Bất động sản chưa thấy tia sáng cuối đường hầm
Thị trường bất động sản đã lao dốc ngót năm nay, song động thái mua vào với nghĩa “bắt đáy” của giới đầu tư dường như vẫn chưa xuất hiện
Thị trường bất động sản đã lao dốc ngót năm nay, song động thái mua vào với nghĩa “bắt đáy” của giới đầu tư dường như vẫn chưa xuất hiện.
Khảo sát của phóng viên cho thấy, tại hầu hết các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn Hà Nội, tỷ lệ giao dịch thành công vẫn thưa thớt, phần lớn những người có mặt tại các sàn vẫn tỏ ra khá dè dặt trong các quyết định mua bán.
Có mặt tại sàn giao dịch bất động sản VietLand (Thanh Xuân, Hà Nội), mới thấy sự ảm đạm trên thị trường thực sự chưa cải thiện nhiều so với kỳ vọng của giới đầu tư.
Nếu như trước đây, vào thời điểm thị trường “sốt”, mỗi ngày sàn giao dịch này đón không dưới trăm người đến tìm hiểu thông tin để mua bán, đầu tư nhà đất. Và tất nhiên, cùng với đó là không ít giao dịch mua bán được ghi nhận là thành công.
Còn hiện tại, theo ông Phan Bá Vũ, Giám đốc VietLand, cả tháng nay, sàn giao dịch của ông hầu như không hoạt động. Xung quanh khu vực này có 5 sàn giao dịch bất động sản thì có đến 3 sàn đã tạm đóng cửa, cho nhân viên nghỉ phép từ hai tháng nay.
Mặc dù, cũng theo vị này, thị trường trầm lắng là cơ hội cho nhiều người, đặc biệt là những người có nhu cầu thực. Không chỉ có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng, họ còn hoàn toàn không phải lo lắng “mỗi ngày một giá” như những thời điểm thị trường sốt nóng trước đây.
Tại nhiều sàn giao dịch bất động sản khác trên địa bàn, tình hình cũng không khá hơn. Phần lớn đều “than ngắn thở dài” mỗi khi được hỏi về thực tế giao dịch tại các sàn của mình.
Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng Vạn Xuân Đỗ Thanh Tùng cho hay, hiện nay phân khúc chung cư rẻ tiền và đất thổ cư ở các khu ngoại thành vẫn còn có người hỏi mua. Còn các khu chưng cư cao cấp dù đã hoàn thiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn ngay từ khi chào bán.
Ông Tùng thắc mắc, không biết thời điểm này lượng vốn, đặc biệt là dòng tiền đầu cơ bất động sản tự có của giới đầu tư đang chảy đi đâu. Và ông tự lý giải, tiền ở trong dân không phải đã “ráo máng”, song có thể các nhà đầu tư đang cân nhắc thời điểm tham gia thị trường. Tuy nhiên, theo ông, có không ít khách hàng có nhu cầu thực nhưng khả năng tài chính cũng không thể đáp ứng được vì phần lớn giá của nhiều dự án vẫn quá cao.
Từ đầu năm nay, khi nhận định về triển vọng thị trường nhà đất, nhiều chuyên gia lẫn nhà quản lý đều thừa nhận là thị trường sẽ khó khăn trong một thời gian nhất định. Phần lớn đều dự báo thị trường sẽ khó khăn trong hai quý đầu của năm, sau đó sẽ dần hồi phục và đi lên.
Thế nhưng, đến thời điểm này, đã gần hết quý 2/2011, mọi diễn biến trên thị trường vẫn chưa có nhiều chuyển biến, cải thiện, thậm chí còn có dấu hiệu xấu hơn, được biểu hiện bằng loạt những động thái bán hàng của nhiều chủ đầu tư.
Trao đổi với VnEconomy, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, một lý do khiến thị trường trầm lắng kéo dài như hiện nay xuất phát từ việc doanh nghiệp nào cũng “dính” đến bất động sản.
Ông Nghĩa tiết lộ, hầu hết các doanh nghiệp ông quen đều có dự án bất động sản, trong đó lớn có, bé có. Và khi mà chính sách tín dụng thắt chặt, đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản, thì hàng chục, hàng trăm dự án đã thực sự “bất động”, nằm đắp chiếu.
Chia sẻ về triển vọng thị trường trong nửa cuối năm nay, đại diện nhiều doanh nghiệp bất động sản đều tỏ ra thất vọng, vì không biết liệu thị trường sẽ trượt dốc đến bao giờ, khi mà tín hiệu từ mọi chính sách đều cho thấy, sẽ kiên trì với việc thắt tín dụng nhằm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
“Chúng tôi có dự án chung cư 25 tầng ở Hoàng Mai, rậm rịch khởi công từ tháng 6/2010 nhưng đến nay vẫn bất lực vì không thể xoay vòng được vốn do bán hàng quá chậm, trong khi ngân hàng lại thắt chặt cho vay bằng việc nâng lãi suất lên 25%”, đại diện một công ty cổ phần bất động sản cho hay.
Nhìn nhận về diễn biến thị trường hiện nay và cơ hội cho những người có nhu cầu thực, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, dù bối cảnh thị trường hiện tại về cơ bản sẽ mở ra nhiều cơ hội cho người tiêu dùng thực, song do bất động sản không phải là hàng hóa thông thường, lại có giá trị thanh toán lớn, nên không phải mọi mong muốn đều có thể dễ dàng thực hiện được.
Đặc biệt là, hiện chỉ có lác đác một vài dự án áp dụng hình thức chiết khấu nhằm thu hút khách hàng, còn lại đa phần các chủ đầu tư vẫn cố gắng “cố thủ” ở một mức giá khá cao.
Lãnh đạo một tập đoàn xây dựng lớn (xin được giấu tên) chia sẻ, những diễn biến trên thị trường bất động sản xưa nay đều xuất phát từ hệ lụy của chính sách. Hai ba năm trước thị trường sốt nóng, sốt ảo, mua bán nhập nhằng cũng là do chính sách quá “hở”.
Nay cơ quan quản lý nhận thấy điều đó, kỳ vọng đưa thị trường trở về ổn định, bền vững thì cũng không có công cụ nào khác ngoài chính sách. Không những thế, thị trường lại rơi vào tình thế bất lợi hơn khi nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ dường như là cao hơn bao giờ hết.
Khảo sát của phóng viên cho thấy, tại hầu hết các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn Hà Nội, tỷ lệ giao dịch thành công vẫn thưa thớt, phần lớn những người có mặt tại các sàn vẫn tỏ ra khá dè dặt trong các quyết định mua bán.
Có mặt tại sàn giao dịch bất động sản VietLand (Thanh Xuân, Hà Nội), mới thấy sự ảm đạm trên thị trường thực sự chưa cải thiện nhiều so với kỳ vọng của giới đầu tư.
Nếu như trước đây, vào thời điểm thị trường “sốt”, mỗi ngày sàn giao dịch này đón không dưới trăm người đến tìm hiểu thông tin để mua bán, đầu tư nhà đất. Và tất nhiên, cùng với đó là không ít giao dịch mua bán được ghi nhận là thành công.
Còn hiện tại, theo ông Phan Bá Vũ, Giám đốc VietLand, cả tháng nay, sàn giao dịch của ông hầu như không hoạt động. Xung quanh khu vực này có 5 sàn giao dịch bất động sản thì có đến 3 sàn đã tạm đóng cửa, cho nhân viên nghỉ phép từ hai tháng nay.
Mặc dù, cũng theo vị này, thị trường trầm lắng là cơ hội cho nhiều người, đặc biệt là những người có nhu cầu thực. Không chỉ có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng, họ còn hoàn toàn không phải lo lắng “mỗi ngày một giá” như những thời điểm thị trường sốt nóng trước đây.
Tại nhiều sàn giao dịch bất động sản khác trên địa bàn, tình hình cũng không khá hơn. Phần lớn đều “than ngắn thở dài” mỗi khi được hỏi về thực tế giao dịch tại các sàn của mình.
Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng Vạn Xuân Đỗ Thanh Tùng cho hay, hiện nay phân khúc chung cư rẻ tiền và đất thổ cư ở các khu ngoại thành vẫn còn có người hỏi mua. Còn các khu chưng cư cao cấp dù đã hoàn thiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn ngay từ khi chào bán.
Ông Tùng thắc mắc, không biết thời điểm này lượng vốn, đặc biệt là dòng tiền đầu cơ bất động sản tự có của giới đầu tư đang chảy đi đâu. Và ông tự lý giải, tiền ở trong dân không phải đã “ráo máng”, song có thể các nhà đầu tư đang cân nhắc thời điểm tham gia thị trường. Tuy nhiên, theo ông, có không ít khách hàng có nhu cầu thực nhưng khả năng tài chính cũng không thể đáp ứng được vì phần lớn giá của nhiều dự án vẫn quá cao.
Từ đầu năm nay, khi nhận định về triển vọng thị trường nhà đất, nhiều chuyên gia lẫn nhà quản lý đều thừa nhận là thị trường sẽ khó khăn trong một thời gian nhất định. Phần lớn đều dự báo thị trường sẽ khó khăn trong hai quý đầu của năm, sau đó sẽ dần hồi phục và đi lên.
Thế nhưng, đến thời điểm này, đã gần hết quý 2/2011, mọi diễn biến trên thị trường vẫn chưa có nhiều chuyển biến, cải thiện, thậm chí còn có dấu hiệu xấu hơn, được biểu hiện bằng loạt những động thái bán hàng của nhiều chủ đầu tư.
Trao đổi với VnEconomy, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, một lý do khiến thị trường trầm lắng kéo dài như hiện nay xuất phát từ việc doanh nghiệp nào cũng “dính” đến bất động sản.
Ông Nghĩa tiết lộ, hầu hết các doanh nghiệp ông quen đều có dự án bất động sản, trong đó lớn có, bé có. Và khi mà chính sách tín dụng thắt chặt, đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản, thì hàng chục, hàng trăm dự án đã thực sự “bất động”, nằm đắp chiếu.
Chia sẻ về triển vọng thị trường trong nửa cuối năm nay, đại diện nhiều doanh nghiệp bất động sản đều tỏ ra thất vọng, vì không biết liệu thị trường sẽ trượt dốc đến bao giờ, khi mà tín hiệu từ mọi chính sách đều cho thấy, sẽ kiên trì với việc thắt tín dụng nhằm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
“Chúng tôi có dự án chung cư 25 tầng ở Hoàng Mai, rậm rịch khởi công từ tháng 6/2010 nhưng đến nay vẫn bất lực vì không thể xoay vòng được vốn do bán hàng quá chậm, trong khi ngân hàng lại thắt chặt cho vay bằng việc nâng lãi suất lên 25%”, đại diện một công ty cổ phần bất động sản cho hay.
Nhìn nhận về diễn biến thị trường hiện nay và cơ hội cho những người có nhu cầu thực, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, dù bối cảnh thị trường hiện tại về cơ bản sẽ mở ra nhiều cơ hội cho người tiêu dùng thực, song do bất động sản không phải là hàng hóa thông thường, lại có giá trị thanh toán lớn, nên không phải mọi mong muốn đều có thể dễ dàng thực hiện được.
Đặc biệt là, hiện chỉ có lác đác một vài dự án áp dụng hình thức chiết khấu nhằm thu hút khách hàng, còn lại đa phần các chủ đầu tư vẫn cố gắng “cố thủ” ở một mức giá khá cao.
Lãnh đạo một tập đoàn xây dựng lớn (xin được giấu tên) chia sẻ, những diễn biến trên thị trường bất động sản xưa nay đều xuất phát từ hệ lụy của chính sách. Hai ba năm trước thị trường sốt nóng, sốt ảo, mua bán nhập nhằng cũng là do chính sách quá “hở”.
Nay cơ quan quản lý nhận thấy điều đó, kỳ vọng đưa thị trường trở về ổn định, bền vững thì cũng không có công cụ nào khác ngoài chính sách. Không những thế, thị trường lại rơi vào tình thế bất lợi hơn khi nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ dường như là cao hơn bao giờ hết.