Bánh tiếp cận nhân viên văn phòng
Kinh doanh bánh phục vụ nhu cầu ăn vặt đang diễn ra khá sôi động và thật khó đếm xuể các cơ sở lớn bé tham gia thị trường
Kinh doanh bánh phục vụ nhu cầu ăn vặt đang diễn ra khá sôi động và thật khó đếm xuể các cơ sở lớn bé tham gia thị trường. Một đối tượng khách hàng đang được tập trung nhắm đến chính là giới văn phòng tại các quận trung tâm thành phố.
Bán đồ ăn vặt qua điện thoại ngày càng phát triển. Bánh kem, bánh mì, cá viên chiên, gỏi, trái cây, bò bía… đều có thể mua chỉ bằng một cú điện thoại. Thị trường thật sự sôi động với hàng loạt các thương hiệu như bánh mì Gbread, bánh mì que, anvat4h, Bloom… Theo một số nhà kinh doanh, các loại bánh mặn, bánh ngọt là chiếm ưu thế hơn cả.
Khách chỉ cần điện thoại…
Điển hình cho xu hướng kinh doanh mới này là thương hiệu bánh Chewy Junior, xuất xứ Singapore. Chewy Junior vạch sẵn mục tiêu hướng tới đối tượng là nhân viên văn phòng tại quận 1 và quận 3 nên cửa hàng được đặt ngay trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1 (Tp.HCM).
Ông Mai Trường Giang, giám đốc kinh doanh của Chewy Junior cho biết: “Chúng tôi hiện có trên 25 loại bánh, hướng tới đối tượng nhân viên văn phòng có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng. Doanh số hiện nay đạt 12 triệu/ngày, tăng 30% sau 9 tháng hoạt động”.
Còn ông Nguyễn Huỳnh Đức, đại diện cửa hàng bánh mì xanh Gbread cho biết, doanh số giao bánh tận nơi đạt trên 3 triệu đồng/ngày, luôn cao hơn doanh số bán tại chỗ.
Ngoài chuyện tìm vị trí đắc địa để dễ tiếp cận khách hàng, một số nhà kinh doanh ít vốn thường tìm các địa điểm lân cận trung tâm, nhà trong hẻm để giảm chi phí. Mô hình chung là cửa hàng có quy mô nhỏ gọn, chẳng hạn như hệ thống bánh mì que là các xe đẩy, có nơi theo mô hình “shop online”. Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, chủ shop online Bloom cho biết: “Làm online để tiết kiệm chi phí mặt bằng”.
Ông Giang đánh giá, nhân viên văn phòng hiện nay có xu hướng ăn đồ ngoại. Các loại bánh ngoại phù hợp với khẩu vị người Việt Nam có thể sẽ dần thay thế cho thức ăn truyền thống. Sắp tới sẽ phát triển dòng bánh mặn phục vụ ăn no, ăn sáng hoặc ăn chiều.
Ngoài việc quảng bá thông tin trên các phương tiện truyền thông, cũng có lẽ do đặc thù sản phẩm nên đa số các món ăn vặt được thông tin theo kênh truyền miệng. Ông Giang, ông Đức đều khẳng định, cửa hàng truyền thông theo hướng truyền miệng.
Sau khi gọi điện từ 20 - 30 phút người đặt sẽ nhận được hàng. Với hoá đơn khoảng 100.000 đồng, trong phạm vi thành phố được giao hàng miễn phí. Các trường hợp khác tính phí vận chuyển từ 15.000 - 30.000 đồng.
Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp đồ ăn vặt cũng diễn ra khá gay gắt. Nâng cấp chất lượng dịch vụ được đa số cửa hàng coi là yếu tố quyết định trong việc giành thị phần, giữ khách. Ông Đức cho biết: “Khi tham gia chính sách tích lũy điểm, khách hàng thân thiết sẽ được giảm giá từ 5 – 15%. Khi khách hàng giảm số lần đặt, cửa hàng sẽ điện thoại hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân. Dù trời có mưa gió, chúng tôi vẫn cố giao hàng đúng hẹn”.
Thị trường giàu tiềm năng
Theo số liệu của một công ty bất động sản, riêng khu quận 1, quận 3 đã có tổng cộng 99 toà nhà bốn tầng trở lên. Trong đó có những cao ốc văn phòng lớn như Sunwar Tower, Metropolitan… mỗi toà nhà trên 3.000 nhân viên. Một thương hiệu bánh của Mỹ chuẩn bị xuất hiện tại Tp.HCM vào cuối tháng bảy này nhắm vào đối tượng nhân viên văn phòng. Nếu tính theo đơn giá một sản phẩm bánh của họ là 30.000 - 40.000 đồng, thì mỗi toà nhà lớn có thể cho doanh số 100 triệu đồng/ngày.
Hấp dẫn là thế nên nhiều nhãn bánh ngoại đã nhảy vào thị trường này và sẵn sàng giao qua điện thoại như KFC, Pizza Hut, Lotteria…
Trong khi đó, nhiều hiệu bánh lớn của Việt Nam không mấy mặn mà tới việc phát triển bán hàng qua điện thoại. Ông Đỗ Mạnh Cường, quản lý tiệm bánh ABC trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 cho biết, hiện cửa hàng chưa dự tính phát triển dịch vụ bán hàng qua điện thoại. Một hãng bánh lớn khác cho biết, do có hàng trăm loại bánh khác nhau, nên không khó tổ chức giao hàng qua điện thoại.
Minh Cúc (SGTT)
Bán đồ ăn vặt qua điện thoại ngày càng phát triển. Bánh kem, bánh mì, cá viên chiên, gỏi, trái cây, bò bía… đều có thể mua chỉ bằng một cú điện thoại. Thị trường thật sự sôi động với hàng loạt các thương hiệu như bánh mì Gbread, bánh mì que, anvat4h, Bloom… Theo một số nhà kinh doanh, các loại bánh mặn, bánh ngọt là chiếm ưu thế hơn cả.
Khách chỉ cần điện thoại…
Điển hình cho xu hướng kinh doanh mới này là thương hiệu bánh Chewy Junior, xuất xứ Singapore. Chewy Junior vạch sẵn mục tiêu hướng tới đối tượng là nhân viên văn phòng tại quận 1 và quận 3 nên cửa hàng được đặt ngay trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1 (Tp.HCM).
Ông Mai Trường Giang, giám đốc kinh doanh của Chewy Junior cho biết: “Chúng tôi hiện có trên 25 loại bánh, hướng tới đối tượng nhân viên văn phòng có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng. Doanh số hiện nay đạt 12 triệu/ngày, tăng 30% sau 9 tháng hoạt động”.
Còn ông Nguyễn Huỳnh Đức, đại diện cửa hàng bánh mì xanh Gbread cho biết, doanh số giao bánh tận nơi đạt trên 3 triệu đồng/ngày, luôn cao hơn doanh số bán tại chỗ.
Ngoài chuyện tìm vị trí đắc địa để dễ tiếp cận khách hàng, một số nhà kinh doanh ít vốn thường tìm các địa điểm lân cận trung tâm, nhà trong hẻm để giảm chi phí. Mô hình chung là cửa hàng có quy mô nhỏ gọn, chẳng hạn như hệ thống bánh mì que là các xe đẩy, có nơi theo mô hình “shop online”. Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, chủ shop online Bloom cho biết: “Làm online để tiết kiệm chi phí mặt bằng”.
Ông Giang đánh giá, nhân viên văn phòng hiện nay có xu hướng ăn đồ ngoại. Các loại bánh ngoại phù hợp với khẩu vị người Việt Nam có thể sẽ dần thay thế cho thức ăn truyền thống. Sắp tới sẽ phát triển dòng bánh mặn phục vụ ăn no, ăn sáng hoặc ăn chiều.
Ngoài việc quảng bá thông tin trên các phương tiện truyền thông, cũng có lẽ do đặc thù sản phẩm nên đa số các món ăn vặt được thông tin theo kênh truyền miệng. Ông Giang, ông Đức đều khẳng định, cửa hàng truyền thông theo hướng truyền miệng.
Sau khi gọi điện từ 20 - 30 phút người đặt sẽ nhận được hàng. Với hoá đơn khoảng 100.000 đồng, trong phạm vi thành phố được giao hàng miễn phí. Các trường hợp khác tính phí vận chuyển từ 15.000 - 30.000 đồng.
Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp đồ ăn vặt cũng diễn ra khá gay gắt. Nâng cấp chất lượng dịch vụ được đa số cửa hàng coi là yếu tố quyết định trong việc giành thị phần, giữ khách. Ông Đức cho biết: “Khi tham gia chính sách tích lũy điểm, khách hàng thân thiết sẽ được giảm giá từ 5 – 15%. Khi khách hàng giảm số lần đặt, cửa hàng sẽ điện thoại hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân. Dù trời có mưa gió, chúng tôi vẫn cố giao hàng đúng hẹn”.
Thị trường giàu tiềm năng
Theo số liệu của một công ty bất động sản, riêng khu quận 1, quận 3 đã có tổng cộng 99 toà nhà bốn tầng trở lên. Trong đó có những cao ốc văn phòng lớn như Sunwar Tower, Metropolitan… mỗi toà nhà trên 3.000 nhân viên. Một thương hiệu bánh của Mỹ chuẩn bị xuất hiện tại Tp.HCM vào cuối tháng bảy này nhắm vào đối tượng nhân viên văn phòng. Nếu tính theo đơn giá một sản phẩm bánh của họ là 30.000 - 40.000 đồng, thì mỗi toà nhà lớn có thể cho doanh số 100 triệu đồng/ngày.
Hấp dẫn là thế nên nhiều nhãn bánh ngoại đã nhảy vào thị trường này và sẵn sàng giao qua điện thoại như KFC, Pizza Hut, Lotteria…
Trong khi đó, nhiều hiệu bánh lớn của Việt Nam không mấy mặn mà tới việc phát triển bán hàng qua điện thoại. Ông Đỗ Mạnh Cường, quản lý tiệm bánh ABC trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 cho biết, hiện cửa hàng chưa dự tính phát triển dịch vụ bán hàng qua điện thoại. Một hãng bánh lớn khác cho biết, do có hàng trăm loại bánh khác nhau, nên không khó tổ chức giao hàng qua điện thoại.
Minh Cúc (SGTT)