11:28 09/06/2019

Báo động rác thải nhựa tại Việt Nam

Tường Bách

Các sản phẩm nhựa và túi nilon là những vật dụng mang lại các tiện ích, nhưng nó cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe.

Hiện tại, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines) về khối lượng rác thải nhựa xả ra biển, lên tới 0,5 triệu tấn/năm, chiếm 6% toàn thế giới. Mỗi ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa, trong đó có túi nylon.Rác thải nhựa ở quanh taCó rất nhiều hàng hóa từ nhựa ở những nước đang phát triển, như Việt Nam, không bị tính chi phí xử lý, thu gom, mà mới chỉ tính chi phí sản xuất ra, cho nên giá rất rẻ. Và khi giá rẻ thì sẽ được người dân dùng tràn lan, tiện lợi, bất cẩn. Và khi dễ dàng sử dụng quá thì cuối cùng mọi người sẽ quen sử dụng. Thậm chí, khi đi mua hàng, việc chúng ta được người bán hàng cho thêm túi nilon hay hộp nhựa để đựng đã trở thành... việc tất nhiên phải thế.Bên cạnh đó, đời sống xã hội phát triển lên thì làm tăng thêm những loại mặt hàng tiện ích và các dịch vụ giải trí khác nhau. Lấy ví dụ tại các quán trà sữa hay quán cà phê, chúng ta sẽ thấy rất nhiều cốc, đĩa, thìa, ống hút… bằng đồ nhựa thay thế cho đồ sứ, thủy tinh. Cuối mỗi ngày, các nhân viên của quán chỉ việc quẳng tất cả những đồ nhựa đó ra thúng rác, không tốn nước, không tốn nhân công cọ rửa... Thế là, các hệ thống nhà hàng càng ngày càng ỷ lại vào đồ nhựa.
Báo động rác thải nhựa tại Việt Nam - Ảnh 1.
Một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất song để phân hủy thì cần từ 500 - 1.000 năm. Nhựa, khi phân hủy, không biến mất hoàn toàn mà trở thành những hạt vi nhựa và những hạt vi nhựa đó lắng trong nước biển, nằm trong chuỗi thức ăn của động thực vật và cuối cùng chúng trở lại cơ thể con người.Ngay cả sau khi tái chế, dung môi hữu cơ (metanol, cyclohexan và heptan), các chất khơi mào (kali persulfate và benzoyl peroxide), chất xúc tác và các chất phụ gia khác vẫn có thể được tìm thấy trong thành phần của nhựa. Tại Việt Nam, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nhựa trên thị trường gặp nhiều khó khăn nên không tránh khỏi việc các loại nhựa không đảm bảo an toàn được bày bán ra thị trường.Nguy hại từ hộp nhựa tái chếHiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ nhựa đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, được sản xuất thủ công, không qua kiểm định có thể là có quy trình sản xuất kém vệ sinh, sử dụng nguyên liệu tái chế với nhiều chất phụ gia độc hại… Đây là mối nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng và gia tăng rác thải nhựa ra môi trường.
Theo các chuyên gia, hầu hết các hộp nhựa, cốc nhựa dùng một lần hiện có trên thị trường đều là nhựa tái chế. Nếu tiếp xúc thường xuyên với đồ nhựa tái chế sẽ có nguy cơ bị thôi nhiễm các chất độc hại và mất vệ sinh có trong đó. Ví dụ, nhiều đồ dùng có nhựa bẩn thì còn có các chất như niken, đồng, chì, cadmi...Theo thời gian, khi các sản phẩm nhựa này tiếp xúc nhiều với ánh nắng, nhiệt độ cao…, các hóa chất, chất phụ gia, chất tạo màu được sử dụng trong quá trình chế tạo loại nhựa này có thể ngấm vào nước và gây độc hại cho sức khỏe. ở 100 độ C, nhiều thành phần hóa học của đồ nhựa tái chế bị biến đổi. Chúng có thể dễ dàng tan vào thức ăn như canh, nước mắm, tương ớt, sữa chua, trà sữa...
Báo động rác thải nhựa tại Việt Nam - Ảnh 2.
Không chỉ thế, các loại chai lọ hay hộp làm từ loại nhựa này rất khó để cọ rửa sạch vì chúng là nhựa xốp, rất dễ bị ngấm hương liệu và vi khuẩn trong quá trình sử dụng. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa và nhất là sức khỏe của người dùng. Đối với các hộp làm từ nhựa kém chất lượng sẽ sản sinh chất độc BPA - nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, vô sinh, béo phì, ung thư…Ngoài việc gây nguy hại tới sức khỏe, việc dùng các sản phẩm nhựa chỉ một lần rồi vứt đi khiến gia tăng rác thải nhựa ra môi trường. Để góp phần giảm thiểu điều này, người tiêu dùng nên chọn mua hộp nhựa chất lượng, để có thể dùng đi dùng lại nhiều lần mà vẫn an toàn cho sức khỏe. Về cơ bản, loại nhựa an toàn nhất để chứa đựng thực phẩm là loại có kí hiệu nhựa số 5 – PP (nhựa Polypropylene). Loại nhựa này không chứa chất BPA có hại cho sức khoẻ người sử dụng.