Bãi bỏ một “gánh nặng” thuộc Thông tư 20 cho doanh nghiệp nhập ôtô
Với Thông tư 04, các doanh nghiệp nhập khẩu xe ôtô sẽ không bắt buộc phải xây dựng các Gara bảo hành, bảo dưỡng xe đi kèm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh vừa ký ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Theo đó, Thông tư 04 bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Thông tư số Thông tư số 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số Thông tư số 20 nêu rõ, thương nhân nhập khẩu ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp; 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Như vậy, với việc bãi bỏ quy định trên, các doanh nghiệp nhập khẩu xe ôtô sẽ không bắt buộc phải xây dựng các Gara bảo hành, bảo dưỡng xe đi kèm.
"Thông tư 20 bắt buộc các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô của thương nhân nhập khẩu phải đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hàng tỷ đồng. Thực tế, những thiết bị này chỉ được dùng trong những trạm kiểm tra xe trước khi xuất xưởng của cơ sở sản xuất lắp ráp ôtô và Trạm đăng kiểm ôtô của Cục Đăng kiểm. Điều kiện này gây khó khăn và tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp, không phát huy được tính linh hoạt của thị trường", trong đơn kêu cứu gửi Chính phủ trước đây, nhóm doanh nghiệp ôtô vừa và nhỏ cho hay.
Trong khi giấy uỷ quyền muốn lưu thông trên đường đều phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước sở tại là Việt Nam và Cục Đăng kiểm thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Các doanh nghiệp cho rằng đây là điều kiện thừa thãi, lãng phí, làm khó doanh nghiệp.
Trong suốt quá trình có hiệu lực, Thông tư 20 đã gây nhiều thông tin trái chiều về các điều kiện kinh doanh nghiêm ngặt của mình. Sau 5 năm triển khai, đến ngày 1/7/2016, Thông tư 20 đã hết hiệu lực. Các doanh nghiệp kinh doanh ôtô tại Việt Nam đã tranh luận rất nhiều về sự tồn tại của các thông tư này.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã cho rằng, Thông tư 20 tạo ra sự bất bình đẳng, không công bằng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực này, lợi ích người tiêu dùng bị bỏ qua.
Trước đó, trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chấp thuận việc bãi bỏ Thông tư 20, song lại kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành sớm các quy định trong nước có tác dụng tương đương Thông tư 20, áp dụng tại khâu đăng ký lưu hành và áp dụng chung cho tất cả các loại phương tiện đường bộ, bảo đảm xe được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.
Như vậy, thay vì dùng giấy ủy quyền của nhà sản xuất để quản lý thì thông điệp của Bộ Công Thương trước đó hướng đến việc bảo dưỡng, bảo hành chính hãng.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng nêu rõ quan điểm của Chính phủ là tự do kinh doanh nhưng không thể biến 90 triệu dân, biến hàng chục triệu hộ gia đình mỗi hộ một đăng ký kinh doanh ôtô. Chưa kể còn phải quản lý tốt thị trường và các vấn đề xã hội, các hoạt động và điều kiện về bảo hành, bảo dưỡng, giá cả, thậm chí là các vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế nếu phát sinh.
Cuối cùng, vừa qua Quốc hội đã chính thức thông qua Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 Luật Đầu tư về danh mục ngành nghề, đầu tư kinh doanh có điều kiện trong đó thông qua sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo đó, Thông tư 04 bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Thông tư số Thông tư số 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số Thông tư số 20 nêu rõ, thương nhân nhập khẩu ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp; 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Như vậy, với việc bãi bỏ quy định trên, các doanh nghiệp nhập khẩu xe ôtô sẽ không bắt buộc phải xây dựng các Gara bảo hành, bảo dưỡng xe đi kèm.
"Thông tư 20 bắt buộc các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô của thương nhân nhập khẩu phải đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hàng tỷ đồng. Thực tế, những thiết bị này chỉ được dùng trong những trạm kiểm tra xe trước khi xuất xưởng của cơ sở sản xuất lắp ráp ôtô và Trạm đăng kiểm ôtô của Cục Đăng kiểm. Điều kiện này gây khó khăn và tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp, không phát huy được tính linh hoạt của thị trường", trong đơn kêu cứu gửi Chính phủ trước đây, nhóm doanh nghiệp ôtô vừa và nhỏ cho hay.
Trong khi giấy uỷ quyền muốn lưu thông trên đường đều phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước sở tại là Việt Nam và Cục Đăng kiểm thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Các doanh nghiệp cho rằng đây là điều kiện thừa thãi, lãng phí, làm khó doanh nghiệp.
Trong suốt quá trình có hiệu lực, Thông tư 20 đã gây nhiều thông tin trái chiều về các điều kiện kinh doanh nghiêm ngặt của mình. Sau 5 năm triển khai, đến ngày 1/7/2016, Thông tư 20 đã hết hiệu lực. Các doanh nghiệp kinh doanh ôtô tại Việt Nam đã tranh luận rất nhiều về sự tồn tại của các thông tư này.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã cho rằng, Thông tư 20 tạo ra sự bất bình đẳng, không công bằng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực này, lợi ích người tiêu dùng bị bỏ qua.
Trước đó, trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chấp thuận việc bãi bỏ Thông tư 20, song lại kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành sớm các quy định trong nước có tác dụng tương đương Thông tư 20, áp dụng tại khâu đăng ký lưu hành và áp dụng chung cho tất cả các loại phương tiện đường bộ, bảo đảm xe được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.
Như vậy, thay vì dùng giấy ủy quyền của nhà sản xuất để quản lý thì thông điệp của Bộ Công Thương trước đó hướng đến việc bảo dưỡng, bảo hành chính hãng.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng nêu rõ quan điểm của Chính phủ là tự do kinh doanh nhưng không thể biến 90 triệu dân, biến hàng chục triệu hộ gia đình mỗi hộ một đăng ký kinh doanh ôtô. Chưa kể còn phải quản lý tốt thị trường và các vấn đề xã hội, các hoạt động và điều kiện về bảo hành, bảo dưỡng, giá cả, thậm chí là các vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế nếu phát sinh.
Cuối cùng, vừa qua Quốc hội đã chính thức thông qua Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 Luật Đầu tư về danh mục ngành nghề, đầu tư kinh doanh có điều kiện trong đó thông qua sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.