Báo cáo ngoại về kinh tế Việt Nam: “Nên đánh giá dài hạn”
Ngược với loạt báo cáo “ngoại” bi quan gần đây, thêm một quan điểm cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm lạc quan
Ngược với loạt báo cáo “ngoại” bi quan gần đây, thêm một quan điểm cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm lạc quan.
>>Báo cáo ngoại về kinh tế Việt Nam: “Cần nhận định trung tính hơn”
Từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều bản báo cáo, phân tích và đánh giá liên quan đến nhịp độ phát triển của Việt Nam dồn dập được công bố; tập trung vào những lo ngại về tình hình thị trường chứng khoán, chính sách tiền tệ, lạm phát và tăng trưởng.
Thông tin từ những nhận định đó đến với công chúng, nhà đầu tư có những “bộ lọc” khác nhau. Và mới đây, thêm một ý kiến phản hồi khác, đề cao những tín hiệu lạc quan và những triển vọng dài hạn.
Chuyên gia về chính sách tiền tệ Hisatsugu Furukawa, Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), vừa có một bài viết theo hướng phản hồi đó.
Điểm xuất phát của bài viết này là bản báo cáo khá bi quan của Viện Nghiên cứu Daiwa (DIR) công bố ngày ngày 13/5 vừa qua; trong đó khuyến nghị các nhà đầu tư không nên đầu tư vào Việt Nam.
Đáng chú ý là báo cáo của DIR cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước tăng mức lãi suất lên như trong thời gian vừa qua là vẫn chưa đủ và khuyến nghị nên tăng lên 20 - 25% để đạt mức thực dương (trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, lãi suất lên đến 30% đã dẫn tới sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng – phóng viên).
“Tuy nhiên, tôi lại có những đánh giá khác về thực trạng kinh tế hiện nay”, chuyên gia Hisatsugu Furukawa nói.
Theo ông, mối quan ngại lớn nhất của Chính phủ Việt Nam hiện nay là lạm phát. Mặc dù có một số lời chỉ trích về thời điểm cũng như mức độ thắt chặt tiền tệ nhưng trên thực tế Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tất cả các biện pháp khả thi theo khuôn khổ chính sách tiền tệ hiện hành, bao gồm cả việc thuyết phục các ngân hàng thương mại.
Chính sách tiền tệ thắt chặt mà Ngân hàng Nhà nước đã từng bước triển khai từ năm 2007 đã tạo trở ngại đối với các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại trong việc tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường.
Các ngân hàng thương mại đã được yêu cầu phải rà soát lại chính sách cho vay của mình và chú trọng hơn đến chất lượng của các khoản vay. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng cần phải rà soát lại các kế hoạch đầu tư của mình.
“Đến nay, đã có dấu hiệu cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt đã bắt đầu phát huy tác dụng. Bên cạnh sự thay đổi trên thị trường tín dụng, giá cả lương thực thực phẩm sau khi đạt mức cực điểm đã giảm xuống và giá bất động sản, ví dụ như ở Tp.HCM, đang giảm dần, trong khi VND cũng tăng giá nhẹ”, ông Hisatsugu Furukawa viết.
Tuy nhiên, do khuôn khổ kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn chưa phát triển toàn diện nên tác động của các chính sách có xu hướng từng phần và thiên lệch. Vì vậy, cần thiết phải áp dụng một số biện pháp bổ sung như thuyết phục và tăng cường công tác giám sát của các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn sự phát triển quá nóng của thị trường.
Và theo giải thích của chuyên gia này, đó cũng chính là lý do Ngân hàng Nhà nước đã tạm thời đặt trần lãi suất để chấm dứt cuộc đua về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước đã bỏ mức trần lãi suất tiền gửi là 12% và nâng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu kể từ ngày 19/5. Hiện các ngân hàng đã được phép tăng lãi suất, lãi suất sẽ phản ánh thực trạng của thị trường tốt hơn. Lãi suất thực dương sẽ khuyến khích người gửi tiền và đẩy tỷ lệ tiết kiệm quốc gia tăng lên.
Ông Hisatsugu Furukawa cũng đưa ra một kinh nghiệm đáng chú ý là ở nhiều quốc gia, có những thời kỳ lãi suất được duy trì ở mức thực âm “một chút” để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn và các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế.
Vấn đề đặt ra với các cơ quan chức trách hiện nay là cần phải tiếp tục rà soát các tác động chính sách và điều chỉnh các biện pháp chính sách một cách linh hoạt trên cơ sở theo dõi diễn biến tổng thể của thị trường. Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những yêu cầu này kể từ năm 2007.
Về nhập siêu, theo chuyên gia Hisatsugu Furukawa, đúng là đã tăng nhanh, nhưng Việt Nam vẫn nhận được mức đầu tư vốn nước ngoài ròng; điều này thể hiện sự lạc quan của các nhà đầu tư nước ngoài về kinh tế Việt Nam.
“Các nhà đầu tư cũng sẽ được hưởng lợi khi các nhà hoạch định chính sách đã nhận thức được về những khó khăn và nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt. Định hướng của các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai là đúng, mặc dù vậy chúng ta cần tiếp tục lưu ý đến sự thay đổi của môi trường kinh doanh và của các luồng vốn đầu tư nước ngoài ngắn hạn”, ông Hisatsugu Furukawa nhận định.
Chuyên gia này cũng khẳng định thêm, rằng “Việt Nam có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao do tiết kiệm tăng, cán cân thanh toán khá cân đối nhờ có sự hỗ trợ của các luồng vốn FDI, ODA và kiều hối, thâm hụt ngân sách nằm trong phạm vi kiểm soát, và lực lượng lao động trẻ và năng động. Tôi lạc quan về nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta nên đánh giá về dài hạn”.
>>Báo cáo ngoại về kinh tế Việt Nam: “Cần nhận định trung tính hơn”
Từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều bản báo cáo, phân tích và đánh giá liên quan đến nhịp độ phát triển của Việt Nam dồn dập được công bố; tập trung vào những lo ngại về tình hình thị trường chứng khoán, chính sách tiền tệ, lạm phát và tăng trưởng.
Thông tin từ những nhận định đó đến với công chúng, nhà đầu tư có những “bộ lọc” khác nhau. Và mới đây, thêm một ý kiến phản hồi khác, đề cao những tín hiệu lạc quan và những triển vọng dài hạn.
Chuyên gia về chính sách tiền tệ Hisatsugu Furukawa, Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), vừa có một bài viết theo hướng phản hồi đó.
Điểm xuất phát của bài viết này là bản báo cáo khá bi quan của Viện Nghiên cứu Daiwa (DIR) công bố ngày ngày 13/5 vừa qua; trong đó khuyến nghị các nhà đầu tư không nên đầu tư vào Việt Nam.
Đáng chú ý là báo cáo của DIR cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước tăng mức lãi suất lên như trong thời gian vừa qua là vẫn chưa đủ và khuyến nghị nên tăng lên 20 - 25% để đạt mức thực dương (trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, lãi suất lên đến 30% đã dẫn tới sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng – phóng viên).
“Tuy nhiên, tôi lại có những đánh giá khác về thực trạng kinh tế hiện nay”, chuyên gia Hisatsugu Furukawa nói.
Theo ông, mối quan ngại lớn nhất của Chính phủ Việt Nam hiện nay là lạm phát. Mặc dù có một số lời chỉ trích về thời điểm cũng như mức độ thắt chặt tiền tệ nhưng trên thực tế Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tất cả các biện pháp khả thi theo khuôn khổ chính sách tiền tệ hiện hành, bao gồm cả việc thuyết phục các ngân hàng thương mại.
Chính sách tiền tệ thắt chặt mà Ngân hàng Nhà nước đã từng bước triển khai từ năm 2007 đã tạo trở ngại đối với các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại trong việc tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường.
Các ngân hàng thương mại đã được yêu cầu phải rà soát lại chính sách cho vay của mình và chú trọng hơn đến chất lượng của các khoản vay. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng cần phải rà soát lại các kế hoạch đầu tư của mình.
“Đến nay, đã có dấu hiệu cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt đã bắt đầu phát huy tác dụng. Bên cạnh sự thay đổi trên thị trường tín dụng, giá cả lương thực thực phẩm sau khi đạt mức cực điểm đã giảm xuống và giá bất động sản, ví dụ như ở Tp.HCM, đang giảm dần, trong khi VND cũng tăng giá nhẹ”, ông Hisatsugu Furukawa viết.
Tuy nhiên, do khuôn khổ kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn chưa phát triển toàn diện nên tác động của các chính sách có xu hướng từng phần và thiên lệch. Vì vậy, cần thiết phải áp dụng một số biện pháp bổ sung như thuyết phục và tăng cường công tác giám sát của các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn sự phát triển quá nóng của thị trường.
Và theo giải thích của chuyên gia này, đó cũng chính là lý do Ngân hàng Nhà nước đã tạm thời đặt trần lãi suất để chấm dứt cuộc đua về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước đã bỏ mức trần lãi suất tiền gửi là 12% và nâng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu kể từ ngày 19/5. Hiện các ngân hàng đã được phép tăng lãi suất, lãi suất sẽ phản ánh thực trạng của thị trường tốt hơn. Lãi suất thực dương sẽ khuyến khích người gửi tiền và đẩy tỷ lệ tiết kiệm quốc gia tăng lên.
Ông Hisatsugu Furukawa cũng đưa ra một kinh nghiệm đáng chú ý là ở nhiều quốc gia, có những thời kỳ lãi suất được duy trì ở mức thực âm “một chút” để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn và các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế.
Vấn đề đặt ra với các cơ quan chức trách hiện nay là cần phải tiếp tục rà soát các tác động chính sách và điều chỉnh các biện pháp chính sách một cách linh hoạt trên cơ sở theo dõi diễn biến tổng thể của thị trường. Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những yêu cầu này kể từ năm 2007.
Về nhập siêu, theo chuyên gia Hisatsugu Furukawa, đúng là đã tăng nhanh, nhưng Việt Nam vẫn nhận được mức đầu tư vốn nước ngoài ròng; điều này thể hiện sự lạc quan của các nhà đầu tư nước ngoài về kinh tế Việt Nam.
“Các nhà đầu tư cũng sẽ được hưởng lợi khi các nhà hoạch định chính sách đã nhận thức được về những khó khăn và nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt. Định hướng của các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai là đúng, mặc dù vậy chúng ta cần tiếp tục lưu ý đến sự thay đổi của môi trường kinh doanh và của các luồng vốn đầu tư nước ngoài ngắn hạn”, ông Hisatsugu Furukawa nhận định.
Chuyên gia này cũng khẳng định thêm, rằng “Việt Nam có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao do tiết kiệm tăng, cán cân thanh toán khá cân đối nhờ có sự hỗ trợ của các luồng vốn FDI, ODA và kiều hối, thâm hụt ngân sách nằm trong phạm vi kiểm soát, và lực lượng lao động trẻ và năng động. Tôi lạc quan về nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta nên đánh giá về dài hạn”.