Báo chí, truyền thông và quyền lực của đại biểu Quốc hội
Phóng viên: Ông có bồ hay không? Trả lời: Nói có thì mất lòng vợ, nhưng nói không thì mất lòng bồ
Phóng viên: Ông có bồ hay không? Trả lời: Nói có thì mất lòng vợ, nhưng nói không thì mất lòng bồ.
Đây là một ví dụ về câu trả lời hóm hỉnh được TS. Nguyễn Sỹ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ trong chuyên đề “Vai trò của truyền thông trong hoạt động của Quốc hội” tại hội thảo quốc tế về quan hệ với báo chí trong hoạt động của Quốc hội.
Được tổ chức tại Quảng Ninh trong hai ngày 13 và 14/3 với sự tham gia của các chuyên gia từ Văn phòng Nghị viện Đan Mạch, hội thảo đề cập đến khá nhiều khía cạnh trong mối quan hệ với báo chí của Quốc hội và các đại biểu dân cử.
Các vấn đề cụ thể được đặt ra và tranh luận là kinh nghiệm trong xử lý mối quan hệ với truyền thông; khai thác thông tin báo chí và xây dựng hình ảnh qua báo chí, chính sách và chiến lược báo chí của Văn phòng Nghị viện Đan Mạch…
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh giá trị của việc thiết lập thông tin với công chúng, không chỉ trong hoạt động của Quốc hội.
“Đại biểu được cử tri tin yêu thì không nhất thiết chức phải to mới có quyền lực”, ông Dũng nói.
Ở chuyên đề “Vai trò của truyền thông trong hoạt động của Quốc hội”, ông Dũng, người được xem là khá nhiều kinh nghiệm về truyền thông đã đặt vấn đề: Vì sao truyền thông có vai trò quan trọng.
Và, câu trả lời là: truyền thông là phương tiện để xây dựng hình ảnh của đại biểu Quốc hội, là đầu mối dẫn dắt các đại biểu Quốc hội đến các vấn đề đang đặt ra của cuộc sống, phục vụ tốt hoạt động chất vấn.
Vai trò cụ thể nữa của truyền thông cũng được ông Dũng nhấn mạnh là công cụ để tác động lên xã hội của đại biểu. “Khó vô cùng” là điều được ông nhấn mạnh về kỹ năng thuyết phục cả lãnh đạo và công chúng thông qua truyền thông của đại biểu Quốc hội.
Kinh nghiệm xử lý mối quan hệ với báo chí được ông Dũng chia sẻ, đầu tiên là đừng ngần ngại tiếp xúc với các phóng viên.
Tuy nhiên, trong “cuộc chơi” với báo chí không có công bằng. Báo chí bao giờ cũng có ưu thế, có diễn đàn, còn đại biểu thì không. Nói đi thì dễ, nói lại thì khó, đã đành theo luật sai là đính chính, nhưng đính chính người ta không đọc, đọc cũng không tin, ông Dũng đặc biệt lưu ý.
Đồng tình với phần trình bày của TS Nguyễn Sỹ Dũng, song đại biểu Nguyễn Anh Sơn, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định cho biết “tiếp xúc báo chí sợ lắm, ngại lắm”.
Làm thế nào để có quan hệ tốt với báo chí cũng là câu hỏi được đại biểu Sơn và môt số vị đại biểu khác đặt ra với không ít băn khoăn.
Nhìn vào 5 yêu cầu của nội dung truyền thông, ông Sơn cho rằng sẽ có đến 2/3 đại biểu sẽ lúng túng.
Ngay cả đại biểu chuyên trách như chúng tôi để thực hiện được nội dung truyền thông với đối tượng giám sát là “hiểu sâu vấn đề, lập luận sắc sảo, có chứng cứ, không ngaị đụng chạm” cũng rất là khó, ông Sơn lo lắng.
Đây là một ví dụ về câu trả lời hóm hỉnh được TS. Nguyễn Sỹ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ trong chuyên đề “Vai trò của truyền thông trong hoạt động của Quốc hội” tại hội thảo quốc tế về quan hệ với báo chí trong hoạt động của Quốc hội.
Được tổ chức tại Quảng Ninh trong hai ngày 13 và 14/3 với sự tham gia của các chuyên gia từ Văn phòng Nghị viện Đan Mạch, hội thảo đề cập đến khá nhiều khía cạnh trong mối quan hệ với báo chí của Quốc hội và các đại biểu dân cử.
Các vấn đề cụ thể được đặt ra và tranh luận là kinh nghiệm trong xử lý mối quan hệ với truyền thông; khai thác thông tin báo chí và xây dựng hình ảnh qua báo chí, chính sách và chiến lược báo chí của Văn phòng Nghị viện Đan Mạch…
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh giá trị của việc thiết lập thông tin với công chúng, không chỉ trong hoạt động của Quốc hội.
“Đại biểu được cử tri tin yêu thì không nhất thiết chức phải to mới có quyền lực”, ông Dũng nói.
Ở chuyên đề “Vai trò của truyền thông trong hoạt động của Quốc hội”, ông Dũng, người được xem là khá nhiều kinh nghiệm về truyền thông đã đặt vấn đề: Vì sao truyền thông có vai trò quan trọng.
Và, câu trả lời là: truyền thông là phương tiện để xây dựng hình ảnh của đại biểu Quốc hội, là đầu mối dẫn dắt các đại biểu Quốc hội đến các vấn đề đang đặt ra của cuộc sống, phục vụ tốt hoạt động chất vấn.
Vai trò cụ thể nữa của truyền thông cũng được ông Dũng nhấn mạnh là công cụ để tác động lên xã hội của đại biểu. “Khó vô cùng” là điều được ông nhấn mạnh về kỹ năng thuyết phục cả lãnh đạo và công chúng thông qua truyền thông của đại biểu Quốc hội.
Kinh nghiệm xử lý mối quan hệ với báo chí được ông Dũng chia sẻ, đầu tiên là đừng ngần ngại tiếp xúc với các phóng viên.
Tuy nhiên, trong “cuộc chơi” với báo chí không có công bằng. Báo chí bao giờ cũng có ưu thế, có diễn đàn, còn đại biểu thì không. Nói đi thì dễ, nói lại thì khó, đã đành theo luật sai là đính chính, nhưng đính chính người ta không đọc, đọc cũng không tin, ông Dũng đặc biệt lưu ý.
Đồng tình với phần trình bày của TS Nguyễn Sỹ Dũng, song đại biểu Nguyễn Anh Sơn, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định cho biết “tiếp xúc báo chí sợ lắm, ngại lắm”.
Làm thế nào để có quan hệ tốt với báo chí cũng là câu hỏi được đại biểu Sơn và môt số vị đại biểu khác đặt ra với không ít băn khoăn.
Nhìn vào 5 yêu cầu của nội dung truyền thông, ông Sơn cho rằng sẽ có đến 2/3 đại biểu sẽ lúng túng.
Ngay cả đại biểu chuyên trách như chúng tôi để thực hiện được nội dung truyền thông với đối tượng giám sát là “hiểu sâu vấn đề, lập luận sắc sảo, có chứng cứ, không ngaị đụng chạm” cũng rất là khó, ông Sơn lo lắng.