“Bảo vệ” nhà thầu nội trong Luật Đấu thầu sửa đổi
Dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi quy định rõ việc ưu tiên tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước
Chiều 5/6, tại Quốc hội, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã trình bày các nội dung chính của Luật Đấu thầu sửa đổi.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, việc ban hành Luật Đấu thầu năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 đã “góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công trình, giúp tiết kiệm nguồn vốn có hạn của nhà nước”.
Nhưng, trong thời gian qua, hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn nhà nước cũng bộc lộ bất cập, thể hiện nổi bật trên các mặt như: tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu chưa đồng đều và còn hạn chế ở một số địa phương; chất lượng, hiệu quả thực hiện một số công việc chuẩn bị cho hoạt động đấu thầu chưa cao; vấn đề quản lý sau đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên và chưa được quan tâm đúng mức… Một trong những nguyên nhân là những hạn chế của hệ thống pháp luật.
Theo Bộ trưởng Vinh, dự thảo luật sửa đổi đã quy định việc ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước.
Cụ thể, yêu cầu nhà thầu nước ngoài liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam. Dự thảo luật đưa ra quy định yêu cầu nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh hoặc ký hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam.
Nhà thầu nước ngoài chỉ được phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đủ khả năng thực hiện, và không đáp ứng yêu cầu của gói thầu theo quy định của pháp luật.
Quy định nêu trên, theo ông Vinh, là nhằm tiếp tục khẳng định chính sách ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, đồng thời từng bước giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh.
Về ưu đãi nhà thầu và hàng hóa trong nước, điều 12 dự thảo luật quy định đối với gói thầu đấu thầu quốc tế, nhà thầu và hàng hóa trong nước được hưởng ưu đãi trong các trường hợp sau: (a) nhà thầu trong nước khi tham dự thầu quốc tế gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp; (b) nhà thầu liên danh khi có thành viên trong liên danh là nhà thầu trong nước đảm nhận công việc có giá trị trên 50% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp; và (c) nhà thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.
Đồng thời, nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà thầu có trên 50% số lượng lao động là thương binh hoặc người tàn tật thì được ưu tiên trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Mặt khác, nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về “khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, dự thảo luật bổ sung quy định về trường hợp áp dụng đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế. Theo đó, đấu thầu trong nước được áp dụng đối với trường hợp: (a) có nhà thầu trong nước đáp ứng yêu cầu của gói thầu (trừ trường hợp gói thầu ODA theo yêu cầu của nhà tài trợ); (b) hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa trong nước sản xuất được; và (c) hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa trong nước sản xuất được nhưng thông dụng và được nhập khẩu, chào bán tại Việt Nam (khoản 2 điều 14).
“Với các quy định như nêu trên, sẽ hạn chế được tối đa tình trạng nhà thầu Việt Nam thua trên sân nhà”, ông Vinh nói.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, việc ban hành Luật Đấu thầu năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 đã “góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công trình, giúp tiết kiệm nguồn vốn có hạn của nhà nước”.
Nhưng, trong thời gian qua, hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn nhà nước cũng bộc lộ bất cập, thể hiện nổi bật trên các mặt như: tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu chưa đồng đều và còn hạn chế ở một số địa phương; chất lượng, hiệu quả thực hiện một số công việc chuẩn bị cho hoạt động đấu thầu chưa cao; vấn đề quản lý sau đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên và chưa được quan tâm đúng mức… Một trong những nguyên nhân là những hạn chế của hệ thống pháp luật.
Theo Bộ trưởng Vinh, dự thảo luật sửa đổi đã quy định việc ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước.
Cụ thể, yêu cầu nhà thầu nước ngoài liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam. Dự thảo luật đưa ra quy định yêu cầu nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh hoặc ký hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam.
Nhà thầu nước ngoài chỉ được phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đủ khả năng thực hiện, và không đáp ứng yêu cầu của gói thầu theo quy định của pháp luật.
Quy định nêu trên, theo ông Vinh, là nhằm tiếp tục khẳng định chính sách ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, đồng thời từng bước giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh.
Về ưu đãi nhà thầu và hàng hóa trong nước, điều 12 dự thảo luật quy định đối với gói thầu đấu thầu quốc tế, nhà thầu và hàng hóa trong nước được hưởng ưu đãi trong các trường hợp sau: (a) nhà thầu trong nước khi tham dự thầu quốc tế gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp; (b) nhà thầu liên danh khi có thành viên trong liên danh là nhà thầu trong nước đảm nhận công việc có giá trị trên 50% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp; và (c) nhà thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.
Đồng thời, nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà thầu có trên 50% số lượng lao động là thương binh hoặc người tàn tật thì được ưu tiên trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Mặt khác, nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về “khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, dự thảo luật bổ sung quy định về trường hợp áp dụng đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế. Theo đó, đấu thầu trong nước được áp dụng đối với trường hợp: (a) có nhà thầu trong nước đáp ứng yêu cầu của gói thầu (trừ trường hợp gói thầu ODA theo yêu cầu của nhà tài trợ); (b) hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa trong nước sản xuất được; và (c) hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa trong nước sản xuất được nhưng thông dụng và được nhập khẩu, chào bán tại Việt Nam (khoản 2 điều 14).
“Với các quy định như nêu trên, sẽ hạn chế được tối đa tình trạng nhà thầu Việt Nam thua trên sân nhà”, ông Vinh nói.