, ông Abbott nói.
Một quan chức an ninh Mỹ cho biết, Chính phủ Australia nói với Chính phủ Mỹ rằng đến thời điểm này chưa có dấu hiệu nào cho thấy kẻ thực hiện vụ tấn công có liên hệ với các tổ chức khủng bố.
Mặc dù kẻ tấn công không phải là một nhân vật xa lạ với nhà chức trách Australia, các chuyên gia an ninh nói rằng, việc ngăn chặn các vụ tấn công mà kẻ tấn công thực hiện một mình sẽ không phải là một việc dễ dàng. Giáo sư Jens David Ohlin thuộc Đại học Cornell của Mỹ nhận định, vụ tấn công ở Sydney cho thấy nguy cơ của “chủ nghĩa khủng bố đơn độc”.
“Có hai mối quan ngại. Thứ nhất là các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện hành vi khủng bố. Thứ hai là những kẻ ủng hộ IS tự mình hành động. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của chủ nghĩa khủng bố có thể nguy hiểm hơn nhiều so với al-Qaeda trước kia”, ông Ohlin nói.
Vụ quán Lindt đánh dấu chiến dịch an ninh lớn nhất ở Sydney kể từ một vụ nổ bom tại khách sạn Hilton ở thành phố này khiến 2 người thiệt mạng vào năm 1978.
Theo tin từ Reuters, cảnh sát hiện chưa công bố danh tính của tay súng thực hiện vụ bắt có trên, nhưng một nguồn tin thân cận cho biết tên này là Man Haron Monis, khoảng 50 tuổi, một người Iran xin tin nạn ở Australia từ năm 1996.
Tên này từng có hành vi gửi những lá thư mang nội dung đe dọa tới gia đình của các binh sỹ Australia chết khi tham chiến ở Afghanistan nhằm phản đối sự tham gia của Australia vào cuộc chiến này.
Năm ngoái, Monis bị cáo buộc có liên quan tới vụ sát hại người vợ cũ của y nhưng đang được tại ngoại. Ngoài ra, hắn cũng đối mặt với hơn 40 cáo buộc về tấn công tình dục.
Trong vụ bắt giữ con tin gây chấn động ở quán Lindt nằm ngay giữa trung tâm Sydney vào ngày hôm qua, kẻ tấn công đã bắt các con tin giơ một lá cờ Hồi giáo màu đen có dòng chữ trắng, làm dấy lên những lo ngại về khả năng đây là một vụ tấn công của các phần tử chiến binh thánh chiến Hồi giáo.
Vào lúc hơn 2h sáng theo giờ địa phương, tức khoảng hơn 10h đêm qua theo giờ Việt Nam, cảnh sát Australia quyết định nổ súng, tấn công quán Lindt để giải cứu con tin. Chỉ ít phút sau, ít nhất 6 con tin đã chạy thoát ra ngoài. Cảnh sát cho biết, họ quyết định tấn công vì biết rằng, vào thời điểm đó, nếu họ không tấn công, thiệt hại về người sẽ là rất lớn.
Nhà chức trách Australia cho biết sẽ mở một cuộc điều tra để xác định xem hai con tin thiệt mạng là do bị tay súng hạ sát hay do đạn lạc. Hai người này là một nam giới 34 tuổi và một phụ nữ 38 tuổi.
Sau cuộc giải cứu, có 17 con tin được xác định an toàn, bao gồm 5 người đã thoát ra ngoài từ chiều qua. Hai phụ nữ và một cảnh sát bị thương nhẹ.
“Tôi muốn nói điều này với người dân ở Sydney, rằng đây chỉ là một vụ việc hy hữu… Đừng để điều này dẫn tới sự mất mát niềm tin khiến mọi người không còn muốn làm việc hay tới thăm thành phố của chúng ta. Đây chỉ là hành động của một cá nhân”, ông Andrew Scipione, cảnh sát trưởng bang New South Wales, phát biểu sau vụ giải cứu con tin.
Toàn bang New South Wales hôm nay đã treo cờ rủ để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ này.
Thủ tướng Australia Tony Abbott nói rằng, “không ngôn từ nào” có thể miêu tả được bi kịch mà “sự kiện kinh hoàng” tại quán Lindt gây ra, rằng đây là “một bài học trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố”.
“Sự kiện này cho thấy, ngay cả ở một quốc gia an toàn, cởi mở và nhân hậu như Australia, vẫn có thể xảy ra những hành vi bạo lực mang động cơ chính trị. Nhưng vụ việc cũng cho thấy chúng ta luôn sẵn sàng phản ứng”, ông Abbott nói.
Một quan chức an ninh Mỹ cho biết, Chính phủ Australia nói với Chính phủ Mỹ rằng đến thời điểm này chưa có dấu hiệu nào cho thấy kẻ thực hiện vụ tấn công có liên hệ với các tổ chức khủng bố.
Mặc dù kẻ tấn công không phải là một nhân vật xa lạ với nhà chức trách Australia, các chuyên gia an ninh nói rằng, việc ngăn chặn các vụ tấn công mà kẻ tấn công thực hiện một mình sẽ không phải là một việc dễ dàng. Giáo sư Jens David Ohlin thuộc Đại học Cornell của Mỹ nhận định, vụ tấn công ở Sydney cho thấy nguy cơ của “chủ nghĩa khủng bố đơn độc”.
“Có hai mối quan ngại. Thứ nhất là các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện hành vi khủng bố. Thứ hai là những kẻ ủng hộ IS tự mình hành động. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của chủ nghĩa khủng bố có thể nguy hiểm hơn nhiều so với al-Qaeda trước kia”, ông Ohlin nói.
Vụ quán Lindt đánh dấu chiến dịch an ninh lớn nhất ở Sydney kể từ một vụ nổ bom tại khách sạn Hilton ở thành phố này khiến 2 người thiệt mạng vào năm 1978.