Báo Trung Quốc đánh giá lợi ích đầu tư vào Việt Nam
Nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng lao động cao ở Trung Quốc đang đẩy mạnh mở rộng hoạt động ở nước ngoài
Do vị trí địa lý liền kề và mô hình tăng trưởng tương tự như Trung Quốc mà Việt Nam đang trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty đến từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Đây là nội dung một bài viết đăng trên tờ Economic Observer của Trung Quốc mới đây.
Bài báo cho biết, trong bối cảnh lợi nhuận thấp trong lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc và sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu của nước này, nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng lao động cao ở Trung Quốc đang đẩy mạnh mở rộng hoạt động ở nước ngoài. Trong đó, Việt Nam được xem là một địa chỉ mới quan trọng.
Bài viết dẫn lời ông Teng, chủ tịch một công ty sản xuất giày dép ở Ôn Châu cho rằng, so với Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế so sánh ở chi phí nhân công thấp, giá thuê nhà máy rẻ và chính sách thân thiện với đầu tư. Theo quan điểm của ông Teng, Việt Nam có nhiều cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc và là một thị trường mới nổi đầy hứa hẹn.
Theo bài báo, với các tuyến đường giao thông đường biển, đường bộ và đường không thuận tiện nối giữa Trung Quốc và Việt Nam, thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam cũng tạo ra tiềm năng lớn về thị trường. Bài báo nêu rõ, kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986, kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng mạnh và đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục 7,4% vào năm 2003.
Doanh nhân Teng nói rằng, khoảng cách về công nghệ, cơ sở hạ tầng và ngành dịch vụ giữa hai nước cũng mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo ông Teng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc muốn tới làm ăn ở Việt Nam trước tiên nên tìm kiếm sự giúp đỡ của người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Ông Teng còn khuyến cáo thêm, khi các công ty Trung Quốc làm ăn ở Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với những thay đổi về chính sách và pháp luật về thương mại ở đây. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, chất lượng lao động thấp là một vấn đề của Việt Nam.
Về phương hướng làm ăn ở Việt Nam, ông Teng cho biết, các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng chế biến nguyên vật liệu thô ở Việt Nam, sau đó bán sản phẩm chế biến tại chỗ hoặc xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, hoặc thậm chí là Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông Teng còn nói rằng, nếu các công ty Trung Quốc mở nhà máy ở Việt Nam, sản phẩm của họ sẽ hưởng mức thuế xuất bằng 0 nếu xuất hàng sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Ngoài ra, trao đổi với Economic Observer, một chuyên gia khác giải thích, hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN có thể là một bàn đạp tốt cho các doanh nghiệp Trung Quốc muốn mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế. Chuyên gia này nhấn mạnh, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thành lập các khu vực mậu dịch tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand, theo đó hàng hóa từ Việt Nam được áp dụng mức thuế quan bằng 0 khi nhập khẩu vào các nước này. Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ có hiệp định thương mại tự do với New Zealand.
Theo vị chuyên gia này, dựa vào những thỏa thuận về tự do thương mại giữa ASEAN và các quốc gia khác, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể thành lập nhà máy ở các nước ASEAN như Việt Nam để chế biến nguyên liệu thô rồi xuất khẩu hàng thành phẩm sang các quốc gia mà ASEAN đã ký thỏa thuận.
Bài báo cho biết, trong bối cảnh lợi nhuận thấp trong lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc và sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu của nước này, nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng lao động cao ở Trung Quốc đang đẩy mạnh mở rộng hoạt động ở nước ngoài. Trong đó, Việt Nam được xem là một địa chỉ mới quan trọng.
Bài viết dẫn lời ông Teng, chủ tịch một công ty sản xuất giày dép ở Ôn Châu cho rằng, so với Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế so sánh ở chi phí nhân công thấp, giá thuê nhà máy rẻ và chính sách thân thiện với đầu tư. Theo quan điểm của ông Teng, Việt Nam có nhiều cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc và là một thị trường mới nổi đầy hứa hẹn.
Theo bài báo, với các tuyến đường giao thông đường biển, đường bộ và đường không thuận tiện nối giữa Trung Quốc và Việt Nam, thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam cũng tạo ra tiềm năng lớn về thị trường. Bài báo nêu rõ, kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986, kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng mạnh và đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục 7,4% vào năm 2003.
Doanh nhân Teng nói rằng, khoảng cách về công nghệ, cơ sở hạ tầng và ngành dịch vụ giữa hai nước cũng mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo ông Teng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc muốn tới làm ăn ở Việt Nam trước tiên nên tìm kiếm sự giúp đỡ của người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Ông Teng còn khuyến cáo thêm, khi các công ty Trung Quốc làm ăn ở Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với những thay đổi về chính sách và pháp luật về thương mại ở đây. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, chất lượng lao động thấp là một vấn đề của Việt Nam.
Về phương hướng làm ăn ở Việt Nam, ông Teng cho biết, các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng chế biến nguyên vật liệu thô ở Việt Nam, sau đó bán sản phẩm chế biến tại chỗ hoặc xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, hoặc thậm chí là Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông Teng còn nói rằng, nếu các công ty Trung Quốc mở nhà máy ở Việt Nam, sản phẩm của họ sẽ hưởng mức thuế xuất bằng 0 nếu xuất hàng sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Ngoài ra, trao đổi với Economic Observer, một chuyên gia khác giải thích, hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN có thể là một bàn đạp tốt cho các doanh nghiệp Trung Quốc muốn mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế. Chuyên gia này nhấn mạnh, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thành lập các khu vực mậu dịch tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand, theo đó hàng hóa từ Việt Nam được áp dụng mức thuế quan bằng 0 khi nhập khẩu vào các nước này. Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ có hiệp định thương mại tự do với New Zealand.
Theo vị chuyên gia này, dựa vào những thỏa thuận về tự do thương mại giữa ASEAN và các quốc gia khác, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể thành lập nhà máy ở các nước ASEAN như Việt Nam để chế biến nguyên liệu thô rồi xuất khẩu hàng thành phẩm sang các quốc gia mà ASEAN đã ký thỏa thuận.