"Bản hoà tấu” cho hàng Việt
Những người có ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận quần chúng cần phải gương mẫu trong việc chọn lựa và ưu tiên dùng hàng Việt
Không dễ dàng để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng Việt chỉ bằng việc vận động, kêu gọi. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, khi mà nhiều gia đình đang sử dụng thậm chí tới 70-80% là hàng ngoại.
Với những phân tích từ thực tế, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, cần một "bản hòa tấu" sôi nổi giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp, các nhà bán lẻ, vả cả những "ngôi sao" trong các lĩnh vực cho "khúc ca" hàng Việt.
Đứng trước cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì ưu tư lớn nhất hiện nay của bà là gì?
Sẽ không thể có câu trả lời đơn giản và một chiều với câu hỏi là "tại sao người Việt chưa dùng hàng Việt". Đối với người tiêu dùng, chúng tôi đã có một cuộc điều tra nhỏ dành cho đối tượng có thu nhập trung bình và hơi thấp một chút, thì họ chỉ quan tâm rằng hàng đó có tốt không, chất lượng thế nào và giá cả. Họ không quan tâm đến quốc tịch của mặt hàng đó.
Tuy nhiên, đại đa số người Việt Nam, không kể giàu nghèo, đều chuộng hàng ngoại, đó là kết quả không mấy phấn khởi. Nguyên nhân là có thời gian chúng ta không đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập khá trở lên. Một yếu tố nữa là tâm lý của người tiêu dùng, do các sản phẩm của chúng ta cũng không có nhiều chi phí quảng cáo, trong khi, các chiêu thức khuyến mại của các sản phẩm nước ngoài đã có tác động khá lớn đến tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.
Nhưng kể cả khi người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng từ bỏ tâm lý chuộng hàng ngoại, dùng hàng Việt để thể hiện lòng yêu nước, song không nên để họ đơn phương chịu đựng. Bà có đồng tình với nhận định này không?
Đúng là chúng ta không thể chỉ kêu gọi suông người Việt Nam dùng hàng Việt Nam để chứng tỏ lòng yêu nước của mình. Bản thân các doanh nghiệp cần phải cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Một điều rất đáng mừng là trong thời gian gần đây các doanh nghiệp Việt đã chú trọng nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng... để đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng Việt.
Hiện tất cả những quy định về chất lượng của sản phẩm đều đã được quy định khá rõ ràng. Thực tế cũng cho thấy, thời gian vừa qua các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã rất chú ý đến những quy định này. Thông tin cho người tiêu dùng cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Sát cánh cùng người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất còn rất cần sự cố gắng của các nhà bán lẻ nữa. Nếu như các nhà bán lẻ không giới thiệu, định hướng, hướng dẫn về tiêu dùng hàng Việt thì làm sao người dân dùng hàng Việt được.
Cùng đó, tôi cũng cho rằng, những người có ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận quần chúng cần phải gương mẫu trong việc chọn lựa và ưu tiên dùng hàng Việt, ví dụ như những "ngôi sao" trong các lĩnh vực kêu gọi cho việc dùng hàng Việt bằng chính những vật dụng họ đang dùng cũng đều là hàng nội.
Theo những phân tích của bà thì chúng ta phải có được một “bản hoà tấu” sôi nổi giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp, các nhà bán lẻ, những "ngôi sao"... để cùng "ca khúc ca" hàng Việt. Nhưng muốn thành công trong cuộc vận động lớn này có lẽ không chỉ cần có vậy?
Đúng là như thế. Chúng ta vẫn cần phải tiếp tục nghĩ ra được những cách làm sáng tạo và đột phá trong việc thuyết phục người tiêu dùng. Chẳng hạn như cuộc phát động “Đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc”. Theo đó, cứ một triệu đồng doanh thu, doanh nghiệp dệt may sẽ trích 2.500 đồng vào Quỹ hỗ trợ đồng bào biển đảo của Tổ quốc bị thiệt hại do thiên tai, hoạn nạn.
Qua chương trình, mọi người dân Việt Nam cũng như những người lao động trong các doanh nghiệp dệt may có thể thể hiện lòng biết ơn trước những đóng góp hy sinh của đồng bào, chiến sỹ biển đảo trong sự nghiệp vẻ vang bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc bằng cách mua hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu vào từng mặt hàng, để có thể biết được sản phẩm nào chúng ta có thể cạnh tranh, chứ không phải với mặt hàng nào cũng kêu gọi là dùng hàng Việt đi. Khi định hướng là người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thì nên chia ra xem sản phẩm Việt nam đang có thế mạnh gì.
Ví dụ như những mặt hàng may mặc, công nghệ, thực phẩm... May mặc, giày dép chúng ta rất có thế mạnh, được xuất khẩu khắp thế giới thì không có cớ gì không chinh phục được chính thị trường Việt Nam.
Thuốc chữa bệnh cũng vậy, tại sao chúng ta phải mua thuốc đắt khủng khiếp, trong khi những biệt dược của chúng ta rất có uy tín. Nhưng đối với một số sản phẩm trong lĩnh vực điện tử chẳng hạn thì đúng là sản phẩm của chúng ta chưa thật mạnh nên khó mà kêu gọi ưu tiên dùng hàng nội.
Với những phân tích từ thực tế, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, cần một "bản hòa tấu" sôi nổi giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp, các nhà bán lẻ, vả cả những "ngôi sao" trong các lĩnh vực cho "khúc ca" hàng Việt.
Đứng trước cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì ưu tư lớn nhất hiện nay của bà là gì?
Sẽ không thể có câu trả lời đơn giản và một chiều với câu hỏi là "tại sao người Việt chưa dùng hàng Việt". Đối với người tiêu dùng, chúng tôi đã có một cuộc điều tra nhỏ dành cho đối tượng có thu nhập trung bình và hơi thấp một chút, thì họ chỉ quan tâm rằng hàng đó có tốt không, chất lượng thế nào và giá cả. Họ không quan tâm đến quốc tịch của mặt hàng đó.
Tuy nhiên, đại đa số người Việt Nam, không kể giàu nghèo, đều chuộng hàng ngoại, đó là kết quả không mấy phấn khởi. Nguyên nhân là có thời gian chúng ta không đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập khá trở lên. Một yếu tố nữa là tâm lý của người tiêu dùng, do các sản phẩm của chúng ta cũng không có nhiều chi phí quảng cáo, trong khi, các chiêu thức khuyến mại của các sản phẩm nước ngoài đã có tác động khá lớn đến tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.
Nhưng kể cả khi người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng từ bỏ tâm lý chuộng hàng ngoại, dùng hàng Việt để thể hiện lòng yêu nước, song không nên để họ đơn phương chịu đựng. Bà có đồng tình với nhận định này không?
Đúng là chúng ta không thể chỉ kêu gọi suông người Việt Nam dùng hàng Việt Nam để chứng tỏ lòng yêu nước của mình. Bản thân các doanh nghiệp cần phải cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Một điều rất đáng mừng là trong thời gian gần đây các doanh nghiệp Việt đã chú trọng nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng... để đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng Việt.
Hiện tất cả những quy định về chất lượng của sản phẩm đều đã được quy định khá rõ ràng. Thực tế cũng cho thấy, thời gian vừa qua các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã rất chú ý đến những quy định này. Thông tin cho người tiêu dùng cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Sát cánh cùng người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất còn rất cần sự cố gắng của các nhà bán lẻ nữa. Nếu như các nhà bán lẻ không giới thiệu, định hướng, hướng dẫn về tiêu dùng hàng Việt thì làm sao người dân dùng hàng Việt được.
Cùng đó, tôi cũng cho rằng, những người có ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận quần chúng cần phải gương mẫu trong việc chọn lựa và ưu tiên dùng hàng Việt, ví dụ như những "ngôi sao" trong các lĩnh vực kêu gọi cho việc dùng hàng Việt bằng chính những vật dụng họ đang dùng cũng đều là hàng nội.
Theo những phân tích của bà thì chúng ta phải có được một “bản hoà tấu” sôi nổi giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp, các nhà bán lẻ, những "ngôi sao"... để cùng "ca khúc ca" hàng Việt. Nhưng muốn thành công trong cuộc vận động lớn này có lẽ không chỉ cần có vậy?
Đúng là như thế. Chúng ta vẫn cần phải tiếp tục nghĩ ra được những cách làm sáng tạo và đột phá trong việc thuyết phục người tiêu dùng. Chẳng hạn như cuộc phát động “Đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc”. Theo đó, cứ một triệu đồng doanh thu, doanh nghiệp dệt may sẽ trích 2.500 đồng vào Quỹ hỗ trợ đồng bào biển đảo của Tổ quốc bị thiệt hại do thiên tai, hoạn nạn.
Qua chương trình, mọi người dân Việt Nam cũng như những người lao động trong các doanh nghiệp dệt may có thể thể hiện lòng biết ơn trước những đóng góp hy sinh của đồng bào, chiến sỹ biển đảo trong sự nghiệp vẻ vang bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc bằng cách mua hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu vào từng mặt hàng, để có thể biết được sản phẩm nào chúng ta có thể cạnh tranh, chứ không phải với mặt hàng nào cũng kêu gọi là dùng hàng Việt đi. Khi định hướng là người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thì nên chia ra xem sản phẩm Việt nam đang có thế mạnh gì.
Ví dụ như những mặt hàng may mặc, công nghệ, thực phẩm... May mặc, giày dép chúng ta rất có thế mạnh, được xuất khẩu khắp thế giới thì không có cớ gì không chinh phục được chính thị trường Việt Nam.
Thuốc chữa bệnh cũng vậy, tại sao chúng ta phải mua thuốc đắt khủng khiếp, trong khi những biệt dược của chúng ta rất có uy tín. Nhưng đối với một số sản phẩm trong lĩnh vực điện tử chẳng hạn thì đúng là sản phẩm của chúng ta chưa thật mạnh nên khó mà kêu gọi ưu tiên dùng hàng nội.