Bất động sản cuối năm: “Khó mà khởi sắc được”
Đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nói về triển vọng thị trường địa ốc trong nửa cuối năm nay
"Nếu Ngân hàng vẫn kiên quyết siết tín dụng sẽ khiến cho nguồn tiền trên thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, thị trường do đó trong nửa cuối năm khó mà khởi sắc được”.
Quan điểm trên được TS.Đỗ Thị Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra khi trao đổi với báo giới bên lề Đại hội lần thứ 3 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.
TS. Loan nói, theo ý kiến cá nhân tôi, tình hình bất động sản Việt Nam không khả quan lắm trong cuối năm nay. Lý do là vì Ngân hàng Nhà nước kiên quyết siết chặt tín dụng nên tỷ lệ tín dụng cho khu vực phi sản xuất tiếp tục giảm từ 22% vào cuối tháng 6 và sẽ giảm còn 16% vào cuối tháng 12.
Như vậy, rõ ràng nguồn tiền trên thị trường sẽ không trụ được. Vì vậy, dự báo thị trường từ nay đến cuối năm khả năng sẽ khởi sắc là rất khó.
Như vậy, khả năng thị trường sẽ “đóng băng” trong nửa cuối năm là hoàn toàn có thể xảy ra?
Hiện nay thị trường bất động sản đang ở trong giai đoạn hết sức trầm lắng. Tuy nhiên, nói thị trường đóng băng thì cũng không hẳn thế, bởi nếu đóng băng nghĩa là thị trường sẽ không có giao dịch.
Nhưng thực tế, ở đâu đó vẫn có giao dịch, vấn đề là nhiều hay ít và tùy theo địa phương.
Còn đóng băng hoàn toàn thì không, nếu những chủ dự án đưa ra thị trường những dự án tốt, có vị trí đắc địa, đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân mà giá cạnh tranh thì chắc chắn những người có khả năng về tài chính sẽ mua để ở.
Thanh khoản chỉ chững lại đối với những người mua để đầu tư, nhất là những người dùng vốn vay ngân hàng để đầu tư mà thôi.
Tuy nhiên, với khách hàng mua để ở cũng cần phải thận trọng, nếu đầu tư vào những dự án mà chủ đầu tư gặp khó về tài chính, thiếu vốn để triển khai tiếp thì dự án sẽ bị kéo dài, ai mua dự án này sẽ bị ảnh hưởng.
Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM chỉ khả quan hơn khi nào chính sách tín dụng được nới lỏng. Khi đó cả chủ đầu tư lẫn khách hàng có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng may ra thị trường mới có cơ hội khởi sắc.
Có ý kiến cho rằng, chính sách tín dụng bất động sản hiện nay không ổn định, gây mất an toàn cho các bên liên quan tham gia thị trường...
Thực ra mà nói, theo dõi các năm qua, tôi thấy các ngân hàng hết sức quan tâm và ưu ái cho ngành bất động sản, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư cũng như những người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn vay cho ngân hàng.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là ngân hàng không thể tiếp tục cho chủ đầu tư, khách hàng vay tiền nhiều hơn nữa vì vấn đề nguồn cung tiền có giới hạn, nhiều ngành và lĩnh vực đặc biệt như sản xuất, xuất nhập khẩu… phải được ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.
Hiện cả nước có biết bao nhiêu dự án, bao nhiêu lô đất, căn hộ và thực tế nhu cầu ở thực sự tại từng địa phương là bao nhiêu cũng chưa ai thống kê được.
Do vậy, nếu cứ tiếp tục cho cung tiền ra mà không kiểm soát được quan hệ cung – cầu thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng nhiều dự án ra đời mà sẽ không có người ở.
Bà bình luận gì về thống kê tín dụng bất động sản tại Hà Nội 6 tháng đầu năm chỉ chiếm 6,9% tổng dư nợ?
Hiện dư nợ bất động sản cả nước là khoảng 220 nghìn tỷ đồng. Với con số 6,9% dư nợ tín dụng bất động sản tại Hà Nội thì cũng chưa thể so sánh được vì chưa có con số cụ thể của các tỉnh, thành khác như tỷ lệ bao nhiêu và có cao hơn không.
Còn nếu so với tổng 220 nghìn tỷ đồng của cả nước thì ở Hà Nội cũng đã trên 38 nghìn tỷ rồi.
Các nhà đầu tư miền Nam vẫn luôn nghĩ rằng người dân Hà Nội lúc nào cũng có nhiều tiền hơn người dân Tp.HCM nên lượng tiền trên thị trường Hà Nội lúc nào cũng nhiều hơn so với lượng tiền có trên thị trường bất động sản Tp.HCM.
Với con số 38 nghìn tỷ đồng dư nợ bất động sản tại Hà Nội, dù không phải quá lớn nhưng tôi cho rằng, từng doanh nghiệp phải cố gắng và quyết để làm sao đưa ra sản phẩm của thị trường tốt, đáp ứng sát với những người có nhu cầu ở thực sự.
Chỉ khi bán hàng được thì chủ đầu tư mới có tiền trả nợ ngân hàng còn nếu không, cộng với việc lãi suất tăng cao thêm thì số tiền 38 nghìn tỷ sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Với mức dư nợ tín dụng như trên, không ít người cho rằng khó khăn của thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay không đến từ nguyên nhân siết tín dụng?
Có thời kỳ thị trường bất động sản Tp.HCM quá khó khăn, số lượng giao dịch trên thị trường rất ít nhưng thị trường Hà Nội nói chung vẫn “sung”, đây đó nào Ba Vì, Đông Anh, Sóc Sơn… đất “sốt” từng ngày, thậm chí một số dự án khu căn hộ cũng tăng giá lên cao.
Bên cạnh việc vay tiền ngân hàng nhưng theo tôi biết thì người dân Hà Nội còn có tiềm lực về tài chính rất lớn, thậm chí là có rất nhiều tiền có thể tham gia vào thị trường.
Tôi cho rằng, con số 38 nghìn tỷ đồng nói trên có thể sẽ giảm nhưng cũng có thể tăng, tất cả phụ thuộc vào chủ đầu tư có bán được hàng hay không.
Với góc nhìn của Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản, bà lý giải thế nào trước thực tế giá nhà ở Hà Nội và Tp.HCM chênh lệch khá nhiều?
Về giá căn hộ thì có lần Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã cho biết, giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội bằng giá nhà bán căn hộ dự án thương mại tại Tp.HCM. Vì sao giá ở Hà Nội lại cao như vậy?
Xin thưa là giá nhà thu nhập thấp được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, tôi nghĩ rằng vấn đề này Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng nên xét lại: đã là những người thu nhập thấp thì tiền hằng ngày còn chưa đủ sống nói gì đến chuyện mua nhà.
Chúng ta cung cấp nhà ở cho người dân thì dù cho thuê hay mua mà giá cao thì rõ ràng cuối cùng những người khó khăn, người có thu nhập thấp khó lòng tiếp cận được với quỹ nhà ở này.
Hiện nay ở Tp.HCM, giá nhà ở thương mại chỉ 10-12 triệu đồng/m2, còn nếu 14 triệu đồng/m2 là nhà xây rất đẹp, chất lượng tốt. Cơ quan quản lý cần xem lại giá thành nhà ở tại Hà Nội.
Nhưng không ít nhà đầu tư ở Hà Nội “kêu” giá nhà cao là do chi phí “bôi trơn”, đền bù giải phóng mặt bằng cao?
Cái đó cơ quan quản lý sẽ trả lời. Nhưng tôi nghĩ giá cao cũng có nguyên nhân do người dân thích đầu tư vào bất động sản, và thực tế trong quá khứ những người đầu tư vào nhà đất là những người giàu kếch xù. Tuy nhiên, giai đoạn này và tới đây thì không dễ dàng để làm giàu như những năm vừa qua đâu.
Quan điểm trên được TS.Đỗ Thị Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra khi trao đổi với báo giới bên lề Đại hội lần thứ 3 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.
TS. Loan nói, theo ý kiến cá nhân tôi, tình hình bất động sản Việt Nam không khả quan lắm trong cuối năm nay. Lý do là vì Ngân hàng Nhà nước kiên quyết siết chặt tín dụng nên tỷ lệ tín dụng cho khu vực phi sản xuất tiếp tục giảm từ 22% vào cuối tháng 6 và sẽ giảm còn 16% vào cuối tháng 12.
Như vậy, rõ ràng nguồn tiền trên thị trường sẽ không trụ được. Vì vậy, dự báo thị trường từ nay đến cuối năm khả năng sẽ khởi sắc là rất khó.
Như vậy, khả năng thị trường sẽ “đóng băng” trong nửa cuối năm là hoàn toàn có thể xảy ra?
Hiện nay thị trường bất động sản đang ở trong giai đoạn hết sức trầm lắng. Tuy nhiên, nói thị trường đóng băng thì cũng không hẳn thế, bởi nếu đóng băng nghĩa là thị trường sẽ không có giao dịch.
Nhưng thực tế, ở đâu đó vẫn có giao dịch, vấn đề là nhiều hay ít và tùy theo địa phương.
Còn đóng băng hoàn toàn thì không, nếu những chủ dự án đưa ra thị trường những dự án tốt, có vị trí đắc địa, đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân mà giá cạnh tranh thì chắc chắn những người có khả năng về tài chính sẽ mua để ở.
Thanh khoản chỉ chững lại đối với những người mua để đầu tư, nhất là những người dùng vốn vay ngân hàng để đầu tư mà thôi.
Tuy nhiên, với khách hàng mua để ở cũng cần phải thận trọng, nếu đầu tư vào những dự án mà chủ đầu tư gặp khó về tài chính, thiếu vốn để triển khai tiếp thì dự án sẽ bị kéo dài, ai mua dự án này sẽ bị ảnh hưởng.
Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM chỉ khả quan hơn khi nào chính sách tín dụng được nới lỏng. Khi đó cả chủ đầu tư lẫn khách hàng có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng may ra thị trường mới có cơ hội khởi sắc.
Có ý kiến cho rằng, chính sách tín dụng bất động sản hiện nay không ổn định, gây mất an toàn cho các bên liên quan tham gia thị trường...
Thực ra mà nói, theo dõi các năm qua, tôi thấy các ngân hàng hết sức quan tâm và ưu ái cho ngành bất động sản, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư cũng như những người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn vay cho ngân hàng.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là ngân hàng không thể tiếp tục cho chủ đầu tư, khách hàng vay tiền nhiều hơn nữa vì vấn đề nguồn cung tiền có giới hạn, nhiều ngành và lĩnh vực đặc biệt như sản xuất, xuất nhập khẩu… phải được ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.
Hiện cả nước có biết bao nhiêu dự án, bao nhiêu lô đất, căn hộ và thực tế nhu cầu ở thực sự tại từng địa phương là bao nhiêu cũng chưa ai thống kê được.
Do vậy, nếu cứ tiếp tục cho cung tiền ra mà không kiểm soát được quan hệ cung – cầu thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng nhiều dự án ra đời mà sẽ không có người ở.
Bà bình luận gì về thống kê tín dụng bất động sản tại Hà Nội 6 tháng đầu năm chỉ chiếm 6,9% tổng dư nợ?
Hiện dư nợ bất động sản cả nước là khoảng 220 nghìn tỷ đồng. Với con số 6,9% dư nợ tín dụng bất động sản tại Hà Nội thì cũng chưa thể so sánh được vì chưa có con số cụ thể của các tỉnh, thành khác như tỷ lệ bao nhiêu và có cao hơn không.
Còn nếu so với tổng 220 nghìn tỷ đồng của cả nước thì ở Hà Nội cũng đã trên 38 nghìn tỷ rồi.
Các nhà đầu tư miền Nam vẫn luôn nghĩ rằng người dân Hà Nội lúc nào cũng có nhiều tiền hơn người dân Tp.HCM nên lượng tiền trên thị trường Hà Nội lúc nào cũng nhiều hơn so với lượng tiền có trên thị trường bất động sản Tp.HCM.
Với con số 38 nghìn tỷ đồng dư nợ bất động sản tại Hà Nội, dù không phải quá lớn nhưng tôi cho rằng, từng doanh nghiệp phải cố gắng và quyết để làm sao đưa ra sản phẩm của thị trường tốt, đáp ứng sát với những người có nhu cầu ở thực sự.
Chỉ khi bán hàng được thì chủ đầu tư mới có tiền trả nợ ngân hàng còn nếu không, cộng với việc lãi suất tăng cao thêm thì số tiền 38 nghìn tỷ sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Với mức dư nợ tín dụng như trên, không ít người cho rằng khó khăn của thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay không đến từ nguyên nhân siết tín dụng?
Có thời kỳ thị trường bất động sản Tp.HCM quá khó khăn, số lượng giao dịch trên thị trường rất ít nhưng thị trường Hà Nội nói chung vẫn “sung”, đây đó nào Ba Vì, Đông Anh, Sóc Sơn… đất “sốt” từng ngày, thậm chí một số dự án khu căn hộ cũng tăng giá lên cao.
Bên cạnh việc vay tiền ngân hàng nhưng theo tôi biết thì người dân Hà Nội còn có tiềm lực về tài chính rất lớn, thậm chí là có rất nhiều tiền có thể tham gia vào thị trường.
Tôi cho rằng, con số 38 nghìn tỷ đồng nói trên có thể sẽ giảm nhưng cũng có thể tăng, tất cả phụ thuộc vào chủ đầu tư có bán được hàng hay không.
Với góc nhìn của Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản, bà lý giải thế nào trước thực tế giá nhà ở Hà Nội và Tp.HCM chênh lệch khá nhiều?
Về giá căn hộ thì có lần Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã cho biết, giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội bằng giá nhà bán căn hộ dự án thương mại tại Tp.HCM. Vì sao giá ở Hà Nội lại cao như vậy?
Xin thưa là giá nhà thu nhập thấp được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, tôi nghĩ rằng vấn đề này Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng nên xét lại: đã là những người thu nhập thấp thì tiền hằng ngày còn chưa đủ sống nói gì đến chuyện mua nhà.
Chúng ta cung cấp nhà ở cho người dân thì dù cho thuê hay mua mà giá cao thì rõ ràng cuối cùng những người khó khăn, người có thu nhập thấp khó lòng tiếp cận được với quỹ nhà ở này.
Hiện nay ở Tp.HCM, giá nhà ở thương mại chỉ 10-12 triệu đồng/m2, còn nếu 14 triệu đồng/m2 là nhà xây rất đẹp, chất lượng tốt. Cơ quan quản lý cần xem lại giá thành nhà ở tại Hà Nội.
Nhưng không ít nhà đầu tư ở Hà Nội “kêu” giá nhà cao là do chi phí “bôi trơn”, đền bù giải phóng mặt bằng cao?
Cái đó cơ quan quản lý sẽ trả lời. Nhưng tôi nghĩ giá cao cũng có nguyên nhân do người dân thích đầu tư vào bất động sản, và thực tế trong quá khứ những người đầu tư vào nhà đất là những người giàu kếch xù. Tuy nhiên, giai đoạn này và tới đây thì không dễ dàng để làm giàu như những năm vừa qua đâu.